Không cho con học chữ trước khi vào lớp 1 nên không theo kịp chương trình, tôi đã nghĩ tới việc để con đúp lại
Buổi thứ hai đi học lớp Một, cô giáo chủ nhiệm gửi tin nhắn phản ánh là con tôi chưa biết xác định ô ly nên đề nghị gia đình tôi phải kèm thêm cho cháu…
Nỗi khổ của người mẹ không cho con học chữ trước
…Con tôi chưa từng học “tiền lớp một”, hồi mẫu giáo cũng rất ít đi học vì ốm, sốt suốt hoặc khóc lóc lý do đau bụng đòi nghỉ… Tôi cũng không có áp lực gì về chuyện trông con vì có bà ngoại hỗ trợ nên cũng chẳng ép cháu phải đi học mẫu giáo.
Và việc học chữ trước lại càng không vì có chủ trương tuổi nào làm việc tuổi ấy, mẫu giáo thì chỉ chơi, ăn ngủ có giờ giấc còn đi học chữ là việc của các cấp học khác. Nhiều khi tôi còn “cười” các bạn xung quanh con đi học chữ trước và không hiểu vì sao phải thế vì đằng nào sang lớp Một chẳng phải học chữ.
Buổi thứ hai đi học lớp Một, cô giáo chủ nhiệm gửi tin nhắn tin phản ánh là con tôi chưa biết xác định ô ly.
Tuy nhiên, năm nay cải cách chương trình mới, cái việc không học chữ trước thêm áp lực với con tôi. Tất nhiên yêu cầu viết đúng ô ly với con ngay từ những bài học đầu tiên là quá “sức” của cháu. Tôi nhắn tin cho cô hứa là gia đình sẽ kèm thêm…
Những ngày sau đó, chương trình đi rất nhanh, mỗi một ngày con phải học đến 2, 3 chữ cái một lúc và đồng thời phải viết chữ đó và ghép thành câu. Chỉ vào tuần thứ ba con đã phải học những câu dài với những vần rất khó…
Cô lo sợ chương trình quá nặng, sợ các con không theo kịp nên đã giao bài tập về nhà.
Thế là cuộc chiến của gia đình tôi bắt đầu…
Video đang HOT
Mỗi tối, tôi yêu cầu con phải viết hết từ 3 – 5 dòng các chữ mà cô giao và phải viết đúng ô ly. Con tôi vì mải chơi nên rất không tập trung, thường quay trước, ngó sau, dạy viết đúng ô ly nhưng con cứ viết xiên xẹo. Lúc thì to quá, lúc thì bé quá, lúc ngắn quá, dài quá hoặc lên, xuống bất ngờ.
Thế nên nhiều lúc “cáu” quá tôi to tiếng, mắng mỏ, con thì phản ứng đạp chân, đạp tay, đập bàn, đập ghế, lấy tay đập đầu… Đỉnh điểm có lần con hét lên với tôi là “Học lắm thế, học để chết à!?”…
Một hôm, đi đón con mà mặt con cứ xị ra không tươi vui như những hôm trước. Tôi hỏi làm sao thì con bảo cô giáo chê vì chữ xấu… Tôi đã lên nói chuyện với cô giáo, chia sẻ về tình hình của cháu là chưa học chữ trước đó lần nào. Cũng kể cho cô nghe có một lần có bạn cùng lớp lại cùng xóm gặp là chê con viết chữ xấu.
Đỉnh điểm có lần con hét lên với tôi là “Học lắm thế, học để chết à!?”…
Vì sợ con tự ti nên tôi bảo với con rằng: “Bống viết chữ đẹp là vì bạn ấy học trước và rèn luyện rất nhiều nên con phải cố gắng viết chữ đẹp để như Bống để cô giáo khen nhé” và bày tỏ mong muốn cô chia sẻ và động viên con chứ đừng chê con… Rất may cô giáo cũng cảm thông nên từ đó không chê con nữa.
