Khởi động sau kỳ nghỉ
Sau Tết thường xảy ra các sự cố tập luyện bởi lấy lại thói quen cũ sau một vài tuần “thả ga” không phải là chuyện đơn giản
Anh Trần Văn A. (55 tuổi, quê Bình Thuận) tiết lộ một “kỷ niệm” để đời. Hết Tết, vòng eo của hai cha con anh A. có phần “tăng size”, anh hăng hái xách vợt cầu lông ra công viên với con gái. Ai dè mới đánh vài cái, anh A. choáng váng, hoa mắt, vã mồ hôi, ngã ngồi tại chỗ, con gái và vài người quanh đó phải đưa anh đến bệnh viện (BV).
1-2 tuần “thoải mái”: Không phải chuyện nhỏ
Anh Nguyễn Minh V. (47 tuổi; ngụ quận 4, TP HCM) cũng vừa trải qua cơn chuột rút đến ám ảnh sau Tết. “Ngày thường, tôi vẫn chạy bộ khoảng 5 km/ngày, nghỉ mỗi 2 tuần dịp Tết. Ai dè khi chạy lại chỉ khoảng hơn 2 km thì thấy toàn thân đau dữ dội, hóa ra do chuột rút nhiều chỗ trên cơ thể”.
Anh Trần Hồng T. (48 tuổi; quận Bình Thạnh, TP HCM) chỉ vào chiếc băng hỗ trợ trên cổ chân: “Tôi đang chạy bỗng mệt, quỵ ngã, chấn thương dây chằng nặng. Chưa kể cơ bụng đau rần đến mấy ngày sau, bác sĩ (BS) nói tôi “tham”, hít đất là động tác nặng mà ngày đầu tập lại đã cố hít tới mấy chục cái”.
Khi bắt đầu tập luyện lại sau Tết, hãy bắt đầu với mức độ nhẹ nhàng để cơ thể kịp thích nghi. (Ảnh chỉ có tính minh họa). Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Theo BS chuyên khoa II Vương Hữu Định, Khoa Chấn thương chỉnh hình BV Đa khoa Vạn Hạnh, 1-2 tuần không tập luyện có thể tác động nhiều đến cơ thể. Với người bình thường, sau 1-2 tuần ngưng tập thể dục thể thao vì “bận” ăn Tết thì khả năng hoạt động, sức chịu đựng của cơ thể sẽ giảm đi rất nhiều.
Chú ý các dấu hiệu bất ổn
BS chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Thống Nhất, giải thích cảm giác mệt nặng, muốn hụt hơi, choáng váng, tăng huyết áp… mà nhiều người gặp phải trong buổi tập lại đầu tiên là biểu hiện của sự kiệt sức, do cơ thể chưa kịp làm quen lại với chế độ tập luyện cũ. Nguy hiểm nhất là nhóm người đang mang trong mình bệnh lý mãn tính, như bệnh tim mạch, bởi việc gắng sức sẽ khiến hệ tim mạch làm việc quá sức, nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm là rất cao.
“Khi gặp một cơn mệt nặng như vậy, nên nghỉ ngơi, chọn chỗ mát mẻ, uống bù nước. Thông thường cơn choáng váng sẽ qua đi trong vòng 30 phút. Nhưng nếu cơn mệt không qua đi, ngồi nghỉ mà vẫn có dấu hiệu nặng thêm, có biểu hiện khó thở, đau ngực, đau đầu dữ dội, muốn ngất…, bệnh nhân cần được đưa đi viện gấp” – BS Trương Quang Anh Vũ lưu ý.
Ngoài ra, 1-2 tuần lễ nghỉ Tết, thường người ta ăn ít lành mạnh hơn ngày thường, là cơ hội của các bệnh lý mạn tính có nguy cơ trở nặng. Vì vậy, nếu thấy bản thân không ổn sau kỳ nghỉ, việc đầu tiên nên làm là đến BS tái khám, tránh xảy ra tình huống vận động quá sức khi bệnh đang nặng.
Video đang HOT
TS-BS Nguyễn Tiến Lý, Phó Giám đốc Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, phân tích: “Tập thể dục thể thao là việc thường xuyên, hằng ngày, giống như chúng ta ăn cơm. Gián đoạn một thời gian, dù chỉ là 1-2 tuần cũng đủ để bạn nên cẩn thận, bắt đầu tập lại thật nhẹ nhàng như người chưa từng tập hoặc như người đã vài tháng, vài năm không tập. Ví dụ bình thường tập chạy 2-3 km thì ngày đầu tiên tập lại chỉ nên chạy khoảng 500 m, hôm sau có thể 1 km, từ từ tăng dần lên”.
Trong những ngày tập luyện lại đầu tiên, nhiều người có cảm giác đau tuy không quá mạnh nhưng “rêm rêm” nhiều chỗ trên cơ thể. TS-BS Nguyễn Tiến Lý cho biết đó là những “chấn thương vi thể” không thấy được, không làm bạn gục ngay nhưng nếu chủ quan không chịu nghỉ ngơi mà cứ cố tập thì các chấn thương nho nhỏ ấy sẽ cộng dồn lại với nhau, đến một lúc sẽ phát triển thành chấn thương mãn tính. Khi đó, bạn sẽ phải chịu đựng những cơn đau kéo dài, thậm chí có người suy nhược thần kinh vì đau mãn tính.
Thời gian thích nghi tùy vào lứa tuổi
TS Nguyễn Tiến Lý lưu ý nếu tự nhiên bị chuột rút, bị đau, cảm thấy mệt quá thì nên nghỉ ngơi. Cần phải biết vấn đề cơ bản là thời gian thích nghi của cơ thể cũng tùy vào lứa tuổi, người lớn tuổi sẽ thích nghi chậm hơn thanh niên. Bên cạnh việc bắt đầu lên kế hoạch tập luyện trở lại, cần ổn định chế độ ăn uống, giờ giấc sinh hoạt.
