Không ai “chơi” như dân Việt: Mua quất Nhật 2 triệu đồng/kg về làm mứt ăn Tết cho sang chảnh
Mặc dù có giá lên đến 2 triệu đồng/kg nhưng quất Nhật vẫn đang được nhiều người lùng mua để về ăn Tết.
Quất Nhật Kinkan là loại quả cùng họ với cam, quýt nhưng lại có thể ăn được cả vỏ. Đây là loại quả được thu hoạch vào mùa đông tại Nhật và được trồng chủ yếu trên đảo Kyushu, đặc biệt là ở tỉnh Miyazaka.
Quất Nhật có vỏ mỏng ăn giòn, thịt hơi chua ngọt. Loại quả này thường được ăn nguyên quả, không cần bóc vỏ. Ở Nhật Bản, quất được sử dụng làm mứt hoặc ăn quả tươi.
Dân Việt có tâm lý sính ngoại, đặc biệt là giới nhà giàu. Lúc nào họ cũng ưu tiên chọn hàng ngoại mặc dù giá của chúng cao gấp cả 10-20 lần giá trái cây nội.
Gần đến Tết Nguyên đán, loại quả này càng được các bà nội trợ Việt sành ăn săn lùng mua về làm mứt Tết vì e sợ quất đang bán ở ngoài chợ là quất Trung Quốc hoặc quất Việt nhưng bị phun nhiều hóa chất độc hại.
Chị Kim Nhung (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, nhà chị đã dùng quất Nhật từ ba năm nay, mà phải là hàng xách tay. Chị khá dè dặt với các loại quất rẻ tiền đang được bày bán nhiều ở chợ bởi lo ngại có nhiều chất bảo quản độc hại.
Video đang HOT
“Quan điểm của tôi là hàng đắt tiền đồng nghĩa với chất lượng tốt và được đảm bảo. Thế nên, cứ loại quất nào có giá đắt thì tôi mua”, chị Nhung chia sẻ.
Nhiều người đang lùng mua loại quất này để về làm mứt Tết
Tại một số cửa hàng trái cây nhập khẩu cao cấp, quất Nhật Bản được rao bán với giá từ 900.000-1.500.000 đồng/kg, thậm chí, có cửa hàng còn bán với giá gần 2 triệu đồng/kg.
Giá cao là vậy, nhưng không phải lúc nào cũng có sẵn hàng. Nhân viên một cửa hàng trái cây nhập khẩu cao cấp tại Hà Nội cho biết, ngày thường quất Nhật hay có sẵn, nhưng khoảng 2 tuần nay khách muốn mua phải đặt trước, hàng sẽ về sau 3 ngày đến một tuần.
Ngoài việc ăn trực tiếp, quất Nhật còn có thể làm mứt hoặc ngâm nên rất được người dùng ưa thích. Chị Thu Thuỷ quản lý tại một cửa hàng hoa quả nhập khẩu tại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ trên Dân Trí, cửa hàng của chị phải tăng lượng nhập gấp đôi để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp Tết.
Dù giá khoảng 390 nghìn đồng/hộp 250gr, nhưng theo chị Thuỷ, hiện nay quất đang hết và phải chờ đợt hàng tới. Khách có thể sẽ phải đặt trước một tuần nếu mua vào dịp cận Tết nguyên đán.
Theo gia đình net
Lùng mua heo mọi ăn Tết
Giá heo hơi thường đang tiến sát giá heo rừng lai (heo mọi) nên mùa Tết năm nay nhiều gia đình đổ xô đặt mua giống heo này ăn Tết
Giá heo thường tăng đột biến và đang tiến đến mốc 100.000 đồng một kg hơi. Nên, thay vì ăn heo thường, nhiều gia đình đang săn lùng heo mọi để mua.
Chị Hà ở quận Bình Thạnh (TP HCM) cho biết, năm nay thay vì đặt mua heo thường 100.000 đồng một kg hơi, chị quyết định chọn heo mọi giá 120.000 đồng một kg. Để chắc chắn có hàng, chị đã đặt cọc con heo mọi 40 kg tới 4 triệu đồng.
Heo mọi thường được thả rông nên thịt khá săn chắc. Ảnh: MH.
Cũng săn mua heo mọi, chị Loan ở Bình Dương biết một gia đình có nuôi 3 con, xin đặt hàng từ sớm mà chủ không chịu bán nên chị đành tìm mua các mối nuôi chuyên nghiệp với giá 140.000 đồng một kg, tăng 20.000 đồng mỗi kg so với thông thường.
"Tôi năn nỉ để lại một con với giá 160.000 đồng một kg nhưng họ không bán, nên buộc phải tìm mua các mối khác sớm. Dự báo, giá heo thường dịp Tết năm nay cũng có thể ngang ngửa heo mọi", chị Loan nói.
Săn tìm mua heo mọi cả tháng nay, chị Hải ở Kon Tum cho biết năm nay không chỉ heo mọi khan hiếm mà cả heo thường tìm mua cũng khó. Do đó, sau khi mất một thời gian dài vào trong buôn làng tìm mua không có thì năm nay chị đành chuyển sang đặt giò bò, giò bê và tìm mua dê để phục vụ Tết.
Là đầu mối chuyên nuôi heo mọi ở Đồng Tháp, anh Hòa cho biết, lượng người tìm mua heo mọi cho dịp Tết năm nay tăng đột biến. "Năm nay tôi nuôi khoảng 300 con heo mọi để cung ứng ra thị trường, đều được khách sỉ và lẻ đặt mua từ sớm với giá 130.000 đồng một kg hơi", anh Hòa nói và cho hay, hiện khá nhiều khách lẻ gọi đặt mua nguyên con nhưng đã hết hàng.
Cũng xác nhận heo mọi Tây Nguyên "cháy hàng" cho dịp Tết, anh Thanh, thương lái ở Đăk Lăk dù miệt mài tìm mối nhưng không gom được nhiều. "Nếu năm ngoái tôi thu mua được khoảng 400 -500 con từ các buôn làng thì năm nay lượng hàng gom được chưa tới 200 con", anh Thanh nói và giải thích nguyên nhân khiến heo khan hiếm là do nhu cầu tăng cao. Thay vì mua heo thường, khách lẻ đã tìm mua heo mọi từ rất sớm.
Heo mọi hay còn gọi lợn mọi, lợn đen, lợn mán, lợn cắp nách... Đây là loại heo được lai giữa heo rừng vào heo nhà. Heo mọi có hình dáng nhỏ con, nuôi chậm lớn, thường chỉ nặng khoảng 20-40 kg nên thịt săn chắc.
Theo vnexpress
Mua vé máy bay, xe tàu về quê ăn Tết người dân cần phân biệt vé giả Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải chủ động bán vé trước cho hành khách bằng nhiều hình thức và ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua vé, có biện pháp chống việc đầu cơ, buôn bán vé gây mất trật tự xã hội. Để đảm bảo an toàn giao...