Không chỉ rụng tóc, các triệu chứng sau cũng cho thấy cơ thể bạn đang thiếu hụt quá nhiều vitamin B
Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B sẽ gây ra những hệ lụy liên quan đến sức khỏe, nhất là khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sau.
Theo các nghiên cứu, vitamin B là tên gọi để chỉ một nhóm vitamin hòa tan trong nước. Cụ thể, vitamin B luôn góp phần hỗ trợ các hoạt động lẫn sự phát triển của hệ thần kinh trong cơ thể, cũng như các cơ quan khác như da và tóc. Chính vì vậy con người cần phải bổ sung vitamin B hàng ngày vì cơ thể không tự sản xuất được.
Các loại rau xanh và thực phẩm như thịt cá đều chứa một lượng vitamin B dồi dào.
Hiện “đại gia đình” vitamin B đang có hơn 12 loại thành phần với 9 loại được công nhận là thiết yếu đối với cơ thể con người. Chỉ cần thiếu 1 thôi cũng làm cho sức khỏe đi xuống và gây nên nhiều bệnh tật nguy hiểm. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, các triệu chứng sau là bằng chứng rõ nhất cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt các loại vitamin B này:
1. Mắc chứng bệnh tê phù beriberi: Thiếu vitamin B1
Vitamin B1, hay còn được gọi là thiamin, thường được biết đến trong công dụng hỗ trợ cơ thể lấy năng lượng từ thực phẩm. Ngoài ra, con người cũng cần nó để duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh và ngăn chặn tâm trạng xuống dốc. Khi bị thiếu vitamin B1, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, mất tập trung, cáu gắt, nhức đầu, mất khẩu vị, buồn nôn và táo bón.
Nguy hiểm hơn, thiếu vitamin B1 cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng bệnh tê phù beriberi. Đây là một dạng bệnh có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch và hệ tuần hoàn, nếu nghiêm trọng sẽ dẫn tới suy tim rồi tử vong. Các dấu hiệu thường thấy của bệnh này là khó thở, nhịp tim nhanh, lú lẫn, khó nói…
Bệnh tê phù beriberi là một chứng bệnh đặc trưng cho sự thiếu hụt vitamin B1 của cơ thể.
Vậy nên, một khi đã mắc phải chứng beriberi thì bạn nên bổ sung gấp các thực phẩm giàu vitamin B1 như măng tây, hạt hướng dương, cá hồi, hạt mắc ca, hạt dẻ cười và các loại đậu. Bên cạnh đó, Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc cũng khuyến cáo lượng vitamin B1 cần thiết hàng ngày rơi vào khoảng 1,4mg với nam giới trưởng thành và 1,2mg với phụ nữ.
2. Viêm môi, viêm da: Thiếu vitamin B2
Sức khỏe của da và mắt đều phụ thuộc vào vitamin B2 (riboflavin). Ngoài ra nó còn hỗ trợ các tế bào máu khỏe mạnh, tăng cường thể chất và ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra. Giống như tất cả các vitamin nhóm B, vitamin B2 phải được cung cấp cho cơ thể thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung thường xuyên mỗi ngày.
Vậy nên, việc cơ thể bị thiếu vitamin B2 sẽ gây ra chứng viêm môi góc cạnh, viêm mí mắt, viêm da tiết bã ở hai bên mũi và viêm da bìu ở nam giới. Ở trẻ em, thiếu vitamin B2 là nguyên nhân gây nên hội chứng chậm phát triển, còn ở phụ nữ mang thai sẽ làm biến dạng xương thai nhi. Nếu bắt đầu thấy dấu hiệu, chị em phải bổ sung vitamin B2 ngay thông qua sữa, phô mai, gan động vật, thận, tim…
Video đang HOT
3. Da đóng vảy, nám da, mất ngủ: Thiếu Vitamin B3
Còn được biết đến là niacin, vitamin B3 là một nhân tố quan trọng quyết định da bạn khỏe mạnh thế nào. Việc thiếu hụt vitamin B3 sẽ làm da bị nhiễm nấm, ban đỏ, nóng rát, ngứa và ra dịch. Từ đó tạo điều kiện cho sự hình thành của herpes cùng các bệnh làm hỏng nhan sắc của chị em như da đóng vảy, nám da, da xấu, sần sùi và không còn giữ được độ căng bóng vốn có.
Nám da luôn là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ trong công cuộc chăm sóc sắc đẹp.
