Không ai giải cứu, thảm cảnh đổ núi hoa ra đường hoặc cho bò ăn vì Covid-19
Tình cảnh chưa từng có khiến nhiều người lắc đầu ngao ngán chỉ vì Covid-19.
Vào mùa xuân, tại Hà Lan, những cánh đồng hoa rực rỡ sắc màu. Tuy nhiên, khi Covid-19 xuất hiện, ngành công nghiệp hoa của Hà Lan chứng kiến doanh số giảm mạnh.
Tại tập đoàn cung cấp hoa FloraHolland Naaldwijk ở Honselersdijk, các nhân viên đã phải đổ bỏ rất nhiều hoa hồng, hoa cúc và tulip do không bán được.
Hàng triệu bông hoa bị đổ bỏ đây là tình cảnh chưa từng có ở đất nước Hà Lan giữa bối cảnh dịch Covid-19.
“Giải pháp duy nhất là chúng tôi hủy bỏ chúng”, Michel van Schie, phát ngôn viên của Royal FloraHolland cho hay.
Video đang HOT
Có người trồng tulip tặng cho nhân viên y tế để thay lời cảm ơn, có người mở hàng bán để vớt vát với giá giảm.
Tuy nhiên, có người lại đem củ hoa cho bò ăn.
Theo Royal FloraHollan, 70 đến 80% tổng sản lượng hoa hàng năm của Hà Lan đang bị hủy bỏ.
Những bông hoa là công sức trồng và chăm sóc suốt nhiều tháng bị đổ bỏ khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối.
Trong một cuộc đấu giá diễn ra giữa tháng 3 vừa qua ở Hà Lan, người mua không có khiến cho một nửa trong số 30 triệu bông hoa không có ai mua.
Không chỉ có ở Hà Lan mà ở Kenya – một đất nước trồng hoa nhiều ở châu Phi cũng chứng kiến tình cảnh hoa ế, các trang trại cho nhân viên về nhà vì kinh doanh sụt giảm.
Một số trang trại hoa tạm ngừng vận chuyển hoa tới một số nước EU kể cả Hà Lan – thị trường chính cho xuất khẩu hoa của Kenya.
Nông dân Đà Lạt xót xa nhổ bỏ cả cánh đồng hoa cúc vì bán chẳng ai mua
Ảnh hưởng bởi dịch Covid-2019, nhiều nhà vườn tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng buộc phải nhổ bỏ cả vườn hoa, rau vì giá xuống quá thấp.
Ngày 17-3, phóng viên ghi nhận tại các làng hoa Thái Phiên, Vạn Thành, Hà Đông và ở các phường 7, 8, 10, 11 của TP Đà Lạt, nông dân canh tác rau, hoa các loại ai cũng buồn rầu vì nông sản đã quá lứa nhưng không người mua, giá rớt thảm hại.
Người dân Đà Lạt bấm bụng nhổ bỏ hoa cúc vì không bán được.
Anh Trương Sỹ Tùng (ngụ phường 7, TP Đà Lạt) cho biết từ sau Tết đến nay, giá hoa các loại ngày càng rẻ. Gia đình anh có 1 sào (1.000 m2) trồng hoa cúc đại đóa với khoảng 45.000 cành, vốn đầu tư trên 35 triệu đồng nhưng chỉ thu về 10 triệu đồng; số còn lại đành nhổ bỏ, chấp nhận lỗ 25 triệu đồng.
Còn anh Tuấn (ngụ đường Cao Thắng, phường 7, TP Đà Lạt) có vườn hoa cúc hơn 0,5 sào không bán được cũng phải nhổ bỏ. "Đến kỳ thu hoạch, hoa nở bung bét mà thương lái không thu mua. Nếu không nhổ bỏ thì không kịp làm đất cho vụ hoa sắp tới" - anh Tuấn ngao ngán.
Xót xa hàng triệu đóa hoa cúc nở bung bét không có thương lái thu mua.
Theo ông Hồ Ngọc Dinh, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12 (Làng hoa Thái Phiên, TP Đà Lạt), địa phương có nhiều phương án hỗ trợ nông dân nhưng cũng chỉ được phần nào chứ không giúp hết được. "Trước tình trạng các mặt hàng nông sản gặp khó khăn đầu ra, rớt giá, địa phương khuyến cáo người dân xuống giống đợt tới với diện tích vừa phải để tránh thua lỗ nặng" - ông Dinh nói.
Người dân Đà Lạt chở hoa cúc đi bỏ để chuẩn bị vụ mới.
Không chỉ hoa, các loại rau ăn củ cũng lâm tình trạng ế ẩm. Đại diện Công ty Đồng Xanh (TP Đà Lạt) cho biết hằng ngày, công ty cung cấp hơn 3 tấn rau xà lách lô lô, xà lách Mỹ cùng các loại rau cho hệ thống nhà hàng ở TP HCM. Nhưng nay, do dịch Covid-19 khiến nhiều nhà hàng đóng cửa nên lượng rau các loại tiêu thụ chỉ bằng 1/10 so với bình thường.
Theo Người lao động
Không chỉ ở Việt Nam, tôm hùm đang ế ẩm đợi giải cứu khắp nơi Khi giá của tôm hùm bị rung chuyển do sự bùng phát dịch cúm COVID-19, thứ xa xỉ này đã có thể được chuyển thành nhiều món ăn hơn. Những con tôm hùm từng được chuyển đến châu Á trên các chuyến bay để phục vụ các tháng đầu năm mới của Trung Quốc đã bị hủy bỏ do bùng phát dịch liên...