“Kho vàng” hàng chục nghìn tỷ nằm ngoài đồng, nông dân miền Bắc lo tìm nơi tiêu thụ
Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài và phức tạp, việc nâng cao chất lượng và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản nói chung, rau màu vụ đông nói riêng được ngành nông nghiệp đặc biệt chú trọng.
Diễn đàn Khuyến nông @nông nghiệp với chủ đề: “Nâng cao chất lượng và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông” được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở NNPTNT 5 tỉnh, thành phố tổ chức sáng 7/12.
Đầu tư lớn cho vụ đông
Không chỉ là vụ sản xuất chính trong năm, những năm gần đây trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của nhiều địa phương, vụ đông còn đóng vai trò then chốt, có tính quyết định nhằm đem lại năng suất, hiệu quả, nâng cao thu nhập cho bà con.
Hải Dương là một trong những địa phương có thế mạnh sản xuất rau màu vụ đông ở Đồng bằng sông Hồng.
Chia sẻ tại diễn đàn, đại diện Sở NNPTNT Hải Dương cho hay: Vụ đông năm nay, tỉnh tập trung mở rộng tối đa diện tích trồng vụ cực sớm và sớm ở những địa phương có kinh nghiệm trồng vụ đông sớm như Gia Lộc, Tứ Kỳ… để cạnh tranh thị trường rau khan hiếm giai đoạn giáp vụ. Vụ đông sớm có diện tích khoảng 1.000ha.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, tỉnh tiếp tục duy trì, mở rộng tối đa các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, có thị trường tiêu thụ thuận lợi nên ít bị ảnh hưởng của dịch; trồng rải vụ đông chính vụ để tránh áp lực tiêu thụ.
Nông dân huyện Kinh Môn (Hải Dương) thu hoạch trên 50.000 tấn hành tỏi và cung ứng ra thị trường, doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng. Ảnh: Trần Tuyết
Đại diện HTX Tân Minh Đức (Gia Lộc, Hải Dương) cho hay: Nông dân rất phấn khởi vì giá rau vụ đông cao. Với mỗi sào trồng su hào, trừ chi phí bà con lãi từ 5 – 5,5 triệu đồng/lứa; bắp cải thu lãi từ 5,5 – 6,5 triệu đồng/sào/lứa; súp lơ có lãi từ 5 – 6 triệu đồng/sào/lứa.
Ông Vũ Thái Ninh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh thông tin: Bắc Ninh đã quy hoạch sản xuất cây vụ đông thành những vùng tập trung.
Tỉnh hiện có 71 vùng sản xuất tập trung, diện tích từ 5,1ha trở lên, nhiều vùng đã liên kết tiêu thụ sản xuất với các doanh nghiệp, siêu thị…
Để thúc đẩy sản xuất cây vụ đông phát triển, hệ thống ngành khuyến nông Bắc Ninh cũng đã triển khai các mô hình sản xuất cây vụ đông cho hiệu quả kinh tế cao.
Video đang HOT
Ví dụ mô hình sản xuất rau VietGAP quy mô 7ha; bí xanh 8ha tại xã An Thịnh (Lương Tài), hiệu quả kinh tế khoảng 70 triệu đồng/ha; mô hình khoai tây ở Quế Võ, hiệu quả đạt từ 90-100 triệu đồng/ha hay ở huyện Yên Phong cũng đạt từ 90-100 triệu đồng/ha.
“Điểm khác biệt ở Bắc Ninh là để khuyến khích phát triển vụ đông, đặc biệt là các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh sẵn sàng hỗ trợ 100% kinh phí cho các mô hình nhà bạt, nhà lưới, tùy theo quy mô, diện tích với mức cao nhất lên tới 2 tỷ đồng” – ông Vũ Thái Ninh tiết lộ.
Loại bỏ tư duy “xuất khẩu mới cần hàng tốt”
Điểm “ nóng” và sôi nổi nhất của diễn đàn lần này có lẽ chính là cuộc thảo luận, đối thoại giữa nông dân – những người trực tiếp làm ra sản phẩm với lãnh đạo các sở, ban ngành và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.
Theo đó, ông Nguyễn Đức Thuận – Giám đốc HTX nông nghiệp Đức Chính (Cẩm Giàng, Hải Dương) chia sẻ: Địa phương tôi trồng rau màu rất lớn, chủ yếu cà rốt. Việc tiêu thụ cũng phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc. Bên họ được mùa thì chúng tôi dù có thu hoạch sản lượng cao cũng thành mất mùa và ngược lại. Vậy liệu Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì cho việc tiêu thụ nông sản, nhất là trong bối cảnh dịch Covid -19?
Về việc này, bà Lương Thị Kiểm – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hải Dương cho biết: “Để chủ động hơn nữa và giải quyết các vấn đề căn cơ, chúng tôi luôn cố gắng kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, ký kết với các đối tác để chủ động hơn trong việc thu mua. Chủ động bắt tay giữa các doanh nghiệp, nông dân sao cho việc tiêu thụ nông sản của bà con đạt hiệu quả cao nhất”.
Một trong những vấn đề cố hữu mà nhiều nông dân quan tâm được đại diện HTX dịch vụ nông nghiệp Mạnh Cường (Bắc Ninh) nêu: Bắc Ninh có nhiều chính sách hỗ trợ cây màu vụ đông nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là quỹ đất sản xuất còn hạn chế, cần có chính sách mở rộng quỹ đất như thế nào để nông dân yên tâm sản xuất?
Về vấn đề này, ông Hoàng Văn Hồng – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trả lời: Việc phát triển quỹ đất từ trung ương đến địa phương đều đã rất quan tâm nhưng đất thì không sinh ra, chỉ có cách sử dụng quỹ đất có hiệu quả, nghĩa là đầu tư có hiệu quả, sản xuất có hiệu quả.
