Khởi đầu của những nhà thiết kế game nổi tiếng
Không phải Designer nổi tiếng nào cũng có một khởi đầu tươi sáng.Trong xã hội hiện nay, bất kì ai khi bắt đầu đều phải chen chúc từ những vị trí thấp nhất (tất nhiên ngoại trừ tầng lớp COCC). Đó là lí do người ta gọi là nấc thang sự nghiệp. Bạn bắt đầu từ những bậc thấp, cố gắng làm việc, nâng cao trình độ, tay nghề để có thể bước được lên những bậc cao hơn. Ai cũng vậy, và tất nhiên những nhà phát triển game nổi tiếng trên thế giới cũng không phải là ngoại lệ.
Giờ đây, họ có thể là những cái tên quá nổi tiếng với doanh số game bán ra khiến Hollywood cũng phải ganh tị, nhưng họ cũng phải bắt đầu với những thứ ít hào nhoáng hơn rất nhiều. Chúng ta hãy cùng nhìn lại quá khứ của một số nhà phát triển game thành công nhất trên thị trường hiện nay, để xem những game đầu tay của họ “hay ho” đến thế nào nhé.
Hideo Kojima
Nổi tiếng qua: Series Metal Gear Solid.
Bắt đầu với: Penguin Adventure, một game platform giả 3D được phát hành trên console MSX vào năm 1986. Đây là một game khá ổn nếu so sánh với phần cứng thời đó, và Penguin Adventure cũng là nguồn gốc của chú chim cánh cụt vác súng trong series Parodius.
Những dấu hiệu thành công trong sự nghiệp: Penguin Adventure gây ấn tượng khá lớn về mặt công nghệ và hoàn thiện hơn hẳn so với người tiền nhiệm của mình, Antarctic Adventure. Game đã có những trận đấu boss, các yếu tố RPG, và các NPC để tương tác và mua bán, cũng như cho phép người chơi hoạt động tự do hơn. Có thể nói, đây là một bước đệm khá vững chắc, làm tiền đề cho những thành công của Hideo Koijima về sau này.
Peter Molyneux
Nổi tiếng qua: Series The Fable, series Black and White, Poplous, Theme Park.
Bắt đầu với: Một trò chơi text-based (phụ thuộc hoàn toàn vào gõ chữ) thuộc dạng mô phỏng kinh doanh có tên The Entrepreneur. Ông tự phát hành game này vào năm 1984, bằng cách tự copy ra hàng trăm bản bằng một chiếc máy quay phim, và bán game qua mục quảng cáo trên một tạp chí.
Những dấu hiệu thành công trong sự nghiệp: Xem ra, thể loại này không phù hợp với các game thủ thời đó lắm, khi The Entrepreneur chỉ bán được có… 2 bản. Thế nhưng, cơ chế giả lập của game thực sự khá sâu và chi tiết, thậm chí còn khá giống với hệ thống kinh tế của Fable II sau này.
Cliff Bleszinski
Nổi tiếng qua: Series Gears of War.
Bắt đầu với: Những game phiêu lưu theo kiểu “point and click” có tên Palace of Deceit và Dare to Dream. Dare to Dream được biết đến với cốt truyện khá “bệnh”, kể về cuộc hành trình của một chú bé 10 tuổi khám phá một thành phố hoang vu bí ẩn.
Những dấu hiệu thành công trong sự nghiệp: Mặc dù những game này có vẻ hoàn toàn khác biệt với các tựa game đã mang đến thành công cho Cliff, nhưng đoạn intro của Dare to Dream có một lời thoại bất hủ: “Máu, thật nhiều máu. Dây xích, xương cốt, đau đớn! Cứu tôi!”. Vì thế có thể nói, tư tưởng trong các sản phẩm trí tuệ hiện nay của Cliff đã xuất hiện từ rất sớm.
David Jaffe
Nổi tiếng qua: series God of War và Twisted Metal.
Bắt đầu với: Mickey Mania, một game platform về chuột Mickey khá xuất sắc trên SNES và Mega Drive. Thực ra, cho đến trước thời điểm lúc đó, chuột Mickey luôn song hành cùng anh trên con đường sự nghiệp, bắt đầu với một level đen trắng trong Steamboat Willie.
