‘Không có hai mức điểm sàn’
Cho rằng điểm sàn chỉ có một và sẽ được bàn bạc, quyết định sau kì thi tuyển sinh, Bộ GD&ĐT khẳng định vẫn tiếp tục tiếp nhận ý kiến nhân dân về cách thức xác định mức điểm này.
Trao đổi với VnExpress , Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, mới đây, Bộ GD&ĐT tổng kết ý kiến thăm dò trên các diễn đàn, trong đó có phương án xác định hai mức điểm sàn. Mức điểm sàn thứ nhất sẽ áp dụng xét tuyển trong hai đợt đầu tiên (nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2) với trên 90% chỉ tiêu. Mức điểm sàn hai áp dụng từ đợt tuyển sinh thứ 3. Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến phản đối và cho rằng đó là sự phân biệt trường tốp trên và trường tốp dưới, trường công lập và trường ngoài công lập.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định không có hai mức điểm sàn và Bộ vẫn tiếp tục nhận “hiến kế” của nhân dân về cách xác định điểm sàn. Ảnh: Hoàng Thùy.
“Bộ không có chủ trương phân biệt giữa các trường. Điểm sàn sẽ không có hai mức nhưng cách thức xác định sẽ thay đổi. Bộ vẫn tiếp tục tiếp nhận ý kiến của nhân dân để có phương án tốt nhất”, Thứ trưởng Ga nói và cho hay, dù điểm sàn có thế nào thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc thi cử của thí sinh, bởi nó sẽ được xác định sau khi kì thi kết thúc.
Giải thích về việc thay đổi cách thức xác định điểm sàn, thứ trưởng Ga cho rằng, trong những năm gần đây, thí sinh đạt trên mức sàn, không đỗ nguyện vọng 1 nhưng cũng không chọn các trường địa phương hoặc trường top dưới. Vì vậy dù số dư dôi trên sàn là khá lớn nhưng một số trường vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu.
Năm 2012, điểm sàn xác định theo nguyên tắc quy hoạch nhân lực Thủ tướng đã phê duyệt, khả năng dịch chuyển thí sinh giữa các vùng miền, căn cứ trên chất lượng của thí sinh và tổng chỉ tiêu năm 2012. Bộ Giáo dục đưa ra 3 phương án để Hội đồng thảo luận theo nguyên tắc không giảm so với năm trước bởi thí sinh cần đạt ngưỡng tối thiểu để có thể tiếp thu kiến thức hệ đại học, cao đẳng. Phương án cuối cùng được quyết định là khối A, A1 là 13; khối B 14; khối C 14,5; và khối D 13,5 điểm.
Mức điểm sàn 7 năm trước đó:
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Video đang HOT
Khối A
15
13
15
13
13
13
Khối B
15
14
15
15
14
14
Khối C
14
14
14
14
14
14
Khối D
14
13
13
13
13
13
Hoàng Thùy
Theo VNE
Bí quyết ôn và làm bài thi môn Vật lý
CLB gia sư thủ khoa hướng dẫn thí sinh phương pháp ôn tập và làm bài thi môn Vật lý, trong đó lưu ý các em cần vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ và phỏng đoán khi làm bài trắc nghiệm.
Trong khi các đề thi tự luận thường tập trung vào vấn đề lớn, trọng tâm, có tính hệ thống thì các đề thi trắc nghiệm có thể đề cập, khai thác tất cả chi tiết của bài học trong sách giáo khoa, những điều mà đề thi tự luận rất ít hoặc không đề cập đến. Do vậy học sinh không nên bỏ qua bất kỳ một "tiểu tiết" nào trong sách giáo khoa.
Phải nắm chính xác các định luật Vật lý, các định nghĩa, công thức. Hãy tự tóm tắt thật ngắn gọn, nhưng đầy đủ kiến thức Vật lý cần thiết, đặc biệt là bảng tóm tắt công thức, hằng số Vật lý thường gặp.
Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả
Khi làm xong các phép tính, cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi, cân nhắc xem đáp số có phù hợp với thực tế không. Hãy chú ý về đơn vị và cách viết kết quả theo quy tắc khoa học.
Để ý đến các sơ đồ mạch điện và các câu hỏi về đồ thị
Dạng câu hỏi này ít được quan tâm trong các kỳ thi tự luận nhưng sẽ xuất hiện nhiều trong bài thi trắc nghiệm. Do các hiện tượng Vật lý xảy ra theo quy luật nhất định nên có thể tìm thấy bài toán đồ thị ở mọi nội dung của chương trình. Kỹ năng đọc và vẽ đồ thị đối với học sinh phổ thông có lẽ chưa được tốt lắm! Bạn hãy luyện tập với loại bài tập này nhiều hơn.
Ảnh minh họa
Chú ý đến các hiện tượng Vật lý và ứng dụng trong thực tế
Đề thi trắc nghiệm sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà học sinh do chưa nắm kỹ dễ bị nhầm lẫn. Muốn không bị nhầm lẫn, điều quan trọng là phải hiểu bản chất các hiện tượng. Đối với chương trình mới, học sinh phải chú trọng đến bài thí nghiệm thực hành, đọc và tìm hiểu nội dung liên quan thuộc chương cuối cùng từ vĩ mô đến vi mô.
Cần vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ và phỏng đoán khi làm bài trắc nghiệm để chọn nhanh câu trả lời mà không cần phải mất thời gian tính toán. Môn Vật lý có rất nhiều công thức. Vì vậy việc học thuộc là điều khá khó khăn. Vì vậy để học thuộc được tất cả công thức đó học sinh phải hiểu được bản chất của từng công thức, và gắn nó với thực tế.
Trong phần bài tập học sinh thường tưởng mình nắm chắc các phần cơ, điện, nhưng thực ra những phần đó là khó nhất trong tất các phần của môn Vật lý. Vì vậy, một kinh nghiệm "xương máu" là không bao giờ được chủ quan trong bất kỳ phần thi nào, đặc biệt là phần mình tưởng chừng như nắm vững nhất.
Ăn điểm ở các phần khó
Đối với các các phần Sóng cơ, Sóng điện từ, Quang lý thường bị học sinh coi là khó. Nhưng thực ra việc giải quyết các bài tập trong phần này sẽ rất dễ nếu bạn nắm vững lý thuyết. Để nhớ lâu và hiểu sâu lý thuyết, bạn phải phải ghi chép, hiểu bản chất, không được học "học vẹt" và phải bám sát vào cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT.
CLB Gia sư thủ khoa
Theo VNE
Kiến thức cần nhớ về đạo hàm và tích phân CLB Gia sư thủ khoa tổng hợp kiến thức đạo hàm và tích phân giúp thí sinh ôn thi tốt hơn. Những thắc mắc trong quá trình ôn luyện, các em có thể gửi về xahoi@vnexpress.netđể được giải đáp. CLB Gia sư thủ khoa Theo VNE