Khoảng 1.000 ca mắc COVID-19 liên quan đến ’sự cố cộng đồng’ tại Campuchia
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, hậu quả do “sự cố cộng đồng ngày 20/2″ làm bùng phát làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ ba tại nước này chưa có dấu hiệu dừng lại khi Bộ Y tế Campuchia vừa thông báo có thêm 75 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc COVID-19 liên quan đến sự kiện trên lên 999 ca và thêm một tỉnh có người mắc bệnh.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 10/3/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Kết quả xét nghiệm mới nhất cho thấy có 50 người ở Phnom Penh dương tính với COVID-19, mức cao nhất trong ngày được ghi nhận ở thủ đô của Campuchia kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát cách đây hơn một năm, trong đó có 45 người Campuchia và 5 người Trung Quốc. Trong khi đó tại tỉnh Kandal nằm sát Phnom Penh cũng có 22 ca mắc mới đều là người Campuchia ở làng Prek Seung (huyện Koh Thom), cùng địa điểm với 64 ca được thông báo hôm 16/3.
Theo Bộ Y tế Campuchia, ca dương tính đầu tiên liên quan đến “sự cố cộng đồng ngày 20/2″ tại tỉnh Takeo là một công nhân vệ sinh từng đến Phnom Penh ngày 13/3 vừa qua. Như vậy, kể từ đầu mùa dịch đến sáng nay, tại Campuchia có tổng cộng 1.505 ca mắc COVID-19 và riêng trong sáng 17/3 có thêm 22 người hồi phục, nâng tổng số người khỏi bệnh lên 840 người.
Trên trang Facebook cá nhân chính thức, Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen bày tỏ sự cảm kích và biết ơn sâu sắc đối với tất cả lực lượng y tế tình nguyện đã tham gia tích cực vào cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 trên cả nước. Ông Hun Sen cảm ơn tất cả các nhóm y tế tình nguyện đã đóng góp cả thể chất và tinh thần để giữ gìn mạng sống của người dân dù họ biết rằng dịch bệnh này là “kẻ giết người giấu mặt”. Thủ tướng Campuchia một lần nữa kêu gọi người dân tuân thủ chặt chẽ các quy định y tế về phòng chống dịch COVID-19.
COVID-19 tại ASEAN hết 16/3: Trên 56.000 ca tử vong; Campuchia ca mắc mới lên 3 con số
Ngày 16/3, các nước ASEAN đã ghi nhận gần 11.200 ca mắc mới và 196 ca tử vong. Số ca tử vong trên toàn khối đã vượt 56.000, trong khi Campuchia lần đầu tiên ghi nhận ca nhiễm mới ở mức 3 con số.
Vận chuyển gạo hỗ trợ cho cộng đồng người gốc Việt tại tỉnh Prey Veng. Ảnh: Trần Long - Pv TTXVN tại Campuchia
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 16 /3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 11.187 ca mắc COVID-19 và 196 ca tử vong.
Như vậy, các nước ASEAN hiện ghi nhận tổng cộng 2.621.686 ca mắc COVID-19 trong đó có 56.177 ca tử vong và 2.349.330 bệnh nhân đã bình phục.
Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 3 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Indonesia chiếm nhiều nhất với 180 ca. Philippines ghi nhận số ca tử vong giảm mạnh, chỉ còn 11 ca và Malaysia thêm 4 ca.
Với 5.414 ca nhiễm mới Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong các nước ASEAN với số ca tử vong lên tới 38.753 người, trong tổng số 1.430.458 ca bệnh.
Philippines tiếp tục xử lý một đợt bùng phát lây nhiễm mới, một phần do các biến thể mới đang lây lan tại nước này.
Video đang HOT
Tình hình Malaysia có xu hướng hạ nhiệt với số ca nhiễm mới trong ngày 16/3 là 1.063. Trong khi dịch bệnh tại Campuchia tiếp tục lây lan trong cộng đồng, với 105 ca nhiễm mới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bali, Indonesia, ngày 28/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ca nhiễm lần đầu lên 3 con số - Campuchia cấm người dân đi qua biên giới
Trong ngày 16/3, Campuchia lần đầu tiên ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 ở mức 3 chữ số.
