Khởi nghiệp gắn với nghiên cứu khoa học: Cuộc thử sức của giới trẻ
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 khiến các nhà trường đứng trước những cơ hội và thách thức của thời cuộc.
Sinh viên Khoa Công nghệ Trường ĐH Văn Lang nghiên cứu trong phòng Lab chuyên môn. Ảnh: Công Chương
Từ những trải nghiệm khám phá của học sinh phổ thông để hiểu về bản thân và định hướng nghề nghiệp trong tương lai đến hoạt động khởi nghiệp của sinh viên trên giảng đường đại học cho thấy một làn sóng, cuộc thử sức của giới trẻ để sẵn sàng hành trang vào đời.
Ươm mầm sáng tạo
Ngày hội STEM được tổ chức tại Trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Nam Định (Nam Định) được đánh giá thành công khi khơi dậy được động cơ, hoài bão và hứng thú sáng tạo của học sinh nhà trường. Nói như nhà giáo Trần Thị Mai – Hiệu trưởng nhà trường: Giúp và hướng dẫn học sinh sáng tạo sản phẩm khoa học để thúc đẩy đam mê học tập, nghiên cứu sáng tạo của học sinh, đồng thời truyền cảm hứng sáng tạo trong học tập.
Chính vì thế, chúng tôi tạo điều kiện để các em học sinh, được “nhúng mình” trong mỗi đề tài nghiên cứu khoa học, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng là một trải nghiệm không hề dễ dàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học. Từ việc xây dựng, lựa chọn ý tưởng nghiên cứu ban đầu, đến quá trình tìm tòi, hiện thực hóa đề tài khoa học, thầy cô giáo luôn là những người thắp lửa và đồng hành để HS khám phá, vận dụng tri thức, giải quyết những tình huống thực tiễn trong đời sống.
Video đang HOT
Ở Trường THPT Trần Hưng Đạo, những đề tài nghiên cứu của HS hết sức thực tế và gần gũi với đời sống sinh hoạt thường ngày. Trong nhiều dự án sáng tạo khoa học, GV và HS có sự đồng hành của các giảng viên đến từ các trường ĐH, CĐ. Từ việc sử dụng chiếc bút bi, pin đồng hồ, đến câu chuyện xử lý rác thải trong trường học cũng có thể là nguồn cảm hứng sáng tạo đề tài khoa học cho các em.
Có thể hàm lượng khoa học chưa cao, mức độ giải quyết vấn đề đời sống thực tế của các đề tài còn nhiều ý kiến bỏ ngỏ, nhưng nỗ lực thực hiện công việc nghiên cứu khoa học của học sinh luôn xứng đáng được ghi nhận. Trong đó, tiêu biểu như thiết bị “Robot đa nhiệm “Alpha A7″ của học sinh Trần Bảo Long lớp 12A7; hệ thống “Tên lửa nước” của chi đoàn 11A8, “Máy hút bụi mini làm bằng ống nhựa” của chi đoàn 10A1… đều hết sức gần gũi đời thường.
Không chỉ ở cấp THPT, các trường THCS ở Nam Định cũng sôi nổi phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh. Từ những cuộc thi, ngày hội STEM đã và đang ươm mầm, để HS làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với khởi nghiệp sáng tạo.
Nếu ở bậc phổ thông, các nghiên cứu khoa học thường gắn nhiều hơn với hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cùng giờ học bộ môn thì ở bậc đại học, nghiên cứu đã rõ nét hơn. Nhiều nghiên cứu không chỉ dừng lại ở cái hay, lạ, hướng về cộng đồng mà còn là những giá trị kinh tế, là nguồn lợi thu về nếu được đầu tư phát triển sản xuất. Thật mừng là nghiên cứu khởi nghiệp của các bạn trẻ đều hướng đến xanh và sạch.
GS.TS Trần Trung Việt, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy Lợi trao giải Nhất cho các sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp. Ảnh: Lan Khuê
Vào cuộc để thử sức
Nghiên cứu khoa học gắn với khởi nghiệp ở trường đại học ngày càng được chú trọng. Các hoạt động đổi mới đào tạo đã gắn kết với nghiên cứu và khởi nghiệp từ chính những nội dung đào tạo, đến hoạt động kỹ năng mềm cho sinh viên. Đề tài “Vật liệu xanh GPN” đến từ Nhóm sinh viên Khoa Công trình (Trường ĐH Thủy lợi) đã trở thành nhà vô địch tại Cuộc thi “Sinh viên Thủy lợi với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020.