Nhưng áp lực từ nội dung của môn tiếng Việt năm nay vẫn rất nặng nề, con vẫn phải học viết chữ, học đánh vần, học ghép câu rất sớm, như đến tuần thứ 3 là phải ghép và đọc đánh vần đoạn văn dài rồi – những điều này ở những năm trước phải cuối kì một, đầu học kì hai các con mới phải học đến.
Tôi đã nghĩ đến chuyện cho con đúp lại
Một buổi tối, thấy con phải học, đánh vần cả một đoạn văn dài và tối nghĩa, lại phải viết chữ… chồng tôi xót con bảo “Khó thế này thì đúp học lại cũng được chứ sao…”.
Vì câu nói ấy khiến tôi “tỉnh lại” – Ờ, đúp thì thực ra cũng là một giải pháp, nếu con chưa thực sự chưa theo được chương trình thì học lại cũng là tốt chứ sao? Sao tôi phải ép trong khi con chưa đủ khả năng để tiếp thu?
Chính vì giảm “tiêu chuẩn” nên việc kèm con không còn trở nên “khủng hoảng” như những giai đoạn trước nữa. Tôi vẫn buộc con phải làm bài tập cô giao vì dù sao việc học cũng tốt hơn việc chơi điện thoại và xem những chương trình Youtube vô bổ.
Con cũng cần biết sống có trách nhiệm và việc làm bài tập là trách nhiệm của một học sinh cần hoàn thành nhưng về cơ bản không còn buộc con phải viết chữ đẹp. Kể cả đọc cũng phải chấp nhận việc đọc chữ trước quên chữ sau của con như là điều tất nhiên ở độ tuổi ấy phải thế.
Và suy cho cùng việc viết chữ đẹp, sớm đọc thông viết thạo cũng chỉ chứng tỏ một thứ “năng lực” về ngôn ngữ. Một đứa trẻ viết chữ đẹp, đọc thông viết thạo sớm chưa chắc đã có những năng lực về thể thao, nghệ thuật, về tính toán… như những đứa trẻ viết chữ xấu hay đọc chậm… Nên thay vì việc phải cố “ép” con học chữ, bằng mọi giá phải “đọc thông viết thạo sớm” thì tôi cho con học chữ từ từ và dành thời gian giúp con khám phá tự nhiên, học vẽ hay học toán là những thứ con yêu thích.
Sau tất cả thì “đọc thông viết thạo” cũng chỉ là một cách giúp con tiếp cận với những tri thức khác mà thôi trong khi trên thực tế có nhiều cách thức tốt hơn, hiệu quả hơn hẳn giúp trẻ có thể tiếp cận với tri thức và phát huy được năng lực của mình như là qua tranh ảnh, phim, hoạt động trải nghiệm, âm thanh, giai điệu….
Ở góc độ người mẹ có con học lớp Một với chương trình cải cách mới, thật sự tôi đã hi vọng về việc “giảm tải” chứ không phải một chương trình dường như chỉ tập trung vào học chữ mà quên rằng có rất nhiều cách thức để có thể giúp học sinh có thể bộc lộ và phát triển khả năng của mình. Việc chỉ đặt nặng vào học chữ đồng thời lại là rào cản không cho trẻ có điều kiện tốt nhất để học tập các môn khác để từ đó bộc lộ những năng lực của chính mình.
Các giáo viên hiện nay cũng đang trong tình trạng vật vã dạy tiếng Việt, việc chương trình quá nặng và đi quá nhanh khiến các thầy cô phải dồn hết tâm sức cho việc dạy chữ và không thể tổ chức tốt nhất cho việc dạy các môn học khác cũng rất quan trọng, bổ ích, thiết thực.
Và cuối cùng, theo tôi một chương trình giáo dục quốc gia phải hợp lý với số đông học sinh ở độ tuổi đó, trẻ vui vẻ đón nhận kiến thức chứ không nên là gánh nặng để trẻ phải gồng mình vượt qua vì trẻ mới lớp Một thôi mà.