ANH THƯ
Theo nguoilaodong
Cả thế giới ngạc nhiên với bí quyết sống lâu mạnh khỏe của người Nhật
Nếu bạn cho rằng người Nhật sống thọ và khỏe mạnh do nước họ giàu, có nền y học hiện đại... thì đã nhầm to. Trên thực tế, lý do sống thọ của người Nhật đơn giản tới không ngờ.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỉ lệ sống thọ cao nhất trên thế giới. Theo WHO, trong bảng xếp hạng tuổi thọ của các đất nước, Nhật Bản đứng đầu, đạt 84,2 năm, trong đó: Tuổi thọ của phụ nữ là 87,1 tuổi và của nam giới là 81,1 tuổi.
Bí quyết giúp người Nhật khỏe mạnh và sống thọ, không bị béo phì, đó là họ đã duy trì những điều sau suốt cả cuộc đời mình.
Ăn uống thanh đạm và thật chậm
Những người đã từng đến Nhật Bản sẽ trải nghiệm và cảm nhận rõ chế độ ăn nhẹ nhàng thanh đạm và chậm rãi của họ.
Chế độ ăn góp phần rất lớn trong việc duy trì sức khỏe và tuổi thọ của người Nhật.
Các thực phẩm tự nhiên như: Cá, đậu nành, rau, vừng và trà xanh trong chế độ ăn uống của người Nhật đều là những thực phẩm ít béo. Món ăn ít muối và có hàm lượng protein cao. Cấu trúc chế độ ăn uống này khiến mọi người ít bị đột quỵ hơn.
Bên cạnh đó, chế độ ăn chậm làm cho não lặp lại phản ứng trong khi nhai. Khi não cảm thấy bụng no, nó sẽ nhắc bạn nên ngừng ăn. Ăn chậm không những có thể giúp kiểm soát tốt cân nặng, mà còn giúp cho bạn bảo vệ tốt sức khỏe của đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột và từ đó tăng cường tuổi thọ.
Ăn nhiều hải sản và đậu
Người Nhật ăn ít thịt đỏ và ăn nhiều hải sản và đậu. Là một đất nước bao quanh là biển với ngành ngư nghiệp phát triển nên Nhật Bản rất giàu hải sản. Cá là một thực phẩm thiết yếu cho mỗi người Nhật.
Vì cá rất giàu axit béo không bão hòa, nó có thể ngăn ngừa triệu chứng hình thành cục máu đông, có lợi cho việc ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim và lão hóa não.
Ăn uống vệ sinh
Các món ăn của Nhật luôn nổi tiếng tươi ngon, sạch sẽ.
Tuy món ăn Nhật có rất nhiều đồ sống, nhưng người Nhật lại rất ít bị ngộ độc thực phẩm do họ rất coi trọng vệ sinh thực phẩm. Dù cũng ăn đũa nhưng họ duy trì việc chia thức ăn ra thành phần nhỏ trước khi ăn để không chung đũa chung bát.
Ví dụ, họ sẽ lấy thức ăn ra một cái bát rồi họ mới ăn, không sử dụng đũa của mình gắp vào phần thức ăn chung của cả gia đình.
Làm việc nghỉ ngơi điều độ, thích đi bộ, tập thể thao
Người Nhật được giáo dục chăm chỉ hoạt động từ khi còn nhỏ.
Người Nhật coi tập thể dục là một phương tiện quan trọng để "làm cho dân giàu cho nước mạnh" hay "phú dân cường quốc". Tại Nhật Bản, mỗi sáng hoặc tối, hàng chục nghìn người chạy đến các sân thể thao và nơi hoang dã để tham gia các môn thể thao như chạy bộ, tennis, bóng chày, cầu lông và bóng đá.
Ông già và bà già cũng thành lập thành các đội/nhóm để chơi. Người Nhật đặc biệt thích đi bộ trên đường phố. Họ ủng hộ "phương pháp tập thể dục đi bộ" và ủng hộ việc đi bộ 10.000 bước mỗi ngày để tăng cơ hội rèn luyện thể chất. Chỉ có những người vội vã, cần đi làm cho kịp thời gian thì họ mới đi tàu điện ngầm hoặc xe buýt, lái xe đi làm.
Hầu hết người Nhật đều đã lên được cho mình nguyên tắc sống cũng như lịch làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, tỷ lệ thức khuya ở Nhật hiện đã thấp hơn rất nhiều so với người Trung Quốc.
Sống lạc quan
Sống lạc quan, tích cực giúp người Nhật kéo dài tuổi thọ.
Thái độ sống của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, phần lớn lý do khiến một người nào đó sống đến 90 tuổi là nhờ vào thái độ và hành vi sống lạc quan về quá trình lão hóa cũng như cuộc sống. Nếu bạn sống lạc quan và tích cực, tuổi thọ của bạn có thể tăng thêm mười năm hoặc thậm chí nhiều hơn.
Minh Khôi (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Đứng dậy nhanh là choáng, có phải dấu hiệu "yếu tim" gây đột quỵ? Tôi nghe nói nhiều người thuộc dạng dễ bị choáng khi đứng dậy nhanh thường tim rất yếu, về già sẽ càng nặng hơn, giảm tuổi thọ. Tôi cũng bị và cảm thấy triệu chứng đang nặng hơn... Ảnh minh họa Bạn đọc Trần Thị Mộng C. (nữ, 52 tuổi, huyện Củ Chi, TP HCM), hỏi: Chào bác sĩ, từ lúc nhỏ tôi...