Danh sách game Android hay nhất 2013
Chúng ta hãy cùng điểm qua những tựa game Android hay nhất năm 2013.
Mới đây Google đã cung cấp danh sách những tựa game được coi là hay nhất năm qua với sự góp mặt của nhiều cái tên mà bạn không thể không biết. Thậm chí trong số này cõ lẽ cũng bao gồm những tựa game bạn chơi hàng ngày.
1.Rayman Fiesta Run
Nhà phát hành: Ubisoft
Giá: 2.99 USD
Vẫn là gameplay gây nghiện cùng đồ họa cuốn hút, không lạ gì khi đây chắc chắn là cái tên cần được nhắn đến đầu tiên trong danh sách. Với hơn 70 màn chơi trải dài suốt 4 thế giới, cùng 1 số cải tiến về mặt bối cảnh, môi trường, Rayman Fiesta Run sẽ là tựa game xứng đáng với cái giá 2.99 USD
2.Anomaly 2
Nhà phát hành: 11 bit studios
Giá: 1.99 USD
Anomaly 2 được coi là cú hit lớn nhất của 11 bit studios trong năm nay. Thuộc thể loại thủ thành kết hợp với nền tảng đồ hỏa siêu chất nên việc tựa game lọt vào mắt xanh của Google âu cũng là dễ hiểu
3.Heroes of Dragon Age
Nhà phát hành: EA
Giá: Miễn phí
Đồ họa đẹp, số lượng nhân vật lên đến hàng tram cùng với skill hoành tráng, bạn có thể tự xây dựng đội quân cho riêng mình và lên đường chinh phục những nhiệm vụ trong trò chơi.
4.Dragon Vale
Nhà phát hành: Backflip Studio
Video đang HOT
Giá : Miễn phí
Dragon Vale đã ẵm riêng cho mình 2 giải “Tựa game online mới hay nhất” và “Tựa game online được thiết kế đẹp nhất” nên chắc chẳn Google sẽ không bỏ qua tựa game này. Tại đây, bạn sẽ được tùy ý tạo nên &”Công viên kỷ Jura” cho riêng mình với số lượng hàng chục loại rồng.
5. Asphalt 8: Airborne
Nhà phát hành: Gameloft
Giá : 0.99 USD
Series Asphalt từ lâu đã khẳng định được vị thế của mình ở mục game di động, và đến người em út Asphalt 8 cũng vậy. Đây cũng được coi là tựa game đua xe xuất sắc trên mọi nền tảng mà nó có mặt.
6. Containment: The Zombie Puzzler
Nhà phát hành: Bootsnake Games
Giá : 1.99 USD
Nếu Zombie có thật, bạn sẽ tiêu diệt nó bằng nó vũ khí gì, búa, dao, súng hay bom? Trong tựa game này thì bạn chỉ bao vậy con Zombie đó bằng những nhân vật người thường thì nó sẽ bị tiêu diệt. Nghe thì đơn giản nhưng đây là 1 trong những tựa game giết thời gian hack não game thủ nhất.
7. Into the Dead
Nhà phát hành: PikPok
Giá : Miễn phí
Into the Dead lại là một tựa game nữa về chủ đề Zombie nhưng bạn sẽ được tiêu diệt chúng ttheo cách thiết thực hơn rất nhiều, đó là dùng súng. Sở hữu nền tảng đồ họa tuyệt vời đi kèm với âm thanh siêu thực, bạn chắc chắn sẽ vô cùng “đã tay” khi chơi tựa game này.
8. Clash of Clans
Nhà phát hành: Supercell
Giá : Miễn phí
Clash of Clans có 1 lượng fan vô cùng đông đảo trên toàn thế giới và đã rất thành công ở nhiều hệ máy nên đương nhiên Android cũng không phải ngoại lệ. Gameplay độc đáo, đồ họa bắt mắt nên tựa game chắc chắn phải được xướng tên trong danh sách này.