Cách nào để trẻ lớp 1 không phải học bài vào buổi tối?
Mặc dù Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có công văn chỉ đạo các trường không giao thêm bài cho học sinh để tránh áp lực cho các cháu, nhưng nhiều phụ huynh vẫn lo lắng vì sợ con mình không theo kịp chương trình.
Hình minh họa.
Bà Lê Trần Mai Khanh, một phụ huynh ở TP HCM chia sẻ: "Bé đầu nhà tôi năm ngoái học lớp 1, năm nay lên lớp 2, mọi chuyện ổn. Tuy nhiên năm nay cháu thứ 2 vào lớp 1, cả gia đình tôi đều cảm thấy khá căng thẳng vì cháu bảo chương trình khó, chán học, mệt mỏi.
Tôi có kèm thêm cho cháu nhưng cũng rất mất thời gian. Mỗi buổi tối đánh vật với con xong cũng gần 11 giờ. Chồng tôi có bàn cho con đi học thêm nhưng tôi không nỡ vì thấy hiện nay con đã mất hầu như toàn bộ thời gian của ngày vào việc học rồi".
Trên các diễn đàn về giáo dục, nhiều phụ huynh đưa ý kiến rằng học sinh hiện nay vất vả nhiều quá so với trước kia. Những thế hệ trước, học sinh cấp 1 chỉ phải đi học 1 buổi, thời gian còn lại là làm bài tập về nhà và vui chơi. Giờ đây, các cháu mất cả ngày trên lớp học cộng với buổi tối phải đánh vật với việc ôn bài, sửa soạn bài cho sáng mai.
Phụ huynh nào "liều mình" cho con giảm tải học hành, ôn tập buổi tối thì lên lớp con không theo kịp bạn bè, sinh ra thụt lùi, tự ti. Nhiều phụ huynh cho rằng, những năm đầu trẻ chỉ cần nhận biết mặt chữ, biết làm phép tính, còn lại là các kĩ năng khác, không nên đặt nặng kiến thức gây áp lực học hành cho con trẻ.
Mới đây, Bộ Giáo dục - Đào tạo có văn bản gửi Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo các tỉnh, thành phố về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp Tiểu học.
Theo đó, các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới được xây dựng theo hướng mở; giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh.
Thời khóa biểu cần bảo đảm tỉ lệ hợp lý giữa các môn học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1.
Trước văn bản này, phụ huynh bày tỏ thái độ rất hồ hởi, ủng hộ. Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng, nói thì dễ, làm mới khó. Hiện chương trình cải cách còn mới toanh, không chỉ học sinh, phụ huynh mà ngay cả giáo viên cũng còn bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn, thế nên, để "giải quyết" hết các vấn đề trong giờ lên lớp không phải dễ dàng gì đối với các thầy cô.
Thêm vào đó, tâm lý phụ huynh thấy chương trình khó, con chưa thẩm thấu được sẽ sinh ra sốt ruột, kèm cặp, bắt con học, không tránh khỏi việc cha mẹ con cái tiếp tục "cày" bài vào buổi tối.
Chính vì thế, việc cho trẻ giảm tải áp lực việc học, không phải học vào buổi tối, có tuổi thơ vui vẻ hơn thì cần phải có sự nỗ lực của nhiều phía, là một chặng đường khá vất vả chứ không phải một, hai văn bản có thể giải quyết được.
Ngôn ngữ, hành văn trong sách tiểu học: Trẻ con lúng túng, người lớn hoang mang Cách hành văn, dùng từ trong các bộ sách giáo khoa (SGK) dành cho học sinh tiểu học hiện nay được phụ huynh phản ánh là "rối rắm", "tối nghĩa" và mang nặng phương ngữ. Điều này gây khó khăn cho trẻ khi tiếp thu bài học, đồng thời khiến phụ huynh lúng túng khi hướng dẫn con. Khi từ địa phương được...