Những dấu hiệu thành công trong sự nghiệp: Game có một số bối cảnh môi trường được thực hiện khá tốt, nhưng tất nhiên không thể so sánh được với tầm vóc của “chiến thần”, nhưng phân đoạn Mickey sử dụng một chú chim làm bước đệm nhảy ở level đầu tiên rõ ràng là ý tưởng cho các Harpies trong God of War. Ngoài ra, có một tin đồn rằng Mickey Mania ban đầu vốn kết thúc với cảnh Mickey xé Goofy ra làm 2 mảnh và “ị” vào lồng ngực của chú chó tội nghiệp.
Shigeru Miyamoto
Nổi tiếng qua: Series Super Mario Bros và series Legend of Zelda.
Bắt đầu với: Không phải là Donkey Kong. Mặc dù đây là tựa game nổi tiếng nhất trong những năm đầu sự nghiệp của Miyamoto, nhưng game này chỉ là một phần tiếp nối của game ông đã hoàn thành trước đó. Đó là một game bắn súng arcade có gameplay tương tự như game bắn vịt khá nổi tiếng hiện nay có tên Radar Scope.
Những dấu hiệu thành công trong sự nghiệp: Những dấu hiệu này không nằm ở bản thân Radar Scope, mà ở những gì game này mang lại. Sau khi game được phát hành tại US, Nintendo đặt hàng Miyamoto chỉnh sửa lại game để đưa vào 3000 máy chơi game arcade mà hãng đã đầu tư. Thay vì chỉnh sửa, Miyamoto tạo ra một game hoàn toàn khác, có cái tên Donkey Kong.
Ken Levine
Video đang HOT
Nổi tiếng với: BioShock, System Shock 2
Bắt đầu với: Về lí thuyết, Ken Levine khởi đầu sự nghiệp với game Front Page Sports: Baseball Pro ‘98, 1 trong những tựa game thể thao giữa thập niên 90 của Sierra. Trong game này, ông được nhắc đến trong vai trò một… thợ chụp ảnh, mặc dù chẳng ai hiểu được việc này có liên quan gì đến một game bóng chày. Sau đó, Levine thực hiện phần việc thiết kế đồ họa và viết concept cho cốt truyện cho game Thief vào năm 1998, đây cũng chính là game tiên phong của thể loại stealth góc nhìn người thứ nhất.
Những dấu hiệu của thành công trong tương lai: Với Thief, một game có cách tiếp cận hoàn toàn khác đối với dòng FPS thời đó, bạn sẽ nhanh chóng thấy được hình ảnh của người đã sáng tạo ra BioShock. Còn đối với Baseball Pro, thì trong BioShock, bạn có thể chụp hình cảnh vật xung quanh mình. Cũng khá liên quan, đúng không?
Suda 51
Nổi tiếng qua: No More Heroes, Killer7
Bắt đầu với: Super Fire Pro Wrestling 3: Final Bout tại hãng Human Entertainment. Suda vốn là một fan cuồng của môn thể thao đầy bạo lực này, vì vậy không gì phù hợp với anh hơn một game wrestling với gameplay rất có chiều sâu như SFPW3.
Những dấu hiệu thành công trong sự nghiệp: Năm 1994, Suda thực hiện phần tiếp nối cho SFPW3, một game có nhân vật chính chứng kiến huấn luyện viên của mình bị sát hại ngay sau khi anh dành được chức vô địch. Sau khi chiến thắng, nhân vật này nhận ra bên cạnh không có ai để ăn mừng niềm vui chiến thắng của mình cả, một chiến thắng quá vô nghĩa. Cuối cùng, nhân vật chính tự sát ở ending của game. Và nickname Suda “điên” đã ra đời như vậy đấy!
Vâng, đó là những nhà thiết kế game tài ba của chúng ta. Bắt đầu từ những công việc đơn giản nhất, họ đã từng bước trở thành những tượng đài trong nền công nghiệp game, tạo ra những sản phẩm được hàng triệu người mong đợi mỗi năm. Nhà thiết kế game yêu thích của bạn là ai? Bạn có biết con đường thành công của người đó như thế nào không? Hãy chia sẻ bên dưới nhé!