Thông cáo báo chí của Bộ Y tế Campuchia sáng 16/3 xác nhận nước này có thêm 105 ca nhiễm SARS-CoV-2, tất cả đều liên quan đến "sự cố cộng đồng ngày 20/2" dẫn tới đợt bùng phát đại dịch lần thứ ba tại nước này. Hiện tại Campuchia có tổng cộng 1.430 ca mắc COVID-19, trong đó 818 ca đã hồi phục và 1 ca tử vong.
Trước tình hình dịch lây lan, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quốc gia Campuchia (Bộ Nội vụ Campuchia) - Tướng Neth Savoeun, đã chỉ đạo các đơn vị chức năng dọc biên giới cấm người dân ra nước ngoài để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Cụ thể, Tướng Savoeun chỉ đạo lực lượng cảnh sát phối hợp với nhà chức trách các tỉnh biên giới của Thái Lan đóng toàn bộ các cửa khẩu, không cho người dân Campuchia đi qua biên giới. Ông cũng lưu ý chính quyền địa phương phải tiếp nhận các trường hợp lao động di cư về nước và đưa họ tới các trung tâm cách ly. Với trường hợp người nước ngoài nhập cảnh bất hợp pháp vào Campuchia, Tướng Savoeun chỉ đạo gửi trả họ về phía bên kia biên giới tại đúng cửa khẩu họ đã nhập cảnh.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 10/3/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Philippines: Tổng thống kêu gọi người dân không tuyệt vọng
Bộ Y tế Philippines ngày 16/3 thông báo đã ghi nhận 4.437 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca mắc tại nước Đông Nam Á này lên 631.320. Nước này cũng có thêm 11 bệnh nhân tử vong đưa tổng số người không qua khỏi vì dịch COVID-19 lên 12.848. Tuy nhiên, cũng có thêm 166 người khỏi bệnh, đưa tổng số người bình phục lên 560.763.
Bộ trưởng Y tế Francisco Duque cảnh báo số ca mắc COVID-19 mỗi ngày tại nước này đang gần đạt đỉnh của tháng 7-8/2020 và có thể vượt mức này nếu tốc độ lây nhiễm không giảm.
Một khu dân cư bị phong toả ở thành phố Mandaluyon, Philippines ngày 12/3. Ảnh: Philstar
Cục Kiểm soát, Phòng ngừa bệnh tật và Tăng cường sức khỏe thuộc Bộ Y tế Philippines cho biết tốc độ lây nhiễm hiện nay tăng nhanh hơn nhiều so với những tháng trước mà nguyên nhân là do sự vi phạm các quy định phòng dịch, cũng như sự xuất hiện của các biến thể mới lây lan nhanh của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Anh, Nam Phi và Brazil.
Tổng thống Rodrigo Duterte kêu gọi người dân Philippines không tuyệt vọng về dịch COVID-19, đồng thời đảm bảo với họ rằng đất nước có thể vượt qua đại dịch. Ông cũng cam kết với những người dân nghèo Philippines rằng họ sẽ được tiêm vaccine sau nhân viên y tế tuyến đầu và người cao tuổi.
Philippines đã tiêm phòng ngừa COVID-19 cho gần 216.000 người dân bằng loại vaccine CoronaVac của hãng dược phẩm Sinovac do Trung Quốc tặng và vaccine của hãng AstraZeneca theo Cơ chế COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Cảnh sát kiểm tra giấy tờ của người lưu thông tại một trạm kiểm soát ở Manila, Philippines nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, ngày 10/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan: Thủ tướng Chan-ocha tiêm vaccine AstraZeneca
Ngày 16/3, Thái Lan đã tiếp tục chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, trong đó Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha là người đầu tiên được tiêm chủng vaccine của AstraZeneca.
Trước đó, Thủ tướng Prayuth và các thành viên nội các đã hoãn lịch tiêm chủng vaccine của AstraZeneca do lo ngại tính an toàn của loại vaccine này sau khi nhiều nước châu Âu báo cáo về hàng chục ca xuất hiện tình trạng cục đông máu sau tiêm chủng vaccine loại này.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 (CCSA) của Thái Lan ngày 16/3 xác nhận 149 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số ca mắc lên 27.154 ca. Trong số các ca nhiễm mới có 144 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 5 ca liên quan đến nhập cảnh.
