Không chịu đi quét rác vì là… cử nhân
Tại Đài Loan, cứ 100 học sinh thì có tới 99 em vào đại học, trong khi Việt Nam đang nở rộ việc thành lập các trường ĐH, CĐ mà chưa tính đến đầu ra cho sinh viên.
Giáo dục Đài Loan đã đi trước Việt Nam một khoảng cách nhất định. Từ khoảng cách đó, chúng ta có thể nhìn thấy không chỉ thành công mà cả sai lầm mà Đài Loan đã vấp phải – những sai lầm rất dễ lặp lại ở Việt Nam. Những vấn đề trên được đưa ra bàn thảo trong tọa đàm Cách mạng giáo dục kiểu Á Đông: Trường hợp Đài Loan với diễn giả là giáo sư người Việt – Trần Văn Đoàn từ ĐH Quốc gia Đài Loan vừa diễn ra tại TP.HCM.
“Cả ĐH Quốc gia Hà Nội không có lấy một hồ bơi”
“Khoan nói về đại học nghiên cứu và việc đào tạo ra những người Việt Nam có thể đạt giải Nobel, ngay cả những năng lực sống còn như bơi lội chúng ta cũng chưa dạy được. Việt Nam là một nước có biển, nhiều sông hồ. Vậy mà 99% người Việt không biết bơi, mỗi năm có hàng ngàn trẻ em chết đuối…”. GS Trần Văn Đoàn cho biết ông bất ngờ trước việc ngay cả ĐH Quốc gia Hà Nội không có hồ bơi, trong khi tất cả các trường tiểu học ở Đài Loan đều có hồ bơi, sân vận động… Hoặc như việc giáo dục giới tính, trẻ em ở Bắc Âu được học về tình dục, giới tính từ năm 8- 9 tuổi, còn Việt Nam hiện nay vẫn lúng túng có nên “vẽ đường cho hươu chạy”.
GS. Trần Văn Đoàn: “99% người Việt không biết bơi, mỗi năm hàng ngàn người chết đuối”. Ảnh do BTC cung cấp.
Theo GS Đoàn, một vấn đề mà giáo dục Đài Loan đã phải trả giá và có khả năng Việt Nam cũng đang sa vào, đó là việc dân chủ hóa giáo dục. Điều này khiến cho tỷ lệ người học đại học ở Đài Loan bùng nổ: cứ 100 học sinh rời trường phổ thông thì có 99 người vào đại học. Số lượng quá đông khiến chất lượng đi xuống, và Đài Loan đang tạo ra “một thế hệ cử nhân không chịu đi quét rác vì mình là… cử nhân”, trong khi cơ cấu việc làm và chất lượng đào tạo không thể đảm bảo công việc cho quá nhiều người tốt nghiệp đại học như vậy. Bởi vậy mới có chuyện, ngày trước những người học lên thạc sĩ, tiến sĩ là những người giỏi nhất, tinh hoa nhất. Bây giờ ai thất nghiệp mới đi học tiếp!
Không thể cào bằng trong giáo dục
Tiếp theo câu chuyện về việc cử nhân đại học không chịu đi… quét rác, GS. Trần Ngọc Thêm cho rằng không thể có tư tưởng cào bằng trong giáo dục. “Cào bằng” ở đây là cào bằng từ chất lượng giáo dục đại học – mở trường đại học tràn lan – đến cào bằng trong vai trò của thầy, trò và người lãnh đạo đại học. Môi trường giáo dục đại học ở Đài Loan đúng là rất cởi mở – sinh viên được chấm điểm giáo viên, giáo viên có quyền với hiệu trưởng – nhưng cũng đem lại nhiều hậu quả. Việt Nam có thể làm gì để tránh điều này? Theo GS. Thêm, dân chủ trong giáo dục không đồng nghĩa với việc phủ nhận hay làm giảm vai trò của người thầy và người lãnh đạo giáo dục, nhưng chúng ta phải “thay đổi tư duy của người lãnh đạo”.
