‘Không cần thiết học trước khai giảng để có thêm thời gian nghỉ hè’
PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT, cho rằng với việc học trực tuyến, qua truyền hình, một số chương trình có thể cắt gọn, học sinh không cần thiết học trước khai giảng.
Kỳ nghỉ hè sắp tới, con trai đang học lớp 2 của chị Hoàng Linh (Hà Nội) có rất nhiều dự định. Để con có đủ quỹ thời gian nghỉ ngơi, thực hiện những dự định đó, cũng như vì một số lý do khác, chị Linh mong muốn tựu trường muộn hơn tối thiểu nửa tháng so với mọi năm.
Phụ huynh đề xuất tựu trường muộn hơn ít nhất nửa tháng để trẻ có thời gian nghỉ ngơi. Ảnh minh họa: Liêu Lãm.
Lùi ngày tựu trường cho trẻ nghỉ ngơi
Chị Hoàng Linh thông tin trường con trai mình đang trong tháng ôn tập nước rút. Con chị ngày đi học, chiều chơi với bạn, tối ăm cơm xong học bài.
“Cuối tuần, cha mẹ vẫn cho con chơi nhưng bé chưa thỏa mãn lắm. Dự định hè sẽ du lịch, học kiểu bơi khác, đọc truyện tranh, đạp xe để lớp 3 tự đi học, rồi bóng rổ, bóng đá, cờ vua…”, chị cho hay.
Vì thế, chị hy vọng năm nay có thể tựu trường muộn để con có kỳ nghỉ hè như mong đợi.
Hơn nữa, theo nữ phụ huynh, nghỉ hè dài hơn đồng nghĩa việc con của giáo viên – những người không được nghỉ vì phải làm nhiệm vụ coi thi, chấm thi tốt nghiệp THPT, bồi dưỡng chương trình mới – không thiệt thòi vì bố mẹ có quá ít thời gian cho trẻ.
Chị nói thêm rút gọn chương trình học theo hướng giảm liều lượng kiến thức lý thuyết, tăng trải nghiệm, ngoại khóa, kỹ năng, tự học, kết hợp học online là rất tốt và nếu năm học tới triển khai được thì càng hay.
“Nhưng để làm được thì cần thời gian chuẩn bị, nhất là học sinh lớp 1 với bộ sách giáo khoa mới. Tựu trường muộn hơn cũng có lợi cho công tác này”, chị Hoàng Linh nêu quan điểm.
Video đang HOT
Hơn nữa, tại các trường đại học, tân sinh viên cần có thời gian chuẩn bị điều kiện nhập học và cũng háo hức với lễ khai giảng. Trong khi đó, năm nay, kỳ thi diễn ra muộn, các mốc thời gian đều bị đẩy lùi. Nếu điểm thi công bố ngày 27/8, đầu tháng 9 khai giảng e cập rập.
Với những lý do trên, chị Hoàng Linh đề xuất thay vì tựu trường ngày 15/8, thậm chí các trường ở Hà Nội đi học từ 1/8 như năm trước, các trường có thể xem xét tựu trường muộn hơn tối thiểu nửa tháng. Nữ phụ huynh cho rằng việc kéo dài thời gian nghỉ hè cũng có lợi cho giáo dục.
Chia sẻ góc nhìn trên, nhiều phụ huynh, giáo viên, nhà quản lý giáo dục cũng mong muốn lùi ngày tựu trường hoặc cho học sinh đi học từ khai giảng để trẻ có kỳ nghỉ hè dài hơn.
Theo dự kiến, Nghệ An bắt đầu năm học 2020-2021 muộn hơn thường lệ, lùi từ ngày 20-22/8 xuống 26/8.
Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên – Huế đề xuất năm nay, ngành giáo dục có thể tựu trường đúng ngày khai giảng năm học 5/9.
Ông Nguyễn Việt Hà, Phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, cũng ủng hộ đề xuất này. Ông thông tin thêm những năm gần đây, việc dạy học tại tỉnh này đều bắt đầu từ đầu tháng 9.
PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng không cần bắt học sinh đi học trước khai giảng. Ảnh minh họa: Anh Tuấn.
Đừng bắt ép học sinh học nhiều quá
Thực tế, không chỉ Vĩnh Phúc, nhiều năm nay, Cà Mau cũng cho học sinh chính thức vào năm học mới từ 5/9.
Ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau, cho hay do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, các trường trên địa bàn kết thúc năm học 2019-2020 ngày 10/7. Dự kiến, năm học sau bắt đầu ngày 17/8.
Tuy nhiên, trước khai giảng, học sinh chỉ đến trường, nhận lớp, ổn định chỗ ngồi. Giáo viên dạy phụ đạo hoặc bồi dưỡng, nâng cao cho những em có nguyện vọng học.
Ông ủng hộ việc cho học sinh nghỉ hè khoảng hai tháng và dành một tháng để các em tham gia các hoạt động trải nghiệm ở lớp, học phụ đạo hay nâng cao nếu cần.