9. Plants Vs. Zombies 2
Nhà phát hành: Popcap
Giá : Miễn phí
Bạn có phải là fan của tựa game Plant vs Zombie không? Dù có hay không thì cũng nên thử qua Palnt vs Zombie 2. Môi trường mới, gameplay mới, các loại thực vật mới,.. đều đã làm nên thành công vượt mức mong đợi của tựa game. Tính đến thời điểm này, Plant vs Zombie 2 đã ẵm cho mình những giải &”Game di động hay nhất”, &”Tựa game di động phải có” của NBC và góp mặt trong danh sách game hay nhất của Google
10.FIFA 14
Nhà phát hành: EA
Giá : Miễn phí
Đây có vẻ như là tựa game thể thao duy nhất xuất hiện trong danh sách. Vượt qua những trò chơi lớn khác như PES hay Real Footbal, FIFA 14 đã chính thức trở thành 1 trong những game hay nhất năm 2013.
Theo VNE
10 mini game phụ hay ngang ngửa game chính (Phần 1)
Đã bao giờ bạn đốt thời gian vào những trò này nhiều hơn cả trong tựa game chính chưa?
Trong cuộc sống, đôi lúc những thứ đơn giản cũng đã có thể làm ta cảm thấy hạnh phúc giữa những hỗn độn, phức tạp ngoài kia. Game cũng vậy, sẽ có khoảng thời gian mà người ta cảm thấy ngán ngẩm các trường đoạn bắn giết, cháy nổ hoành tráng, tìm đường phức tạp... cho dù bình thường chúng có hấp dẫn như thế nào. Vào những lúc như vậy, người chơi thường hướng tới một cái gì đó mới lạ, không hoàn toàn là một tựa game khác, nhưng là một công việc khác mà họ có thể làm ngay trong trò chơi ấy, đó chính là các minigame.
Làm ra với mục đích tăng cường sự đa dạng cho thế giới trong trò chơi, các minigame ban đầu thường có nguồn từ đời thực như đánh bài, quay xổ số, chơi game máy thùng... và sau này dần dần nâng cấp lên trở nên phức tạp cũng như đa dạng hơn, và đôi khi hấp dẫn tới mức làm gamer xao nhãng khỏi nhiệm vụ trừ gian diệt ác. Hôm nay, cuộc hành trình của chúng ta sẽ không chọn những nơi phồn hoa, những tựa game triệu đô, để du ngoạn. Bài viết này xin dành riêng cho những ngóc ngách nhỏ của thế giới game, có chút đơn giản và chút hoài cổ.
Kung Foot (Rayman Legends)
Không cần phải bàn cãi, Rayman Legend là một tựa game tuyệt vời. Không phải nói quá nhưng tựa game này có thể vượt mặt các huyền thoại một thời như Sonic hay Mario bởi tính thử thách, nhân vật độc đáo và đặt biệt là một mini game bóng đá nhỏ có tên là Kung Foot.
Ban đầu, người chơi sẽ không hề chú ý đến sự hiện diện của mini game này bởi nó là một lựa chọn tùy ý được đánh dấu chọn sẵn từ màn hình chính của Rayman Legend. Nhưng dám cá là nếu bạn cùng vài người bạn của mình bị cuốn vào Kung Foot thì việc dứt ra sẽ khó hơn cả lên trời. Luật chơi rất đơn giản: Người chơi chỉ việc chạy loanh quanh, cố gắng đá trái bóng vào khung thành đội bạn. Khoan đã, có phải chúng ta đang nhầm với FIFA hay PES không nhỉ? Không, Kung Foot hoàn toàn là một game 2D.
Nghe qua không có gì đặc biệt nhưng một khi đã bắt đầu, có thể bạn sẽ thấy Kung Foot là một lý do rất thuyết phục để thường xuyên click vào shortcut của Rayman Legends.
Rapunzel (Catherine)
Chắc hẳn nhiều người sẽ thấy quen thuộc với câu chuyện của Rapunzel. Một cô gái tội nghiệp bị bắt cóc và nhốt trong một tòa tháp cao vút ngàn ở nơi rừng rậm, cây cối um tùm, và cô ấy phải thả mái tóc dài được bện lại thành dây xuống để người giải cứu có thể bám lấy mà leo lên. Trong Catherine, bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm câu chuyện thần tiên đó thông qua một game mini xếp hình đơn giản.