Theo VNE
Top 10 game hay nhất năm 2013 trên iPhone, iPad
Chúng ta hãy cùng điểm qua top 10 tựa game iOS hay nhất 2013.
Năm 2013 sắp hết và giờ là thời điểm cho chúng ta nhìn lại tất cả những tựa game iOS đã ra mắt trong năm nay và chọn ra 10 tựa game hay nhất, đáng chơi nhất mà bạn không thể bỏ lỡ.
1. Ridiculous Fishing
Nhà phát hành: Vlambeer
Update gần nhất: 19 tháng 12 năm 2013
Dung lượng: 41.5 MB
Giá thành: 2.99 đô
Chắc chắn không có gì phải nghi ngờ khi Ridiculous Fishing là tựa game đầu tiên cần phải nhắc tới ở danh sách này, nhất là trong bối cảnh nó được Apple bầu chọn là trò chơi của năm 2013. Sở hữu cho mình gameplay độc đáo cùng đồ họa đơn giản nhưng hấp dẫn, Ridiculous fishing hoàn toàn xứng đáng với cái giá 2.99 đô
2. Oceanhorn
Nhà phát hành: FDG Mobile Games
Update gần nhất: 6 tháng 12 năm 2013
Dung lượng: 170 MB
Giá thành: 12.99 đô
12.99 đô, đó là cái giá bạn phải trả cho 1 trong những tựa game RPG hay nhất lịch sử IOS. Mang dáng dấp của tựa game vô cùng nổi tiếng trước đây là Lengend of Zelda, sở hữu cho mình những bản nhạc nền từ huyền thoại Nobuo Uematsu, cốt truyện kéo dài tối thiểu 10 giờ đồng hồ, bạn hầu không thể tìm ra điểm nào để chơi tựa game này. Đó là chưa kể đến hệ thống nhiệm vụ thông minh, đa dạng và những pha hành động đã mắt.
3. Year Walk
Nhà phát hành: Simogo Handelsbolag
Update gần nhất: 18 tháng 3 năm 2013
Dung lượng: 214 MB
Giá thành: 3.99 đô
Không hướng dẫn, không gợi ý, không bản đồ, không ai xung quanh, trong Year Walk bạn chỉ có một mình. Đây chính là điểm cốt lõi làm nên thành công của tựa game giải đố đình đám này. Đạt được điểm gần như tối đa ở tất cả các trang web bình chọn lớn như Edge, The telegraph, Tourch Arcade,... trò chơi là minh chứng rõ ràng nhất cho việc 1 tựa game muốn thành công thì cũng cần phải ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa trong đó.
4. Walking Dead: The Game
Nhà phát hành: Telltale Games
Update gần nhất: 27 tháng 11 năm 2013
Dung lượng: 333 MB
Giá thành: Miễn phí
Đây chắc chắn là tựa game mà bạn mới nghe tên đã muốn chơi ngay do thành công quá lớn của bộ phim cùng tên mà phiên bản trên PC/Console. Walking Dead: The Game là trò chơi mà bạn tự điều khiển nội dung cũng như cốt truyện của tựa game thông qua những lựa chọn được đưa ra trong quá trình chơi. Với mỗi sự lựa chọn khác nhau đều có thể đưa bạn đến 1 nội dung hoàn toàn khác biệt. Bạn sẽ không có cảm giác chơi game mà sẽ cảm thấy như đang xem 1 bộ phim phiêu lưu kinh dị đích thực vậy
5. Ending
Nhà phát hành: Aaron Steed
Update gần nhất: 29 tháng 7 năm 2013
Dung lượng: 11 MB
Giá thành: 1.99 đô
Đây là 1 tựa game giải đố có nền tảng đồ họa cực kỳ đơn giản nhưng gameplay lại vô cùng cân não, bạn chỉ có 2 sự lựa chọn: di chuyển hoặc là chết. Thuộc thể loại di chuyển theo lượt, chắc chắn Ending sẽ ngốn của bạn không ít thời gian cũng như chất xám qua từng màn chơi.
6. Pandemic: The Board Game
Nhà phát hành: F2Z Digital Media Inc.
