Không có việc Điện lực làm khống hóa đơn để thu tiền của khách hàng
Công ty Điện lực Thanh Hóa khẳng định: Không hề có sự việc Điện lực làm khống hóa đơn để thu tiền của khách hàng như thông tin sai lệch do tài khoản facebook mang tên Văn Bộ đăng tải trước đó.
Đoạn clip được tài khoản facebook Văn Bộ đăng trên trang cá nhân từ ngày 4/7, nhận được hàng trăm nghìn lượt xem trên mạng xã hội này.
Nội dung thông tin có đoạn: Nắng nóng thế này bà con cần kiểm tra lại tiền điện và công tơ nhà mình, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã làm hóa đơn khống để thu tiền nhà mình hơn một trăm số điện của tháng này, đã bị mình phát hiện lật tẩy chiêu trò.
Công ty Điện lực Thanh Hóa khẳng định: Theo thông tin đăng tải trong clip, đây là công nhân của một đơn vị kinh doanh bán điện không thuộc Công ty Điện lực Thanh Hóa.
Nhân vật trong video tuy mặc áo màu cam nhưng không phải là logo của Công ty.
Việc tài khoản Văn Bộ đăng thông tin sai đã khiến nhiều người dân hiểu nhầm và làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty Điện lực Thanh Hoá.
Hình ảnh được cắt từ clip của facebook Văn Bộ cho thấy logo trên áo của nhân vật trong đoạn clip không phải Công ty Điện lực Thanh Hóa (gương mặt đã được làm mờ)
Video đang HOT
Trong những ngày vừa qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng như khu vực miền Bắc, miền Trung đã phải hứng chịu những đợt nắng nóng cao điểm và kéo dài, khiến nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao đột biến.
Để đảm bảo cấp điện an toàn, tin cậy cho khách hàng, cán bộ, công nhân viên Công ty Điện lực Thanh Hóa đã không quản khó khăn, vất vả, ứng trực 24/24h để đảm bảo điện cho khách hàng.
Công ty Điện lực Thanh Hóa mong muốn khách hàng cùng chung tay trong việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả để vừa hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng đột biến, vừa giảm thiểu nguy cơ quá tải cục bộ của lưới điện.
Theo Danviet
EVN ưu tiên công nghệ để phát triển kinh doanh
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nỗ lực đưa khoa học công nghệ vào quản lý vận hành, đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh.
Năm 2017, Tập đoàn tập trung thực hiện chủ đề "Đẩy mạnh khoa học công nghệ" với mục tiêu ứng dụng mạnh mẽ và phát triển khoa học công nghệ, áp dụng trong quản lý, điều hành, vận hành hệ thống điện, kinh doanh và dịch vụ khách hàng, bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, EVN cũng quyết liệt triển khai có hiệu quả các dự án nguồn năng lượng mới khu vực miền Nam, đảm bảo cân đối cung cầu giữa các vùng miền, nâng cao độ tin cậy vận hành hệ thống, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
Ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tốt nhu cầu khách hàng là ưu tiên của ngành điện. Ảnh: I.T
Trong các giải pháp thực hiện, chúng tôi khuyến khích các đơn vị, cá nhân có sáng kiến, nghiên cứu, phát triển công nghệ có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn, giá thành hợp lý, có thể áp dụng đại trà nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, năng suất lao động". Ông Đặng Hoàng An -
Tổng giám đốc EVN
Mang công nghệ tiếp cận khách hàng
Từ đầu năm, nhiều công ty điện lực cả nước đã đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong kinh doanh, đa dạng hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đơn cử như Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), mọi hoạt động kinh doanh điện của đơn vị này đều hướng đến khách hàng với yêu cầu "hai dễ": Dễ nhớ và dễ thực hiện.
Đến nay, trừ dịch vụ thu tiền điện đạt cấp độ 4, tất cả các dịch vụ còn lại của EVNHCMC như chăm sóc khách hàng qua tổng đài, website - email, SMS và ứng dụng di động (cho cả hệ điều hành iOS, Android và Window Phone) đều đạt dịch vụ trực tuyến cấp độ 3.
Áp dụng hóa đơn điện tử, đa dạng hóa hình thức thanh toán tiền điện cũng là cải cách công nghệ đáng kể của EVN. Theo đó, ngành điện khuyến khích khách hàng thanh toán qua các kênh giao dịch điện tử như: Trích nợ tự động qua tài khoản, SMS/Mobile Banking, Internet Banking, ví điện tử.