TS. Phạm Thị Ly: “Tỷ lệ ngân sách chúng ta chi cho giáo dục cao nhất thế giới nhưng hiệu quả lại thấp nhất!”.
TS. Phạm Thị Ly cũng nhấn mạnh rằng, đối với các nước phương Tây thì dân chủ tuyệt đối là mô hình phù hợp, nhưng với Việt Nam, một nước Á Đông, “vai trò của lãnh đạo vẫn luôn rất quan trọng, lãnh đạo vẫn phải là đầu tàu trong phát triển”.
Video đang HOT
Mô hình nào cho đại học Việt Nam?
Nói về mô hình đại học, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng: “Tại sao chúng ta cứ phải chạy theo mô hình của đại học nghiên cứu, với điều kiện của Việt Nam hiện nay, tại sao cứ chạy theo Âu hay Mỹ mà không tìm ra một mô hình mới thích hợp cho các nước đang phát triển”.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh: “Tại sao không xây dựng mô hình trường đại học dành riêng cho các nước đang phát triển?”.
Trái với quan điểm cho rằng ngân sách là cản trở chính của giáo dục Việt Nam, TS. Phạm Thị Ly cho rằng khi Việt Nam là nước có tỷ lệ chi cho giáo dục trên tổng ngân sách cao bậc nhất thế giới (20%), nhưng hiệu quả đạt được lại thấp nhất thì chúng ta không thể đổ hết lỗi cho ngân sách. Vấn đề là Việt Nam phân bổ nguồn tiền cũng như nguồn nhân lực chưa hiệu quả.
Cùng ý kiến trên, chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung đề xuất “trả lại vai trò của các chủ thể trong giáo dục”. Theo đó, giáo dục có năm chủ thể là “Nhà nước, Nhà trường, Nhà giáo, Nhà học (người học) và… Nhà mẹ (gia đình). Sở dĩ nền giáo dục Việt Nam loay hoay là bởi các “Nhà” đang ngồi nhầm chỗ và làm nhầm việc.
Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh kể câu chuyện khi bà sang Mỹ và hỏi một quan chức giáo dục rằng ai là người biên soạn sách giáo khoa môn Toán cho học sinh. Câu trả lời bà Ninh nhận được là “chương trình học Toán do Hiệp hội các nhà toán học thực hiện”. Theo bà, những Hội và nhà chuyên môn ở Việt Nam vẫn chưa có cơ hội để phát huy nguồn lực của họ.
Tọa đàm cũng xem xét nhiệm vụ “chủ chi” của Nhà nước. Theo đó, các trường học, đặc biệt là đại học không nên đổ hết lỗi cho Bộ GD&ĐT trong việc thiếu kinh phí. Đã đến lúc các trường bước vào xây dựng những Quỹ dành riêng cho nghiên cứu và phát triển, hoặc học tập Mỹ: để các công ty đầu tư vào giáo dục thay cho nộp thuế…
Vậy vai trò của Nhà nước là gì? Theo TS Phạm Thị Ly, “Nhà nước là chủ thể nhìn thấy những cái mà từng trường không nhìn thấy. Ví dụ như, các trường có thể chạy theo những ngành học “hot” như kinh tế, ngoại ngữ, và Nhà nước sẽ dùng cơ chế chính sách để cân bằng lại phần nào cán cân giữa các ngành học”.
PHƯƠNG THẢO
Theo Infonet
Lựa chọn chương trình phổ thông song ngữ và quốc tế được công nhận toàn cầu ngay tại VN
"Tại sao chọn chương trình phổ thông song ngữ và quốc tế được công nhận toàn cầu?" là chủ đề của chương trình giao lưu trực tuyến được tổ chức lúc 14 giờ thứ năm ngày 19/4/2012 trên báo điện tử Dân trí.