Update gần nhất: 14 tháng 12 năm 2013
Dung lượng: 23.9 MB
Giá thành: 6.99 đô
Đây lại là 1 tựa game có nền tảng đồ họa đơn giản những ẩn chứa trong đó là những quyết định cực kỳ khó khăn như "hack não" người chơi. Trong game, bạn sẽ vào vai một hành viên trong đội phòng chống dịch bệnh và nhiệm vụ của bạn là ngăn chặn con virus lạ đó trong khi đang điều chế Vac-xin. Nói đây là 1 tựa game "hack não" quả không sai chút nào khi mỗi bước đi của bạn đều manng ý nghĩa quyết định và bạn chỉ được sai 8 lần trong quá trình chơi game. Nếu hơn, bạn sẽ thua ngay lập tức.
7. Ittle Dew
Nhà phát hành: Ludosity AB
Update gần nhất: 14 tháng 11 năm 21013
Dung lượng: 141 MB
Giá thành: 4.99 đô
Ittle Dew là tựa game phiêu lưu điển hình được ra mắt trong năm nay. Bạn sẽ được điều khiển cô bế Ittle Dew cùng người bạn Tippsie của mình sau một sự cố đắm tàu, khiến cả 2 trôi dạt lên hoang đảo. Đây là tựa game bạn có thể tự do khám phá mọi ngóc ngách, lang thang cả bản đồ, tham gia vào những nhiệm vụ giải đố,.... Hoàn toàn tự do tự tại giống như Skyrim vậy.
8. Incredipede
Nhà phát hành: Sarah Northway
Update gần nhất: 1 tháng 10 năm 2013
Dung lượng: 38.4 MB
Giá thành: 3.99 đô
Đây là tựa game có thể vận dụng được một cách toàn diện nhất trí tưởng tượng của bạn và chắc chắn sẽ phải là 1 trong những trò chơi đáng được chơi nhất năm 2013. Bạn sẽ được điều khiển Quozzle, sinh vật có khả năng đặc biệt là mọc thêm chân và tay bất cứ khi nào muốn, đồng thời Quozzle cũng có thể biến hình thành những con vật như rắn, chuột, chim,....bất cứ thứ gì bạn có thể nghĩ ra để hoàn thành nhiệm vụ.
9. Magicka: Wizards of the Square Tablet
Nhà phát hành: Paradox Interactive AB
Update gần nhất: 7 tháng 11 năm 2013
Dung lượng: 107 MB
Giá thành: 1.99 đô
Đây là tựa game vốn dĩ đã vô cùng nổi tiếng và làm mưa làm gió trên thị trường game suốt thời gian qua nên sẽ thật là thiếu sót nếu bỏ qua nó. Được biết đến như 1 tựa game có "cả triệu bản DLC", chắc hẳn bạn cũng hình dung Magicka có gameplay cũng như database skill đa dạng đến thế nào. Đấy cũng là lý do đây là 1 số ít tựa game đạt điểm tuyệt đối ở vô số trang tạp chí game danh tiếng trên thế giới.
10. XCOM: Enemy Unknown
Nhà phát hành: 2K Games
Update gần nhất: 22 tháng 10 năm 2013
Dung lượng: 1.88 GB
Giá thành: 19.99 đô
Nếu bạn không sở hữu tựa game này trên PC thì đây chính là cơ hội không thể tốt hơn để bạn có thể trải nghiệm tựa game bom tấn này. Trong game bạn sẽ được vào vai thủ lĩnh của nhóm XCOM, biệt đội tinh nhuệ chiến đấu sự xâm lược của người ngoài hành tinh. Với hệ thống nhiệm vụ đầy hấp dẫn cùng kho vũ khí đa dang, chắc chắn tựa game sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm không thể nào quên.
Theo VNE
Những game chuẩn bị dựng thành phim bom tấn Gần nhất cũng phải tới 2015 chúng ta mới có thể thưởng thức những bộ phim này. Phim và game - 2 nền công nghiệp rất khác nhau cả về bản chất, quy mô lẫn lịch sử đang ngày càng tiến gần nhau hơn mà nguyên nhân chủ yếu nằm ở sự phát triển vượt bậc của video game trong những năm vừa...