Tính đến cuối năm 2016, tỷ lệ khách hàng thanh toán qua ngân hàng và tổ chức thanh toán trung gian tại các thành phố lớn đều cao (Hà Nội 45,57%, TP.HCM 59,08%). Riêng tại TP.HCM, EVNHCMC đã hợp tác với 22 ngân hàng và 8 đối tác thu hộ trên địa bàn TP.HCM, tỷ lệ thu qua ngân hàng và các điểm thu ngoài đạt 80,25% - tương ứng 86,80% doanh thu.
Tại Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội (EVNHANOI) phấn đấu đến cuối năm nay không còn hình thức thu ngân viên đến nhà/trụ sở khách hàng thu tiền, 100% thu qua ngân hàng, điểm thu và công ty dịch vụ thu tiền.
Ứng dụng công nghệ trong quản lý, vận hành
EVN đang bán điện trực tiếp cho trên 25,4 triệu khách hàng, tuy nhiên chỉ khoảng 8,2 triệu khách hàng (32,2%) đã lắp đặt công tơ điện tử. Phần còn lại chủ yếu vẫn dùng công tơ cơ khí, gây nhiều khó khăn trong việc đo số điện hàng tháng.
Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vào các khâu quản lý, kỹ thuật vận hành hệ thống điện đáp ứng yêu cầu kinh doanh điện và phục vụ khách hàng được các tổng công ty điện lực rất quan tâm, trong đó có việc đầu tư các thiết bị đo xa, thay thế công tơ cơ bằng công tơ điện tử để đo đếm, ghi chỉ số điện năng.
EVN chủ trương đến hết năm 2017 sẽ hoàn thành lắp đặt 100% công tơ điện tử có đo xa cho tất cả công tơ ranh giới, đầu nguồn phục vụ giao nhận điện giữa các đơn vị trực thuộc các tổng công ty điện lực, công tơ tổng TBA công cộng, công tơ bán điện khách hàng TBA chuyên dùng; lắp đặt công tơ điện tử có đo xa đối với các khách hàng sau TBA công cộng, với tổng hơn 11,56 triệu công tơ. Đến năm 2020, ngành điện sẽ thay thế 100% công tơ cơ bằng công tơ điện tử.
Cụ thể tại Hà Nội, tỷ lệ công tơ điện tử chiếm 43,93% tổng công tơ điện đang vận hành. Trên địa bàn TP.HCM, ngành điện đã lắp đặt điện kế điện tử có tính năng đo xa cho khoảng 10.200 khách hàng lớn, khoảng 1.100 điểm đo đầu nguồn và ranh giới nội bộ.
Đối với công tơ cơ khí, một số đơn vị đã áp dụng sáng kiến cải tiến như đọc chỉ số qua gậy quang học, chụp ảnh chỉ số bằng camera. 100% nhân viên ghi chỉ số được trang bị máy tính bảng kèm theo phần mềm ghi chỉ số, giúp EVN minh bạch tới khách hàng số điện tiêu dùng tháng, sẵn sàng cung cấp thông tin theo đề nghị của khách hàng. Ông Đặng Hoàng An - Tổng Giám đốc EVN cho biết: "Trong các giải pháp thực hiện, chúng tôi khuyến khích các đơn vị, cá nhân có sáng kiến, nghiên cứu, phát triển công nghệ có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn, giá thành hợp lý, có thể áp dụng đại trà nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, năng suất lao động".
Nhiều ứng dụng công nghệ cũng được bổ sung và hoàn thiện trong toàn ngành như hệ thống quản lý khách hàng dùng điện CMIS 2.0; phần mềm quản lý, nghiên cứu nhu cầu phụ tải; triển khai kế hoạch thu thập dữ liệu đo đếm từ xa công tơ điện tử, song song với hệ thống quản lý số liệu đo đếm (MDMS) phục vụ công tác điều hành.
Đặc biệt, với công tác triển khai đề án phát triển lưới điện thông minh (Smart Gird) tại Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt, EVNHCMC đã hoàn thiện hệ thống SCADA vào tháng 3, giúp điều khiển từ xa các máy cắt tại trạm 110 kV và các thiết bị đóng cắt trên lưới điện trung thế. Smart Grid là hệ thống điện lưới sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tối ưu việc truyền dẫn, phân phối điện năng giữa nhà sản xuất và hộ tiêu thụ, hợp nhất cơ sở hạ tầng điện với cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc.
Theo Danviet
Nắng nóng tiếp tục hoành hành: "Nóng" như hóa đơn tiền điện Những ngày qua, thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, miền Trung đang trải qua đợt nắng nóng kinh hoàng với nền nhiệt ngoài trời có thời điểm trên 40 độ C. Nắng nóng làm đảo lộn sinh hoạt của người dân gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng với đó, câu chuyện "nóng" hóa đơn tiền điện cũng khiến nhiều...