Chưa hết, thiếu vitamin B3 còn gây nên một vài triệu chứng phụ khác như khó chịu trong người, mất ngủ và bị dị ứng. Trước tình hình này, cần phải tìm ngay nguồn niacin rộng rãi trong thực phẩm như gan và thận động vật, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, đậu cùng các loại rau lá xanh.
4. Hạ đường huyết: Thiếu vitamin B5
Vitamin B5 đóng vai trò thúc đẩy sản xuất các tế bào niêm mạc mới, giúp cơ thể chữa bệnh và sản sinh các kháng thể tự nhiên. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng giảm mệt mỏi và giảm bớt tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh.
Chính vậy nên khi cơ thể bị thiếu vitamin B5, nó sẽ dẫn đến chứng hạ đường huyết và nặng hơn là loét tá tràng. Lúc đó tâm trạng cũng trở nên cau có và khó chịu. Mọi người có thể tìm thấy vitamin B5 ở các loại ngũ cốc nguyên hạt, bơ, súp lơ…
5. Rối loạn đường tiêu hóa: Thiếu vitamin B6
Con người rất hiếm khi bị thiếu vitamin B6, bởi chúng có mặt rất nhiều trong các loại thực phẩm hàng ngày. Hơn thế nữa, đến bản thân vi khuẩn đường ruột cũng có thể tự tổng hợp được vitamin B6. Nhưng một khi lượng vitamin này không đủ, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như mất cảm giác ngon miệng, sụt cân và nôn mửa.
Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa, mụn trứng cá, viêm khớp, đau đầu, rụng tóc, suy giảm trí thông minh… Theo y học cổ truyền Trung Quốc, người lớn tốt nhất chỉ nên dùng khoảng 1,9mg vitamin B6/ngày. Nếu uống hơn 100mg sẽ gây tổn thương não và hệ thần kinh. Về nguồn thực phẩm chứa vitamin B6, có thể kể đến một vài món quen thuộc như thịt, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh…
6. Phát ban, rụng tóc: Thiếu vitamin B7
Chuyện rụng tóc ắt hẳn là nỗi niềm khó nói của phụ nữ mỗi khi chải tóc hay gội đầu.
Vitamin B7 – hay chị em thường gọi với cái tên thân quen là biotin, rất cần thiết cho quá trình tan mỡ và là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển tóc, móng và da. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy quá trình tổng hợp một số protein thông qua sản xuất và chuyển hóa năng lượng, giúp tái tạo tế bào và củng cố chức năng miễn dịch.
Một khi cơ thể bắt đầu có những triệu chứng như rụng tóc, khô da, suy nhược tinh thần, phát ban, mệt mỏi… thì ắt hẳn đang bị thiếu vitamin B7 trầm trọng. Phải bổ sung cho cơ thể ngay các loại thực phẩm giàu vitamin B7 như trứng, phô mai, bơ sữa, gan, bơ, quả mâm xôi, chuối, bơ đậu phộng, cá hồi, cá mòi. Nhưng cần biết rằng, loại vitamin này tuy có trong thực phẩm nhưng với hàm lượng rất ít.
7. Đột quỵ: Thiếu vitamin B9
Axit folic rất cần thiết cho thai phụ trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nhằm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống. Dạng vitamin B này cũng hỗ trợ phá hủy axit amino gọi là homocysteine trong máu, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên.
Ngoài đột quỵ, việc thiếu vitamin B9 cũng có các dấu hiệu khác như lưỡi sưng đỏ, nứt khóe môi, mệt mỏi, người bứt rứt, nhanh quên… Hãy ăn các loại thực phẩm như đậu trắng, rau bina, măng tây, rau diếp, bông cải để cải thiện tình hình nhé.
8. Tay chân lạnh: Thiếu vitamin B12
Đây là vitamin cho phép cơ thể sản xuất hồng cầu khỏe mạnh và bảo vệ các tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do. Bên cạnh đó, nó cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng và các chức năng liên quan đến DNA.
Khi cung cấp đủ vitamin B12, cơ thể sẽ cải thiện sự trao đổi chất tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào hồng cầu và kích hoạt các axit amin. Nhưng ngược lại, nếu xảy ra các triệu chứng da nhợt nhạt, bàn tay bàn chân lạnh thì phải xem thực đơn có đang bị thiếu hụt loại vitamin này hay không.