Hiện nay, nhu cầu được học tập ở các trường phổ thông có yếu tố quốc tế đang trở nên ngày càng lớn. Ngoài chất lượng đào tạo cao, bằng cấp có tính quốc tế, thì môi trường học tập hiện đại và coi trọng tính tự chủ của người học là yếu tố hấp dẫn nhiều học sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, hiện nay phụ huynh và học sinh Việt Nam không có nhiều thông tin về các mô hình và chương trình phổ thông song ngữ, quốc tế tại Việt Nam. Chính vì vậy, ngoài những thông tin trên các website, những quảng cáo trên báo chí hay tờ rơi... thì việc được tiếp xúc trực tiếp và trao đổi, tìm hiểu thông tin kỹ càng với các chuyên gia giáo dục, những người lãnh đạo trực tiếp của các trường có giảng dạy chương trình song ngữ và quốc tế cho học sinh Việt Nam này là mong muốn của đông đảo các phụ huynh, học sinh.
Gần đây, nhiều người quan tâm đến thông tin Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring là trường phổ thông quốc tế song ngữ đầu tiên tại Việt Nam tính đến thời điểm này được Hội đồng Khảo thí Chương trình Phổ thông Quốc tế thuộc Đại học Cambridge (CIE) của Vương quốc Anh trực tiếp công nhận là trường chuẩn Cambridge (Mã trường: VN229) cho cả 3 cấp học: Tiểu học Song ngữ, THCS Song ngữ, THPT Song ngữ, THPT Quốc tế chuẩn Cambridge (IGCSE).
Chương trình song ngữ từ bậc tiểu học đến bậc THPT của Wellspring có sự kết hợp sáng tạo, khoa học giữa chương trình của Bộ GD-ĐT Việt Nam và Chương trình Phổ thông Quốc tế Cambridge (Tiếng Anh, Toán, Khoa học, CNTT) cùng các chương trình Nhân văn, Nghệ thuật, Thể thao và Phát triển Cá nhân và Xã hội phong phú. Kết thúc chương trình THCS Song ngữ tại Wellspring, học sinh có thể lựa chọn chuyển tiếp vào hệ THPT Song ngữ hoặc THPT Quốc tế chuẩn Cambridge (IGCSE) tại Wellspring hoặc du học THPT ngay với các chứng chỉ THCS được công nhận toàn cầu.
Lộ trình đào tạo của Wellspring.
Với chương trình THPT Quốc tế IGCSE (International General Certificate of Secondary Education) tại Wellspring, học sinh học các môn bằng tiếng Anh bao gồm tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công Nghệ Thông Tin, Nhập môn Kinh doanh và các môn học bằng tiếng Việt: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý. Đồng thời, các em được tham gia các chương trình phát triển cá nhân và xã hội (Kỹ Năng sống, Thể thao - Nghệ thuật, Hoạt động Ngoại khóa, CLB...).
Nhiều học sinh Wellspring đạt được kết quả thi Cambridge Starters và Movers cao.
Đến cuối năm thứ 2 của chương trình IGCSE, học sinh Wellspring sẽ tham dự các kỳ thi quốc tế IGCSE toàn cầu tổ chức ngay tại Wellspring do CIE ủy nhiệm. Với văn bằng IGCSE và điểm tiếng Anh IELTS từ 5.5- 7.5 tương đương với TOEFLE iBT 70-113, học sinh có nhiều lựa chọn cho việc học tập cao hơn ở các trường đại học Mỹ, Anh, Canada, Australia, New Zealand hay các trường đại học quốc tế tại Việt Nam hoặc tìm kiếm việc làm trong các môi trường quốc tế năng động.
Một góc trường Wellspring.
Học sinh THPT tại Wellspring có thể chuyển ngang giữa 2 chương trình Song ngữ và Quốc tế nếu đáp ứng các yêu cầu đầu vào của từng chương trình và năm học cụ thể.
Kết thúc chương trình THPT, học sinh Wellspring có thể tiếp tục học chương trình Dự bị Đại học 1 năm ngay tại Wellspring để được lựa chọn vào hơn 60 trường đại học trên thế giới hoặc chuyển tiếp du học tại Anh, Mỹ, Singapore, Australia... hoặc tự tin đăng ký thi vào các trường đại học hàng đầu tại Việt Nam.
