Không biết 4 điều này mà xuống tiền mua nhà thì bạn chắc chắn bị hớ
Nếu ngôi nhà được rao bán lâu hơn bình thường thì có thể nó đã được định giá quá cao. Và còn những điều bạn cần chú ý khác nữa khi mua nhà sẽ được bật mí ngay dưới đây.
Việc mua nhà là quyết định lớn trong cả cuộc đời của mỗi người. Việc lựa chọn bất động sản có giá trị phù hợp với tài chính, nằm vị trí đẹp lại đầy đủ tiện ích là ước mong của rất nhiều người.
Tuy nhiên, để đáp ứng và sở hữu được những bất động sản này mà không vướng phải các rủi ro thì bạn vẫn nên tỉnh táo trong việc xem xét các vấn đề sau.
1. Chú ý thời gian ngôi nhà được rao bán
Nếu mua nhà qua đại lý, trung gian bạn cần tham khảo từ họ thông tin căn nhà đã được giới thiệu trên thị trường bao lâu. Liệu có quá lâu so với thời gian trung bình để bán một căn nhà vào loại tương tự.
Các chuyên gia bất động sản đã chỉ ra rằng điều quan trọng là bạn nên hiểu được mức giá trung bình của bất động sản mà bạn đang quan tâm. Vì những ngôi nhà có điều kiện tốt, giá phù hợp sẽ có mặt trên thị trường rất ít. Và ngược lại, những căn nhà giá đắt, nằm ở vị trí xấu lại không có tiện ích xung quanh có thể là lý do khiến nó mãi không thể bán được.
2. Nhà đẹp nhưng nằm trong khu vực không đẹp
Ngôi nhà đẹp nhưng nằm ở khu vực hẻo lánh cũng không giá trị bằng ngôi nhà bình thường nhưng ở trong khu vực đẹp. Hình minh họa.
Nếu tìm hiểu và nhà đất bạn sẽ biết nhà đẹp cũng sẽ mất giá theo thời gian trong khi giá đất thì lại tăng lên mỗi ngày. Tức là nhà ở có thể bị hao mòn nhưng đất thì không.
Video đang HOT
Một ngôi nhà mới, to và đẹp trong khu bình thường sẽ có giá thấp hơn trong vòng vài năm tới nếu so sánh với một ngôi nhà bình thường nằm trong khu vực đẹp.
Điều này để nhắc bạn rằng khi mua nhà cần đánh giá những đặc điểm của khu vực nơi bạn định mua. Nên xem xét các cơ hội phát triển như tiện ích, khu vực hợp, doanh nghiệp,… Ngoài ra, các yếu tố như gần trường học, phương tiện giao thông công cộng, công viên,… cũng là điều nên lưu ý.
3. Công cụ định giá thiếu chính xác
Những người trung gian có kinh nghiệm, hiểu biết về khu vực bạn định mua nhà có thể đưa ra một mức giá chính xác hơn các trang web hay công cụ online. Theo các chuyên gia, bất động sản là một thị trường rất đặc thù, có thể tốt ở khu này nhưng chưa hẳn là tốt ở chỗ khác. Vì thế, định giá tài sản trên các web không hẳn là luôn chính xác hoàn toàn.
4. Xem xét các vấn đề trong ngôi nhà
Sau khi việc trả giá được hai bên thống nhất, việc kiểm tra căn nhà là điều rất quan trọng và sẽ giúp bạn có thêm những đầu mối về giá cả trên thị trường.
Lúc này bạn có thể lựa chọn cách thuê một chuyên gia có kinh nghiệm đi cùng bạn để cung cấp những lời khuyên có giá trị. Và nếu như những vấn đề họ phát hiện ra nằm ngoài kinh nghiệm thì bạn có quyền yêu cầu, đề nghị hay nhờ họ giới thiệu một chuyên gia phù hợp để xem xét vấn đề.
Bạn cũng cần nhận thức về vấn đề tiềm năng. Mọi thứ đều có thể sửa được, chỉ là vấn đề chi phí và ai sẽ chi trả chi phí đó. Bạn cần phải chắc chắn mình sẽ không rơi vào tình huống không đủ khả năng sửa chữa và chúng ảnh hưởng đến số tiền mua nhà của bạn.
5 cách mà những ai chuẩn bị vay tiền mua nhà cần phải nhớ để bạn chẳng bao giờ phải lo trở thành "con nợ"
Thực tế chứng minh, đã có rất nhiều cặp đôi vay tiền mua nhà xong mới chỉ nhận nhà được một thời gian ngắn đã phải bán tháo đi trả nợ ngân hàng.
Hầu hết đại đa số tâm lý của chúng ta là chỉ mua nhà khi đã tích cóp dành dụm được đủ tiền vì bản thân ai cũng ngại "nợ".
Tuy nhiên người sẵn sàng vay tiền ngân hàng để mua nhà song điểm khác biệt là họ luôn biết cách để mình là một "con nợ" thông minh.
Dù mang nợ nhưng vẫn luôn làm chủ được tài chính, không bao giờ để bản thân rơi vào tình trạng "vỡ nợ" khi mua nhà.
