Khoa học xác nhận sữa thực sự giúp giảm cay
Uống sữa khi đang cay thực sự có thể giúp ‘chữa lửa’ tốt hơn so với uống nước. Trong đó, sữa tách kem và sữa nguyên nhất là có hiệu quả giảm cay tốt nhất.
Protein trong sữa có thể ức chế chất capsaicin tạo vị cay trong ớt – Shutterstock
Từ lâu, mọi người đã nghe đến phương pháp giảm cay bằng cách uống giữa. Mới đây, một nghiên cứu của Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) đã xác nhận cách này là đúng, Daily Mail đưa tin.
Theo đó, casein, một loại protein có trong sữa, có khả năng khắc chế chất tạo vị cay capsaicin trong ớt. Nhờ đó, sữa có thể giúp giảm hiệu quả cơn nóng cay trong miệng.
Nếu xung quanh không có sữa thì hãy chọn một loại thức uống nào đó có vị ngọt của đường. Chúng cũng có thể làm giảm tác động của chất capsaicin.
Ngược lại, mọi người không bao giờ được dùng bia hay bất kỳ thức uống có cồn nào để giảm cay. Nguyên nhân là ethanol trong rượu bia có thể khuyếch đại cường độ cay.
Ngoài ra, các loại nước có gas như soda lại giảm cay rất kém, theo Daily Mail.
Video đang HOT
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học ở Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) đã cho 72 người uống 7 loại đồ uống khác nhau gồm nước lọc, Coca Cola, nước hương trái cây không đường vị anh đào, nước ngọt có gas, bia không cồn, sữa tách kemvà sữa nguyên nhất.
Sau khi được nếm loại nước có vị cay chứa capsaicin, những người tham gia nghiên cứu uống từng loại nước một và đánh giá cảm nhận của họ với vị cay.
Cả 7 loại đồ uống này đều giúp giảm cay nhưng mức giảm lớn nhất là sữa nguyên chất, sữa tách kem và nước hương trái cây không đường .
Theo Daily Mail/Thanh niên
Bất ngờ với những lợi ích sức khỏe khi ăn ớt
Có rất nhiều lý do tốt để thêm ớt vào chế độ ăn và con số này tiếp tục tăng lên. Một nghiên cứu mới đây gợi ý rằng ớt cũng có thể giúp đỡ trong cuộc chiến chống ung thư phổi, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở nam giới và phụ nữ.
Nghiên cứu được công bố trên Experimental Biology cho thấy chất capsaicin có trong ớt cay có thể làm chậm sự lan tràn của ung thư phổi. Sauk hi thí nghiệm, các nhà nghiên cứu thấy rằng capsaicin ngăn chặn các tế bào ung thư di chuyển đến các mô khác.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hợp chất tự nhiên capsaicin từ ớt có thể là một liệu pháp mới để chống lại sự di căn ở bệnh nhân ung thư phổi", Jamie Friedman, nhà nghiên cứu từ Đại học Marshall Joan C. Edwards, cho biết.
Tuy nhiên, nhóm tác giả lưu ý rằng cần có những nghiên cứu tiếp theo để xác nhận tác dụng của capsaicin trước khi phương pháp điều trị ung thư này được áp dụng tại các cơ sở y tế.
Chống ung thư không phải là tác dụng tích cực duy nhất của việc ăn ớt cay. Bạn còn có thể nhận được nhiều lợi ích sức khỏe từ loại gia vị này.
Những lợi ích sức khỏe của ớt
1. Giảm đau
Capsaicin có thể làm giảm tác dụng của đau đầu cụm, đau nửa đầu và đau đầu xoang. Chất này phong bế Chất P, một neuropeptide gửi tín hiệu đau đến não.
Cũng đã có những phương pháp điều trị dựa trên capsaicin trên thị trường hứa hẹn làm giảm đau do thoái hóa khớp.
2. Chống lại bệnh đường ruột
Một nghiên cứu trước đây gợi ý rằng capsaicin có thể chữa khỏi bệnh viêm ruột. Chất này giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn, như H. pylori, nhờ đó ngăn ngừa loét dạ dày.
3. Chống viêm
Ớt cung cấp cho cơ thể một chất chống viêm mạnh. Các chuyên gia coi capsaicin là một thuốc có thể chữa khỏi viêm khớp, bệnh vẩy nến và bệnh thần kinh đái tháo đường vì nó ngăn chặn Chất P, có liên quan đến các quá trình viêm.
4. Ngăn ngừa viêm xoang
Capsaicin cũng có các đặc tính kháng khuẩn có thể chống lại nhiễm trùng xoang mạn tính, còn gọi là viêm xoang. Loại gia vị này kích hoạt bài tiết giúp làm sạch chất nhầy trong mũi, giảm nghẹt mũi.
5. Giảm cân
Ngoài việc giảm nguy cơ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe, ăn ớt cay còn có thể làm giảm mỡ thừa. Capsaicin là một chất sinh nhiệt làm tăng hoạt động trao đổi chất và giúp tăng tốc quá trình đốt cháy calo và mỡ.
Cẩm Tú
Theo MD
Bé 1 tuổi suy giảm nhận thức, nguy kịch tính mạng vì sự chủ quan của cha mẹ và cảnh báo của bác sĩ Tiểu Hoa (1 tuổi) được bố mẹ đưa vào bệnh viện trong tình trạng tiêu chảy kéo dài 3 ngày, mắt lơ mơ, suy giảm nhận thức. Bác sĩ Ngô Xương Đằng, khoa nhi, bệnh viện Linkou Chang Gung Memorial Hospital, chia sẻ về trường hợp bệnh nhi là Tiểu Hoa (1 tuổi) được bố mẹ đưa vào bệnh viện trong tình trạng...