Tuy quan trọng là vậy nhưng cơ thể con người không cần quá nhiều vitamin B12, chỉ cần khoảng 2g (1/1000 mg) mỗi ngày là đủ. Có thể bổ sung thông qua các thực phẩm như thịt, hải sản, sữa…
Theo Aboluowang/Báo Dân sinh
Củ sắn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng sai cách có thể biến nó trở thành chất độc
Sắn là nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không chú ý cách sử dụng sắn, nó rất dễ trở thành chất độc làm tổn hại đến sức khỏe.
Sắn là rất giàu calo, chứa nhiều carbohydrate, các vitamin và khoáng chất quan trọng. Đây là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin B1, vitamin B2 và vitamin B3 tốt.
Sắn là một thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, giúp kiểm soát lượng đường, mức độ chất béo trung tính và các chất béo khác nhau trong máu.
Sắn thậm chí có thể làm giảm sự thèm ăn, giảm lưu trữ chất béo trong các tế bào, bởi vậy nó được biết đến như một "thực phẩm thần kỳ để giảm cân". Tuy nhiên, trong sắn chỉ chứa một lượng nhỏ protein. Những người sử dụng sắn như một loại lương thực chính để giảm cân, có thể cần bổ sung thêm protein để tránh suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, vitamin A có rất nhiều trong sắn. Đối với những người có thị lực kém, việc bổ sung vitamin A qua sắn là một lựa chọn rất tốt cho sức khỏe.
Không chỉ vậy, sắn cũng chứa saponin có thể làm giảm tình trạng viêm, có khả năng phân giải các chất thải hữu cơ khác như axit uric, cân bằng hệ thực vật đường ruột.
Sử dụng sắn sai cách có thể biến chúng trở thành chất độc
Từ thành phần dinh dưỡng, sắn có chứa thành phần hóa học xyanua (hay cyanua). Hàm lượng của chất này trong sắn có thể từ 9,3 cho đến 330mg. Con người có thể trúng độc xyanua trong các cyanogenic glycosides thực vật.
Các cyanogenic glycoside trong thức ăn như: củ sắn, măng tươi, mơ... không độc nhưng khi vào cơ thể sẽ bị thủy phân, tạo thành các xyanua độc hại như axit cyanhydric (HCN), chất cực độc với cơ thể.
Ngộ độc xyanua thường xảy ra phổ biến khi ăn sắn được chế biến không đúng cách. Bởi vậy, nên chú ý cách sử dụng sắn cho đúng để mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.
Lưu ý khi sử dụng sắn
1. Phải ngâm sắn trong nước nếu muốn ăn sắn tươi
Ăn sắn tươi cũng là một cách nhiều người lựa chọn để thưởng thức loại củ bổ dưỡng này. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý phải ngâm sắn trong nước để làm giảm các chất độc hại cho sức khỏe.
Thời gian ngâm sắn cần thiết là 2 ngày. Trong 2 ngày này, cứ 3 đến 4 giờ thì thay nước một lần. Như vậy sau 2 ngày, bạn có thể thưởng thức sắn tươi theo ý muốn của mình.
2. Nấu chín sắn
Với những thực phẩm có nguy cơ gây độc như sắn, mặc dù có thể ăn sắn tươi theo cách trên tuy nhiên cách chế biến đó không được khuyến khích. Thực phẩm tươi khó có thể đảm bảo được an toàn thực phẩm. Cách an toàn nhất là gọt vỏ, hấp, luộc, nấu chín tùy ý.
3. Chế biến thành bột
Cách thức chế biến này đóng một vai trò trong việc giải độc ở mức độ nhất định. Sau khi sắn được nghiền thành bột, nấu chín, chúng ta sẽ cảm thấy yên tâm, an toàn hơn khi thưởng thức.
Nguồn: QQ, Sohu, MNT/Heliino
Còn trẻ mà tóc bạc mọc đầy đầu, không nắm rõ nguyên nhân này để chữa trị thì chỉ khiến chị em nhanh già và kém sắc hơn thôi Hiện nay, "bệnh" tóc bạc đang dần trở nên trẻ hóa khiến nhiều chị em đau đầu tìm cách chữa trị. Vậy nên cần phải nắm rõ nguyên nhân để việc chữa trị có hiệu quả hơn. Trước những áp lực công việc cùng nhiều mối lo toàn trong xã hội hiện nay, nhiều người đang dần có xu hướng bạc tóc rất...