Đây là sân chơi được trường tổ chức nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên trong thời gian học tập tại trường; Tạo môi trường và cơ chế hoạt động khởi nghiệp, khuyến khích sinh viên sáng tạo, hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp góp phần tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
GS.TS Nguyễn Trung Việt – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi chia sẻ: Cuộc thi “Sinh viên Thủy lợi với ý tưởng khởi nghiệp” là sân chơi trí tuệ, nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên trong thời gian học tập tại trường.
Nhà trường tạo môi trường và cơ chế hoạt động khởi nghiệp, khuyến khích sinh viên sáng tạo, hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, các dự án khởi nghiệp góp phần tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Có thể thấy 30, đề tài tham gia và 11 báo cáo xuất sắc lọt vào vòng Bán kết cuộc thi, trong đó, có 6 đề tài được Ban tổ chức lựa chọn đi tiếp vào vòng Chung kết là Chuỗi cung ứng nhựa sinh học B-SHINE; Nước rửa chén Sapowash; Hệ thống thông tin các hoạt động TLU; Vật liệu xanh GPN; VAC – Trợ lý gia đình; Tranh hạt coco handmade.
Nhận xét về phong trào nghiên cứu khoa học gắn với khởi nghiệp đang lớn mạnh trong các nhà trường, Vụ trưởng Vụ GD Chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT), ông Bùi Văn Linh cho rằng: Từ các cuộc thi khởi nghiệp trong HS-SV đã và đang cho thấy xu thế mang tính thực tiễn.
Các dự án khởi nghiệp tham dự cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020 ở nhiều trường ĐH đều hướng đến giải quyết các vấn đề của cộng đồng, xã hội góp phần tạo đột phá đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội.
Các lĩnh vực của cuộc thi bao gồm: Khoa học, công nghệ; Công nghiệp, chế tạo sản phẩm; Nông, lâm, ngư nghiệp; Giáo dục, y tế; Dịch vụ, du lịch; Tài chính, ngân hàng; Kinh doanh tạo tác động xã hội; ngành nghề khác và lĩnh vực kinh doanh khác… đã và đang phản ánh hoài bão học tập, nghiên cứu và cống hiến của giới trẻ.
Tiếp tục nâng cao năng lực ngoại ngữ trong giới trẻ
Sáng qua (8.10), T.Ư Đoàn phối hợp Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết chương trình phối hợp giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và ngành giáo dục giai đoạn 2016 - 2020.
Anh Bùi Quang Huy tại hội nghị - HÀ ÁNH
Tham dự hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh đánh giá cao những kết quả đạt được giữa Bộ GD-ĐT và T.Ư Đoàn trong chương trình phối hợp. Thành tựu này được thể hiện trên nhiều mặt: giáo dục chính trị tư tưởng học sinh và sinh viên, định hướng nghề nghiệp và khởi nghiệp, hoạt động nghiên cứu khoa học... Trong đó, công tác giáo dục, bồi dưỡng học sinh, sinh viên (HS, SV) được triển khai đa dạng, phong phú nội dung và hình thức. Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng người học, đặc biệt trên mạng xã hội có nhiều chuyển biến tích cực...
Hội nghị cũng thống nhất các nội dung trong dự thảo chương trình phối hợp giai đoạn 2020 - 2025. Đáng chú ý trong dự thảo này, việc tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế cho học HS, SV.
Bên cạnh thực hiện đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025", hai đơn vị còn sẽ phát động phong trào học tiếng Anh trên cả nước, đặc biệt là phong trào "Giáo viên và học sinh cùng học tiếng Anh". Một nội dung quan trọng của dự thảo còn ở việc nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút, sử dụng có hiệu quả HS, SV học tập ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp đóng góp xây dựng đất nước.
Anh Bùi Quang Huy, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam, cho rằng cần nghiên cứu, rà soát, tăng cường các giải pháp cơ chế về khởi nghiệp trong giai đoạn tới, đặc biệt trong SV. Tăng cường các hoạt động, kiểm tra, giám sát để đảm bảo cơ chế hoạt động, chế độ chính sách cho HS, SV, giáo viên, giảng viên trẻ tham gia công tác Đoàn - Đội - Hội trong nhà trường.
NCKH trong trường phổ thông - "cuộc chơi" hướng về tương lai Với mục đích giúp học sinh làm quen với nghiên cứu khoa học (NCKH), nhiều trường học đã tổ chức thực hành hoạt động nghiên cứu; đưa các em đến với các trường đại học để trải nghiệm thực tế... Những hoạt động này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả mà còn khuyến khích HS sáng tạo trong học tập. Từ thực...