Không có thứ gọi là ‘kỷ nguyên hậu PC’
Smartphone đang được sử dụng nhiều không thua kém laptop. Nó được xem là một dạng thức PC mới.
Smartphone đã vượt mặt laptop để trở thành thiết bị phổ biến nhất cho việc lên mạng tại vương quốc Anh, theo nghiên cứu của Ofcom. 33% người dùng Internet tại Anh cho rằng smartphone là “thiết bị quan trọng nhất” cho việc truy cập mạng. Con số này với laptop là 30%. 2 năm trước (2013), chỉ 15% người dùng chọn smartphone là ưu tiên số một trong khi laptop chiếm 46%.
Những con số thống kê nói trên càng củng cố cho một vài quan điểm cho rằng “ kỷ nguyên hậu PC đã diễn ra”. Apple là công ty tạo ra sự phổ biến của thuật ngữ “kỷ nguyên hậu PC – post-PC era” năm 2010. Nhiều người hiểu nôm na rằng “kỷ nguyên hậu PC” có nghĩa PC sẽ chết, thay thế bởi smartphone và tablet. Hiện tại, doanh số PC ngày một thấp nhưng không có dấu hiệu cho thấy nó sẽ “chết”.
Thuật ngữ “kỷ nguyên hậu PC” trở lên phổ biến sau khi Steve Jobs đăng đàn giới thiệu chiếc iPad đầu tiên năm 2010. Ảnh: Yahoo.
Việc người dùng coi thiết bị nào quan trọng nhất, theo báo cáo của Ofcomkhông phản ánh đầy đủ việc họ sử dụng thực tế ra sao. Giống Ofcom,Nielsen khẳng định người dùng tiêu tốn nhiều thời gian smartphone hơn PC cho việc giải trí đa phương tiện. Đây là điều dễ hiểu bởi ngoài thời gian dành cho công việc, người dùng tiêu tốn phần lớn thời gian lên mạng vào ứng dụng di động, game và mạng xã hội.
W3 và StatCounter cho biết, 70% thiết bị truy cập web qua trình duyệt đều chạy Windows. Số liệu này thu thập vào tháng 7/2013. 2 năm sau, con số này giảm xuống còn 50%. Con số đã giảm mạnh. Tuy nhiên, có thể thấy người dùng vẫn sử dụng PC để lướt web nhiều hơn so với smartphone. Lý do lớn nhất là hàng triệu người vẫn dùng PC, laptop truyền thống cho công việc hàng ngày. Bạn không thường gặp những nhân viên văn phòng ngồi bấm hoặc gõ cả ngày trên những chiếc smartphone 5 inch và tablet 10 inch.
Họ chọn chuột và bàn phím để hoàn thành công việc công việc được giao. Trong khi có hàng trăm câu chuyện về sự dịch chuyển từ PC sang tablet tại trường học, doanh nghiệp, những con số đó vẫn nhỏ bé so với lượng công ty gắn bó với PC hoặc laptop. iPad – thiết bị giới truyền thông cho rằng sẽ thay thế laptop – đang liên tục sụt giảm doanh số trong “kỷ nguyên hậu PC”.
PC theo ý nghĩa nguyên thủy của nó đang biến mất dần nhưng không phải nó đang bị thay thế. Nhiều người sẵn sàng trả lời PC không quan trọng mặc dù họ sử dụng chúng hàng ngày. Người dùng cầm smartphone mọi lúc mọi nơi nhưng nếu chiếc PC của họ bị hỏng, họ sẽ biết đâu mới là thiết bị quan trọng?
2015 được coi là năm bản lề của một kỷ nguyên – nơi người dùng có nhiều lựa chọn cho việc điện toán cá nhân. PC của 2015 cũng bão hòa đến mức người dùng không cần thay thế sản phẩm mua nhiều năm trước, trừ khi nó hỏng.
Video đang HOT
Việc iOS 9 cho phép iPad tiến gần hơn tới đẳng cấp của PC, Microsoft tham vọng biến smartphone thành PC với Windows 10 cho thấy PC vẫn là sản phẩm bao trùm nhưng nó đang chuyển về dạng thức di động hơn. Đã đến lúc khai tử thuật ngữ “kỷ nguyên hậu PC” – trong đó PC được coi là thiết bị điện toán. Smartphone, tabet và laptop đều là những PC.
Đức Nam
Theo Zing
Bộ ảnh đứa trẻ mặt vô hồn vì nghiện công nghệ
Trong giai đoạn hình thành nhân cách, trẻ em nghiện smartphone thường gặp vấn đề về biểu cảm và kết nối với thế giới thực xung quanh.
Đỗ Xuân Bút, một người trẻ làm công nghệ thông tin, đam mê nhiếp ảnh ở TP HCM, vừa đăng bộ ảnh siêu thực nhằm nói lên thực trạng các thiết bị công nghệ đang xâm chiếm và làm lệch lạc nhận thức của trẻ em trong giai đoạn hình thành nhân cách.
Thông qua bộ ảnh này, tác giả muốn nhắn nhủ đến các bậc cha mẹ hãy quan tâm đến con mình nhiều hơn, thay vì "quẳng" cho chúng một chiếc smartphone hay máy tính bảng. Theo Đỗ Xuân Bút, ý tưởng bộ ảnh từ lời tâm sự của bà ngoại kể về đứa chắt 2 tuổi. "Nó hay chơi điện thoại, bà mẹ dỗ bằng công nghệ và cậu bé trở nên cáu gắt, thường xuyên đòi hỏi", anh nói.
Nhân vật chính trong bộ ảnh là một đứa trẻ quen với việc "ăn ngủ cùng smartphone".
"Nó hét đòi chơi" - tác giả nói về việc trẻ em đòi dùng smartphone.
Cảm xúc bị rối loạn nếu không có smartphone.
Nhìn xa xăm và vô hồn.
Không thể kết nối với thế giới thực.
Và dần lùi vào bóng tối.
Lựa chọn và so sánh.
Theo tác giả, những đứa trẻ như vậy không phải là trường hợp hiếm, chúng như cây được tưới nước bằng smartphone.
Và lớn thành những cây hoa không đầu.
"Nó bị giam nhưng nó có smartphone nên kệ" - tác giả bình luận.
Duy Nguyễn
Ảnh: Đỗ Xuân Bút
Theo Zing
Máy tính với màn hình cảm ứng có cần thiết ? Công nghệ màn hình cảm ứng đã bắt đầu len lỏi vào trong các thiết bị công nghệ hiện nay, cho dù đó là một laptop, máy tính để bàn có màn hình cảm ứng, hoặc máy tính tất cả trong một (AIO)... Vấn đề là bạn có nên đầu tư vào một cỗ máy màn hình cảm ứng hay không? Cảm ứng...