Cho đến nay, Thái Lan có 26.299 người hồi phục và 87 người tử vong vì dịch COVID-19.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha (giữa) được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca tại thủ đô Bangkok ngày 16/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Malaysia: Ca nhiễm mới thấp nhất trong 4 tháng
Ngày 16/3, Malaysia ghi nhận 1.063 ca nhiễm mới, mức thấp nhất trong 4 tháng qua và là ngày thứ 10 liên tiếp ở mức dưới 2.000 ca/ngày .
Ca nhiễm mới tại Malaysia lần đầu vượt qua ngưỡng 1.000 ca/ngày là vào 24/10/2020, tức hơn 5 tháng trước. Kỷ lục ca nhiễm mới cao nhất là 5.728 ca vào ngày 30/1/2021.
Malaysia đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng COVID-19 hàng loạt từ ngày 24/2, với trên 300.000 liều vaccine đã được tiêm.
Công nhân làm việc tại công ty sản xuất găng tay y tế Top Glove ở ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 26/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Indonesia kiểm tra công tác tiêm vaccine tại "thiên đường" Bali
Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 16/3 đã đến hòn đảo nghỉ mát Bali để thị sát công tác tiêm vaccine cho công nhân ngành du lịch tại khu vực này/
Hiện Bali vẫn đóng cửa đối với du khách nước ngoài do lo ngại dịch COVID-19 lây lan, gây tác động lớn đến ngành du lịch của tỉnh này. Tuy nhiên, cùng ngày Tổng thống Joko Widodo đã thông báo mở cửa 3 "vùng xanh" tại đảo cho khách du lịch trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 giảm rõ rệt kể từ khi quốc gia này tiến hành chiến dịch tiêm chủng toàn quốc.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ em tại Petaling Jaya, bang Selangor, Malaysia, ngày 21/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Hiện chính quyền tỉnh Bali, điểm đến du lịch nổi tiếng của Indonesia, đã tiến hành tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhiều đối tượng, trong đó có những người làm trong ngành "công nghiệp không khói", các nhà lãnh đạo tôn giáo, đại diện các cơ quan văn hóa và thanh niên.
Tổng thống Widodo khẳng định khách du lịch sẽ an toàn và thoải mái khi đến với Bali, đồng thời cho rằng việc thiết lập 3 "vùng xanh" này sẽ giúp khởi động quá trình hồi sinh của ngành du lịch tại thiên đường du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu Đông Nam Á này.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 19/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Lào: Người nước ngoài nhập cảnh phải mua bảo hiểm COVID-19
Truyền thông Lào ngày 16/3 đưa tin Ban Chỉ đạo quốc gia Lào về phòng chống và kiểm soát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mới đây đã ra thông báo nêu rõ các công dân nước ngoài khi nhập cảnh vào Lào sẽ phải mua bảo hiểm COVID-19 và đeo thiết bị theo dõi sức khỏe.
Theo đó, thiết bị theo dõi y tế có giá thuê 6 USD/ngày. Bên cạnh việc tích hợp GPS để xác định vị trí người đeo, thiết bị còn có các chức năng như đo thân nhiệt, nhịp tim, nút bấm yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp và sẽ tự động gửi cảnh báo nếu phát hiện thấy thân nhiệt bất thường của người đeo.
Hiện bảo hiểm COVID-19, đang được bán thí điểm tại sân bay quốc tế Wattay, thủ đô Viêng Chăn, có giá 100 USD cho 21 ngày, 150 USD trong 45 ngày và 250 USD cho 60 ngày, áp dụng đối với người từ 1-90 tuổi. Người mua bảo hiểm có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 sẽ được chi trả từ 10.000-20.000 USD. Ngoài việc phải mua bảo hiểm và đeo thiết bị theo dõi sức khỏe, người nhập cảnh vẫn phải chấp hành quy định cách ly bắt buộc trong 14 ngày
COVID-19 tại ASEAN hết 15/3: Xấp xỉ 56.000 ca tử vong; Philippines lập 'kỷ lục' ca mắc mới Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 15/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 12.321 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên 55.981 người. Cảnh sát kiểm tra các phương tiện tại một điểm kiểm soát ở...