Trường Wellspring có cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học thuộc loại quy mô và hiện đại hàng đầu trong các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay: Lớp học tối đa 24 học sinh với mô hình lớp học tiên tiến, linh hoạt thích hợp với các phương pháp dạy - học đa dạng phòng thí nghiệm tiêu chuẩn Cambridge thư viện với hàng ngàn đầu sách và các học liệu điện tử bản quyền Universal Curruculum cho tất cả các môn khoa học tự nhiên từ Tiểu học đến THPT khu nội trú tiêu chuẩn trường học Anh quốc sân bóng đá tiêu chuẩn FIFA bể bơi trong nhà nhà thi đấu đa năng các phòng chức năng riêng cho từng hoạt động: phòng mỹ thuật, phòng nhạc, phòng múa...
Sân bóng đá cỏ nhân tạo, bể bơi trong nhà của trường Wellspring.
Theo Thạc sĩ Lê Tuệ Minh - Chủ tịch Hội đồng Điều hành Hệ thống Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring, các phụ huynh và học sinh có thể hoàn toàn tin tưởng chất lượng giáo dục và cam kết đầu tư giáo dục dài hạn của Wellspring. Wellspring được sáng lập và đầu tư bởi Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục SSG thuộc Tập đoàn SSG với tổng mức đầu tư cho cả dự án lên tới gần 1.000 tỉ đồng, riêng giai đoạn 1 đã hoàn thành là hơn 400 tỉ đồng. Đây là một trong những tập đoàn lớn mạnh hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, đã khẳng định được vị thế và đẳng cấp qua hàng loạt các dự án lớn trên cả nước như Trường Quốc tế Sài Gòn Pearl, Khu phức hợp cao cấp Sài Gòn Pearl Tổ hợp khách sạn - văn phòng 5 sao PV-SSG tại Hà Nội... (thông tin chi tiết, xem thêm tại www.ssggroup.com.vn)
Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl do Tập đoàn SSG đầu tư trong TP Hồ Chí Minh.
Những thông tin chi tiết và chuyên sâu về chương trình phổ thông song ngữ và quốc tế mà phụ huynh và học sinh quan tâm sẽ được giải đáp trong chương trình giao lưu trực tuyến "Tại sao lựa chọn chương trình phổ thông song ngữ và quốc tế được công nhận toàn cầu?". Chương trình bắt đầu từ lúc 14 giờ thứ năm ngày 19/4 trên báo điện tử Dân trí.
Tham gia trao đổi thông tin, giải đáp các thắc mắc của độc giả có PGS. TS Nguyễn Thị Tĩnh, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội (nguyên phụ trách đào tạo dự án đào tạo giáo viên THCS - Bộ GD-ĐT) Thạc sĩ Lê Tuệ Minh - Chủ tịch Hội đồng Điều hành Hệ thống Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring ông David Robert Vik - Giám đốc Chương trình Quốc tế của Trường Phổ thông Liên cấp Song ngữ Wellspring NGƯT Đặng Đình Đại - Phó Giám đốc Đào tạo Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring (nguyên Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Gia Thiều) Thạc sĩ Kinh tế Ngô Quang Vịnh - chuyên gia kinh tế kiêm cố vấn cải cách Thể chế - Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam, USAID/VNCI (nguyên Phó Trưởng khoa Tiếng Anh - Đại học Ngoại thương Hà Nội), phụ huynh trường Wellspring.
Theo dân trí
Giáo dục ngốn hàng tỷ USD vẫn lạc hậu Sản phẩm của ngành giáo dục là con người, vì vậy không cho phép giáo dục mãi loay hoay thử nghiệm, lạc lối trong lạc hậu. Theo GS Nguyễn Xuân Hãn, ĐH Quốc gia Hà Nội, đơn cử về sự lạc điệu, lạc hậu của giáo dục nước nhà có thể nhìn vào giáo dục đại học. Số lượng trường ĐH,CĐ hiện nay...