Gameplay của phần chơi này có chút hơi giống các màn chơi xếp hình trong cốt truyện chính của Catherine. Kẻ si tình, người mà bị mê hoặc bởi ngoại hình và giọng nói tuyệt vời của Rapunzel, chỉ có thể di chuyển các viên gạch trong số lượt nhất định để với tay đến được mái tóc vàng óng ả trên cao kia.
Tetra Master (Final Fantasy)
Nói đến các mini game của Final Fantasy thì 2 cái tên được ưa thích nhất là Triple Triad (FF VIII) và Tetra Master (FF IX). Cả hai đều là dạng game đánh bài, nhiệm vụ của bạn là phải cố gắng làm sao để kiểm soát nhiều thẻ bài trên bàn hơn đối thủ. Luật chơi của Triple Triad cũng không rắc rối lắm, chỉ cần điểm của lá bài bạn hơn của đối thủ thì bạn sẽ có quyền kiểm soát lá bài đó.
Nhưng trong Tetra Master, mỗi thẻ đều có điểm HP, sức đánh, phòng thủ và có khả năng tất công bất cứ lá bài nào nằm kề hoặc nằm chéo nó. Chỉ thêm một yếu tố nhỏ nhưng chiến thuật của Tetra Master so với Triple Triad được nâng lên tầm cao hơn rất nhiều. Cũng giống như nhiều phiên bản Final Fantasy khác, cố gắng sưu tầm tất cả các lá bài trong bộ sưu tập có thể coi là một trong những quest phụ kì công và tốn thời gian nhất đối với các gamer trường phái "cầu toàn".
Geometry Wars (Project Gotham Racing 2)
Đầu tiên, xin đính chính là không có sự nhầm lẫn nào ở đây cả vì mặc dù là một tựa game độc lập nhưng &'phiên bản' đầu tiên của Geometry Wars là một mini game. Ở Project Gotham Racing 2, người chơi có thể tìm thấy Geometry Wars tại garage xe trong thời gian nghỉ giữa những cuộc đua và xin cảnh báo rằng, nó có thể gây nghiện.
Luật chơi cực kỳ đơn giản, đơn giản đến mức thật khó hiểu khi không ai nghĩ ra nó từ sớm: điều khiển một chiếc tàu có hình dạng giống móng tay, hạ càng nhiều kẻ địch trước khi chiếc tàu tự hủy càng tốt. Vậy là thay vì so kè xem ai hoàn thành quãng đường với thời gian ngắn hơn, những người chơi Project Gotham Racing lại cố gắng tranh đua nhau từng điểm một trong Geometry Wars. Vì được ưa thích rộng rãi nên tựa game Geometry Wars: Retro Evolved 2 ra đời và được người chơi lẫn giới chuyên môn đánh giá rất cao.
Pin Slammer (The World Ends With You)
The World Ends With You xứng đáng là một trong những tựa JRPG đáng nhớ nhất trên Nintendo DS. Nếu hỏi về lý do thì chúng ta có thể nhắc đến câu chuyện hấp dẫn xoay quanh Neku Sakuraba, hệ thống chiến đấu tuyệt vời và... tất nhiên là Pin Slammer.
Nguồn gốc sâu xa của mini game này là trò chơi mang tên Crossfire của Milton Bradley phát minh từ năm 1971. Không mới mẻ gì nhưng vì sự ăn ý giữa Pin Slammer và cây bút cảm ứng của Nintendo DS đã đây trở thành một thứ gây nghiện với người chơi. Luật chơi cực kỳ đơn giản, bạn với viên bi của mình cố gắng đẩy viên bi của đối thủ rớt khỏi sàn đấu. Bạn sẽ có sự hỗ trợ của những thứ như búa, đòn tuyệt chiêu như nhảy lên và dội mạnh xuống làm đối thủ bẹp dí... Một khi đã thuần thục, bạn sẽ cảm thấy không bao giờ là đủ với Pin Slammer.
Theo VNE
Điểm lại top game mobile ấn tượng trong tháng 8 Tiếp tục với các tựa game mới và hấp dẫn trên iOS, GameK sẽ gửi đến các bạn danh sách các game mobile đáng chú ý trong tháng 8 này. Asphalt 8: Airborne Asphalt 8: Airborne có lẽ là cái tên được chờ đợi nhất mùa hè này trên thị trường game mobile, được sản xuất bởi Gameloft, trò chơi này được phát...