Khối “kim cương rừng” của anh nông dân Hà Nội, giá triệu đô mà chủ nhân không bán
Đã từng có khách trả giá tới hàng chục triệu đô/kg, nhưng chủ nhân của khối trầm không bán và giữ lại như một báu vật cho mình.
Phải mất khá nhiều thời gian cũng như qua nhiều người giới thiệu, phóng viên mới hẹn gặp được chủ nhân cũng như mục sở thị khối Kỳ nam hóa thạch này.
Khối trầm hương “hắc kỳ” của anh Nguyễn Văn Lợi ở Đông Anh, Hà Nội có trọng lượng hơn 3kg bao gồm: 1 tượng phật bà Quan âm cùng 3 thanh Kỳ nam đã hóa thạch.
Anh lợi sở hữu khối kỳ nam hóa thạch này từ những năm 1995-1996, khi anh công tác tại một huyện giáp ranh giữa Quảng Nam và Kon Tum.
“Vì công việc nên tôi thường lăn lộn tới miền núi, cũng là cái duyên nên mới gặp và mua được thứ “ kim cương” của rừng thiêng này” – anh Lợi cho hay.
Để tìm được một khúc kỳ nam, các “phu săn” phải băng rừng, lội suối thậm chí đánh đổi cả mạng sống.
“Tuy nhiên, không phải ai cũng dám đánh đổi cả mạng sống sẽ tìm được thứ ngọc của núi rứng, nó còn là cái duyên nữa” – một trong những phu tìm trầm kể với phóng viên.
Video đang HOT
Khúc hắc kỳ của anh Lợi có hai màu dễ nhận biết là đen và trắng.
Quan sát kỹ hơn những vân gỗ vẫn còn hằn lên trên từng khúc kỳ.
Theo năm tháng khối kỳ cứ biến đổi dần chuyển từ màu đen sang màu trắng tuyết.
“Bức tượng Quan thế âm này tôi thuê người tạc cách đây hơn mười năm, khi đó là một khối màu đen tuyền, nhưng hiện tại đang chuyển dần thành những vạt trắng tuyết” – anh Lợi cho hay.
Một khối hắc kỳ nặng 1,4kg của anh Lợi.
Quan sát kỹ những vân gỗ vẫn còn hằn lên trên khối hắc kỳ.
Theo bật mí của anh Lợi, những năm 2003 -2004 một nhóm người Ấn Độ đã tìm đến và trả anh với giá vài chục triệu đô/1kg hắc kỳ nhưng anh không đồng ý.
Trầm hương được ví là một trong những thứ cực kỳ quý hiếm mà rừng thiêng ban tặng cho con người. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nghiên cứu nào về tác dụng của nó.
“Trầm được biết đến là thứ lũa được kết lọc từ nhựa của cây bầu gió, trải qua quá trình chuyển hóa trở thành trầm. Trải qua năm tháng, loại trầm sẽ chuyển đổi tiếp thành Hồng kỳ, Hắc kỳ và Bạch kỳ” – anh Trung, một trong những người am tường về loại Kỳ nam phân tích
Có mỏ "kim cương" tưởng giàu, anh nông dân phải đào cho cả làng vì thảm cảnh này
Những người dân trong làng lần đầu được thưởng thức thực phẩm thượng hạng mà họ chưa bao giờ được nếm.
Nấm cục đen còn được ví như "kim cương đen" là thực phẩm rất đắt đỏ, nhưng vì Covid-19 nên không thể bán được cho các nhà hàng khiến nông dân lâm vào "thảm cảnh".
Vì vậy, anh Mike Collison, Shropshire, anh đang đào nấm cục đen đắt đỏ cho những người sống gần nhà để tránh lãng phí.
Theo anh Mike, số nấm lên đến 100kg trị giá 30.000 bảng Anh đang bị thối trong lòng đất.
Khoảng 50 người trong làng đã được nếm thử món ăn mà có lẽ trước đây họ chưa từng ăn.
Nấm cục đen và nấm cục trắng là 2 loại nấm cục nổi tiếng. Giá bán có thể lên đến hơn 100 USD/80g (2,3 triệu đồng/80g).
Năm 2014 từng có một nấm cục trắng lớn nhất thế giới đã được đưa tới New York, Mỹ và có nhân viên bảo vệ. Sau đó, khối nấm nặng gần 2kg được bán đấu giá với giá 61.000 USD.
Trước đây, để tìm nấm cục dưới đất, người ta dùng một loại lợn nhưng ngày nay con người dùng một loại cún để đánh hơi. Từ thời cổ đại, nấm cục đã xuất hiện trên bàn ăn của giới thượng lưu, hoàng tộc, làm các món salad khai vị...
Chuyên gia âm thưc Brillat-Savarin ơ Phap hôi thê ky 18 tưng mô ta nâm nay la "kim cương cua nha bêp".
Nơi mọc của nấm cục là dươi long đât, gân rê cua môt sô cây như gô sôi ơ khu vưc Trung Âu.
Vittorio Giordano, Pho chu tich công ty cung câp va phân phôi nâm cuc Urbani Truffle USA Inc cho biết, công ty có 18.000 chuyên tìm nấm khắp thế giới. Nhưng có người chỉ kiếm được được chưa đên 1 lang.
Mùa nấm cục cũng rất ngắn, chỉ vài tháng trong năm. Sau 5 ngày thu hoạch, mùi cay nồng của nấm giảm bớt một nửa nên người ta phải dùng sớm.
Chúng phải được chế biến càng nhanh càng tốt vì sau khi thu hoạch được sẽ bị ngót dần, có thể mất tới 5% trọng lượng/ngày.
Bơ booth rớt giá thê thảm chỉ 5.000 đồng/kg, nông dân neo quả trên cây chờ giá lên Nếu như tại thời điểm năm 2016 giá bơ booth lên đến 100.000 đồng/kg thì hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, thương lái chỉ thu mua với giá vài nghìn đồng/kg, khiến nhiều hộ nông dân trồng bơ không khỏi ngao ngán, nhiều nhà vẫn tìm cách neo trái trên cây chờ giá lên. Cách đây 6 năm, nhận thấy bơ...