Không chỗ đậu xe, học trò nhà giàu New York phải… xổ số
Lái xe sang đi học cho “bằng chị bằng em”, nhiều học sinh ở New York, Mỹ hiện đang nhận quả đắng khi các trường không đủ chỗ cho các em đậu xe.
ảnh minh họa
Các khu vực đậu xe tại trường trung học John L. Miller-Great Neck North thỉnh thoảng lại trông giống một nơi bán xe hạng sang – BMW, Range Rover, và Mercedes-Benz. Và đây là xe của học sinh chứ không phải của giáo viên.
“Đó là những gì bạn sẽ thấy trong khu đậu xe dành cho học sinh ở đây”, Angela Bazon, 18 tuổi, học sinh cuối cấp, vừa bước vào chiếc Mercedes C-300 đen của mình, vừa nói.
Đi xe sang để… nâng địa vị?
Ba mẹ Bazon đã tặng cô chiếc sedan này nhân dịp sinh nhật lần thứ 17, một “truyền thống” đối với nhiều thiếu niên trong khu nhà giàu của thành phố New York này.
Tuy nhiên, tìm được chỗ đậu xe tại ngôi trường này đã trở nên khó khăn hơn nhiều. Dù số lượng tài xế tuổi teen đang giảm trên toàn nước Mỹ, nhưng nhiều trường học ở các cộng đồng giàu có, như Great Neck North, lại đang chứng kiến số học sinh tự lái xe đến trường ngày càng tăng, khiến không có đủ chỗ đậu xe gần trường cho các em.
Thách thức này là “hậu quả” của một thời đại sung túc mới, khi nhiều gia đình ở các khu giàu có hiện giàu hơn nhiều so với thế hệ trước và đủ khả năng cũng như sẵn lòng nuông chiều con cái của họ hơn.
Cassidy Glum, một học sinh cuối cấp đang lái chiếc Chrysler 300, nói rằng một “đặc quyền” của học sinh cuối cấp là có thể thưởng thức một ít sự riêng tư trong những tiết rảnh rỗi, để tự học và sử dụng điện thoại thay vì phải ngồi trong trường. Và đi xe riêng sẽ giúp họ thực hiện những điều đó dễ hơn.
Video đang HOT
Một lý do khác mà các “cậu ấm, cô chiêu” thích lái xe đến trường hơn là tránh phải đi xe buýt của trường – chiếc xe được mệnh danh là “con tàu của kẻ thất bại” khiến họ phải “xấu hổ”.
Glum cho biết gần đây cô phải đi xe này đến trường vì xe cô đang được sửa chữa, “và khi tôi kể lại cho bạn là mình đi học bằng xe đưa rước thì bạn ấy nói Bạn đang giỡn đấy à?”
Rachel Ozari, 17 tuổi, học sinh cuối cấp tại Great Neck North, đang đi chiếc Jeep Cherokee 2018, thì nói rằng hầu hết các câu chuyện giữa các bạn bè tuổi teen đều bắt đầu bằng câu hỏi về loại xe mà họ đang lái.
“Có một chiếc xe xịn không hẳn là thú vị, nhưng bất cứ thứ gì có thể giúp bạn đi nhanh hơn và khoe mẽ đều thật sự đẩy địa vị xã hội của bạn lên”, Ozari nêu ý kiến riêng.
Giải quyết bằng… xổ số
Angela Bazon, 18 tuổi, nói cô sẵn lòng lái một chiếc Honda cũ, miễn là nó đưa cô tới nơi cô cần – Ảnh: The New York Times
Nhìn chung, hầu hết các trường đều hạn chế chỗ đậu xe cho học sinh cuối cấp và phát hành giấy phép đậu xe bằng hình thức ai tới trước thì được đậu trước hoặc… xổ số.
Chẳng hạn, tại trường Massapequa, nơi có đến 600 học sinh cuối cấp nhưng chỉ có vỏn vẹn 20 chỗ đậu xe, trường đành chọn giải pháp xổ số.
Còn tại trường trung học Greenwich ở Connecticut, nhu cầu về chỗ đậu xe đang ở mức cao hơn bao giờ hết khi “lái xe đến trường đang ngày càng trở thành &’một nghi lễ gia nhập nhóm’ đối với học sinh năm cuối”, như lời của thầy hiệu trưởng Chris Winters.