Vậy làm sao chúng ta có thể trở thành "con nợ" thông minh như thế. Dưới đây chính là những mẹo nhỏ mà bạn có thể tham khảo áp dụng cho mình.
1. Chỉ nên mua nhà khi trong tay đã có ít nhất 50 - 60% giá trị căn nhà
Hiện có rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng mua nhà khi chỉ có "2 bàn tay trắng" theo đúng nghĩa, trong túi không có một đồng nào.
Mặc dù thực tế các ngân hàng có thể cho bạn vay từ 70% - 80% giá trị căn nhà. Song điều này là không nên bởi vay nhiều quá, năng lực tài chính của bạn lại có hạn thì đương nhiên khoản nợ ngân hàng kia sẽ mang lại cho bạn áp lực rất lớn.
Thực tế chứng minh, đã có không ít cặp vợ chồng đánh liều "tay không bắt giặc" mua nhà khi trong tay chỉ có 20% tới 30% giá trị căn nhà. Cuối cùng chỉ sau 1 thời gian ngắn phải chấp nhận lỗ vốn, bán tháo nhà trả nợ ngân hàng vì không chịu nổi lãi hàng tháng.
Ảnh minh họa
Vì vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính, tỷ lệ an toàn nhất khi đi vay mua nhà là khoảng 50% - 60% giá trị ngôi nhà. Ở mức này các bạn sẽ không bị quá áp lực vì khoản nợ hàng tháng phải trả khi túi tiền của gia đình không dư giả.
Còn nếu bạn thực sự muốn vay mức trên 50% giá trị căn hộ, bạn phải đảm bảo thật chắc chắn rằng thu nhập của hai vợ chồng luôn ở mức cao, ổn định. Nếu không, rất có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng "vỡ nợ".
2. Tận dụng mối quan hệ người thân, bạn bè
Nếu trong mắt bạn bè, người thân, bạn thực sự là một người biết giữ chữ tín thì trong lúc khó khăn về tài chính bạn đừng e ngại, hãy mở lời đề nghị được giúp đỡ. Vay từ người quen lãi suất thường thấp hơn rất nhiều so với lãi suất ngân hàng.
Thậm chí nhiều người còn không tính lãi, cho bạn vay miễn phí. Tuy nhiên nếu vay từ người quen, bạn cũng cần phải chuẩn bị sẵn tâm lý là họ có thể yêu cầu bạn trả nợ bất cứ lúc nào, bởi ai cũng sẽ có việc riêng đột xuất cần tiền. Khi ấy bạn không thể nói mình chưa có tiền nên chưa trả được.
3. Cho thuê lại chính căn nhà đã mua
Ảnh minh họa.
Đây là cách làm hiệu quả được rất nhiều người áp dụng bởi khoản nợ ngân hàng là 1 gánh nặng khiến chúng ta lo tới mất ăn mất ngủ. Vậy nên nếu căn hộ bạn mua chưa sử dụng hết phòng, bạn nên nghĩ tới việc cho thuê khoảng diện tích không dùng tới, lấy tiền đó bù vào khoản vay lãi kia. Ít nhất một tháng bạn cũng kiếm thêm được 1 khoản từ chính căn hộ của mình. Việc này giúp bạn rút ngắn thời gian trả nợ lại rất nhiều.
4. Nỗ lực hết mình để có thể tất toán trước thời hạn
Không gì mệt mỏi bằng trả nợ vậy nên "giũ nợ" sớm được ngày nào chúng ta sẽ thảnh thơi sớm ngày ấy. Song để thực hiện được điều này, chúng ta phải đặt mục tiêu phấn đấu rõ ràng. Nghiêm chỉnh thực hiện nguyên tắc đề ra, không cho phép mình được ì trệ. Rất nhiều người vay tiền mua nhà tâm sự rằng, sau khi mua nhà, vì muốn trả nợ trước thời hạn họ đã nỗ lực làm việc gấp 2, 3 lần so với trước đây.
5. Nội thất gác lại sau
Có nhà mới, ai cũng thích sắm sửa nội thất mới cho tương xứng với căn hộ của mình. Đó là tâm lý chung, song nếu tài chính đang eo hẹp thì bạn nên gác lại việc mua sắm nội thất. Tạm thời chúng ta chỉ mua những gì thiết thực nhất để dồn tiền lo trả nợ ngân hàng. Khi nợ đã được "giũ", lúc ấy bạn có thể thoải mái mua sắm, trang hoàng cho mái ấm của mình thế nào cũng được.
3 năm làm lụng tích cóp của người vợ trẻ ở Sài Gòn, ngày chỉ dám ăn tiêu 50 ngàn để tiết kiệm 280 triệu đặt cọc mua chung cư 1 tỷ Để sở hữu một căn chung cư giữa thành phố Sài Gòn luôn là mơ ước của nhiều cặp vợ chồng trẻ, nhất là những vợ chồng nghèo như vợ chồng Doan. Họ phải phấn đấu bằng 100% sự nỗ lực không ngừng của bản thân suốt mấy năm liền. Khi nghe người vợ trẻ Nguyễn Thị Doan, SN 1992, điều dưỡng đa...