Học sinh không cần thiết phải học trước, cứ để ngày khai giảng rồi học. Như vậy là hợp lý, đừng bắt ép con em mình học nhiều quá.
Nguyên Thứ trưởng GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ
Trong khi đó, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội), lại có góc nhìn khác. Ông cho biết trường Marie Curie cho học sinh nghỉ hè một tháng trọn vẹn, từ ngày 29/6 đến hết ngày 31/7.
Theo dõi tình hình các trường ở Hà Nội, ông nhận thấy một số trường kết thúc năm học từ đầu tháng 6, phần lớn trường gói gọn chương trình trong tháng này, rất ít trường bắt học đến 15/7.
Thầy Khang cho rằng nhìn ở khía cạnh tích cực, lịch tựu trường giữ nguyên như năm ngoái đồng nghĩa dịch Covid-19 chỉ ảnh hưởng đến năm học hiện tại. Năm học 2020-2021 diễn ra bình thường.
Tuy nhiên, ông khẳng định việc sắp xếp thời gian tựu trường cần linh động, đảm bảo học sinh có ít nhất một tháng nghỉ hè.
PGS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng GD&ĐT – nhận định đề xuất tựu trường vào ngày 5/9 hợp lý, không chỉ với năm học bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, mà còn các năm học sau này.
“Ngay cả bộ cũng nghiên cứu nhân việc học trực tuyến, truyền hình, một số chương trình có thể cắt gọn bớt. Vì thế, học sinh không cần thiết phải học trước, cứ để ngày khai giảng rồi học. Như vậy là hợp lý, đừng quá bắt ép con em mình học nhiều quá”, ông Nhĩ chia sẻ.
Ông nói thêm trẻ con ở tuổi cần có thời gian nghỉ ngơi nhất định, phục hồi sức lực. Ngành giáo dục nên tăng chất lượng dạy học bằng cách thay đổi phương pháp và thực hiện điều này trong suốt cả năm thông qua ứng dụng công nghệ để dạy học từ xa.
Ngoài ra, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT cho rằng dạy học trực tuyến, qua truyền hình cũng có thể áp dụng để đảm bảo sức khỏe cho người học trong thời gian còn lại của năm học 2019-2020, khi thời tiết ở miền Bắc nắng nóng, khắc nghiệt.
Ông đề xuất một tuần, học sinh có thể học từ xa 1-2 ngày và cho hay cách này đã được áp dụng tại Singapore.
“Nếu chuyển được một bộ phận sang học trực tuyến rất tốt. Nắng nóng, trẻ đi lại bên ngoài không tốt. Tôi theo dõi nhiều bài giảng trên truyền hình, thấy rất tốt, học sinh có thể tiếp thu được”, PGS Trần Xuân Nhĩ nói.
TP.HCM: Chốt thời gian kết thúc năm học, nghỉ hè từ 15/7
Quyết định điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 tại TP.HCM cho hay, các trường học hoàn thành chương trình học kỳ II năm học trước ngày 11/7. Kết thúc năm học trước ngày 15/7.
Học sinh tại TP.HCM sẽ được nghỉ hè từ ngày 15/7. Ảnh minh họa
Theo Quyết định điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tại TP.HCM, các trường hoàn thành chương trình học kỳ II năm học trước ngày 11/7. Kết thúc năm học trước ngày 15/7.
Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp THCS trước ngày 31/7.
Do vậy, vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian nghỉ hè của học sinh TP.HCM muộn hơn 1,5 tháng so với kế hoạch được đề ra từ đầu năm.
Theo kế hoạch từ đầu năm 2019-2020 tại TP.HCM, học sinh mầm non bế giảng năm học từ ngày 25-29/5. Học sinh tiểu học bế giảng từ ngày 23 - 29/5; Xét hoàn thành chương trình tiểu học trước ngày 15/6. Học sinh THCS và THPT bế giảng năm học từ ngày 25-29/5; Xét tốt nghiệp THCS trước ngày 15/6. Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020- 2021 trước ngày 31/7.
Hiện tại sở GD&ĐT TP.HCM cũng đã công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 10. Đến ngày 4/9 mới hoàn thành chương trình tuyển sinh lớp 10.
Ngay sau khi quay trở lại trường sau dịch, sở GD&ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn chi tiết việc dạy và học sau. Các trường dành 2 tuần đầu ôn tập lại kiến thức. Thầy cô tiếp dạy theo chương trình đã được tinh giản của bộ GD&ĐT.
Ngày 13/3, bộ GD&ĐT gửi công văn hỏa tốc tới chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020. Theo đó, năm học này sẽ kết thúc trước ngày 15/7.
'Hãy để học sinh nghỉ hè như ngày xưa tươi đẹp' Dịch giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng 20 năm trở lại đây kỳ nghỉ hè của học sinh bị rút ngắn lại. Trong khi đó, đây là kỳ nghỉ mang nhiều ý nghĩa, thật sự cần thiết với trẻ em. "Rất cần thiết đảm bảo cho học sinh có kỳ nghỉ hè đầy đủ, ý nghĩa. Chạy đua để học sinh đi học...