Ngôi trường này hiện có khoảng 650 học sinh cuối cấp, nhưng chỉ có 290 chỗ đậu dành cho học sinh, và trường đã phát hành 380 “giấy phép” đậu xe, trên nguyên tắc ai đến trước sẽ được đậu trước.
“Nghe có vẻ như &’thảm họa’, nhưng không phải em nào cũng lái xe đi học mỗi ngày”, thầy hiệu trưởng Winters cho biết. Chi phí dành cho giấy phép này là 40 USD/học kỳ, và có thể bị thu hồi nếu vi phạm nội quy.
Riêng Great Neck North thì có kế hoạch biến khu thể thao trước đây của trường thành bãi đậu xe.
Tuy nhiên, việc này đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các cư dân ở đây vì họ cho rằng dự án 652.000 USD là quá tốn kém, đồng thời sẽ khiến khu vực này có nhiều xe hơn, làm mất đi không gian xanh quý giá trong vùng.
Dù 450 cư dân ở đây đã ký vào một đơn thỉnh nguyện phản đối việc cải tạo sân thể thao thành bãi đậu xe, nhưng tiến sĩ Teresa Prendergast, người chịu trách nhiệm quản lý các trường công ở Great Neck, cho rằng bãi đậu xe mới sẽ thay thế cho sân thể thao không còn sử dụng được này. Nơi đây cũng thường đầy bùn lầy và là ổ cho muỗi sản sinh.
Bà cho biết thêm đường biên giới tự nhiên rộng hơn 9 mét của khu này sẽ được giữ nguyên, 60 cây mới sẽ được trồng và một hệ thống cống sẽ được lắp đặt ở nơi ấy. “Vấn đề ưu tiên số 1 là sự an toàn của học sinh”, bà nói về sự cần thiết của bãi đậu xe này.
Về phần mình, Bazon nói rằng có một chiếc Mercedes thật “bảnh” không giúp cô giành được một chỗ đậu xe tốt. Cô thích tính thiết thực hơn sự sang trọng.
“Tôi sẽ sẵn lòng lái một chiếc Honda cũ, miễn là nó đưa được tôi tới nơi”, cô nói.
Theo TTO
3 học sinh lớp 2 trả ví tiền và điện thoại cho người mất
Trên đường đi học, 3 học sinh lớp 2B Trường tiểu học Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp nhặt được ví tiền trong đó có điện thoại và tiền mặt. Ba em đã mang nộp cho công an xã.
ảnh minh họa
Ông Nguyễn Hữu Tiến - trưởng Phòng GD-ĐT huyện Hồng Ngự - cho biết vụ việc vừa xảy ra sáng 21-3. Ba bạn nhỏ không tham của rơi là em Phạm Văn Tánh, Nguyễn Tuấn Kiệt và Trần Văn Dả.
Sáng cùng ngày, trên đường đến lớp 3 em phát hiện chiếc ví bị đánh rơi trên đường, bên trong có điện thoại và nhiều tiền mặt. Các em liền đến công an xã nộp để tìm và trả lại cho người làm mất.
Tổng số tiền và điện thoại trị giá hơn 10 triệu đồng.
Trao đổi với phóng viên, thầy Nguyễn Ngọc Em - hiệu trưởng Trường tiểu học Thường Phước 2 - rất tự hào về các em và cho biết thứ 2 đầu tuần trường sẽ tổ chức tuyên dương và trao giấy khen cho 3 em trong buổi sinh hoạt.
Trước đó, em Nguyễn Tấn Đức, học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Long Khánh B1, huyện Hồng Ngự, cũng nhặt được ví tiền và vàng trị giá khoảng 12 triệu đồng và đã giao công an xã tìm trả lại cho người đánh rơi.
Ngày 20-3, trường đã tổ chức trao giấy khen, quà cho Đức trong tiết sinh hoạt dưới cờ và nêu gương em trước toàn trường.
Thầy Tiến cho biết thêm cả 4 em đều có hoàn cảnh khó khăn, có em cha mẹ đi làm ăn xa, hàng ngày phải tự lo cho bản thân.
Theo TTO
Cách mẹ 'minh oan', giúp tôi phát huy năng lực Cô giáo mỹ thuật chưa hiểu năng lực của tôi nên phê "Phụ huynh không được làm giúp học sinh". Mẹ đã giúp tôi xoa dịu ấm ức và tìm cách nói chuyện, trao đổi với cô chủ nhiệm và cả với cô giáo mỹ thuật. Cách mẹ 'minh oan', giúp tôi phát huy năng lực Câu chuyện của tác giả Khánh An...