“Muốn như thế nông dân có thể cùng nhau liên kết sản xuất để tăng cao lợi nhuận, nâng cao giá trị trên cùng đơn vị diện tích” – ông Hồng nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, ông Đinh Công Chính ( Cục Trồng trọt) cho rằng: Muốn có diện tích đất lớn chỉ có thể thuê, mua, gom hoặc liên kết sản xuất. Chỉ khi có diện tích đất lớn thì chúng ta mới được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước để đất, vốn, từ đó mới có cơ sở, có dữ liệu để sản xuất lớn.
Đại diện đơn vị đồng hành và hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm rau màu, ông Nguyễn Khắc Tiến – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Ameii Việt Nam khẳng định: “Chúng tôi rất mong các doanh nghiệp khác cũng như bà con nông dân lưu ý tới bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chúng ta đừng nghĩ chỉ khi xuất khẩu chúng ta mới cần sản phẩm chất lượng cao, mà ngay cả thị trường trong nước cũng phải cung cấp được những sản phẩm tốt nhất, sạch nhất, an toàn nhất. Chỉ khi làm được điều đó thì mới tự tin đưa sản phẩm của ta chinh phục bất cứ thị trường nào”.
Nông dân Việt Nam xuất sắc lưu luyến chia tay sau ngày hội lớn
"Kết thúc ngày hội lớn, phải chia tay nhau, mọi người lại về với ruộng vườn, chuồng trại, ao cá... chúng tôi đã hứa hẹn sẽ tiếp tục kết nối, thi đua sản xuất kinh doanh giỏi hơn để sớm được tái ngộ, vinh danh ở Thủ đô", nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Đỗ Văn Quyết ở Vĩnh Phúc chia sẻ.
Ông Đỗ Văn Quyết, nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ở Vĩnh Phúc tự hào vì được ra Thủ đô dự lễ tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc.
Nhớ mãi mùa dịch đặc biệt ở Thủ đô
Chia sẻ với PV Dân Việt sau lễ tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Đỗ Văn Quyết ở Vĩnh Phúc bày tỏ: Lần này ra Thủ đô chúng tôi cảm thấy rất đặc biệt, không chỉ là cảm xúc lần đầu được đón nhận tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc mà mọi giao tiếp đều phải đảm bảo quy định 5K của Bộ Y tế. Tuy nhiên, không phải vì thế mà niềm vui của chúng tôi giảm đi, mọi người vẫn rất háo hứng, phấn khởi vì được gặp gỡ, chia sẻ vui buồn sau một năm làm ăn khó khăn.
Qua các câu chuyện của các nông dân, tôi học hỏi được rất nhiều bài học hay, tích cực về cuộc sống cũng như trong công việc, sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là cách tiếp cận, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội...
Sau lễ tôn vinh, bà Nguyễn Thị Hồng, nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ở Hà Nội cảm thấy rất tự hào và học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích trong sản xuất.
Chương trình ý nghĩa, bổ ích
Bà Nguyễn Thị Hồng, nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ở Hà Nội cho biết, so với mọi năm, năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch, chuỗi sự kiện Chương trình Tự hào nông dân Việt Nam năm nay đã rút gọn nhiều hoạt động nhưng tôi thấy vẫn rất bài bản và sâu sắc vừa giúp nông dân cảm thấy tự hào, cảm thấy được nhà nước quan tâm, động viên sau hành trình dài cống hiến, nỗ lực vượt khó.
Đặc biệt là chương trình hội thảo "Ngày nông dân không dùng tiền mặt" và diễn đàn nông dân quốc gia lần thứ VI "Nông dân với chuyển đổi số trong nông nghiệp" rất hay và sát thực tiễn. Qua 2 sự kiện ý nghĩa này, bà con chúng tôi thấy mình học hỏi, trang bị các kiến thức mới về chuyển đối số, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất để vượt qua biến đổi khí hậu và đại dịch.
Sau lễ tôn vinh, tôi dự định sẽ áp dụng các kiến thức đã học để tiếp tục đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, chế biến dược liệu để vừa nâng cao chất lượng sản phẩm tìm hướng đi mới trong xuất khẩu dược liệu ra các thế giới.
Ông Phạm Ngọc Thân, nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 tỉnh Đắc Lắk phấn khởi vì được dự ngày hội lớn của nông dân, được kết nối giao lưu với nhiều nông dân xuất sắc tại các tỉnh, thành.
Khâm phục các nông dân dám nghĩ, dám làm
Ông Phạm Ngọc Thân, nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 tỉnh Đắc Lắk cho hay: Bản thân tôi thấy rất vinh dự khi được bình chọn là 63 nông dân Việt Nam xuất sắc 2021. 63 nông dân được vinh danh hôm nay đều là những tấm gương tiêu biểu xuất sắc của tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, năng động, dám nghĩ, dám làm, dũng cảm và nghĩa tình, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh; hình thành các mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại, gia trại, tổ hợp tác liên kết nhau trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao được nhân rộng.
Cùng với đó là những tấm gương nông dân say mê, miệt mài nghiên cứu, tìm tòi, có nhiều sáng kiến, sáng chế về lai tạo giống cây, con; chế tạo máy nông cụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm giá thành, chi phí, tiết kiệm thời gian và công - sức lao động cho người nông dân.
Thông qua buổi tôn vinh này, chúng tôi đã được gặp gỡ, chia sẻ với nhau về kinh nghiệm sản xuất, từ đó áp dụng vào thực tế mô hình của mình. Trở về từ Chương trình này, bản thân tôi cũng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quý báu này đến những nông dân ở xã Tân Hòa - nơi tôi đang sinh sống, để cùng họ tiếp tục lao động, sản xuất, nhân lên khát vọng làm giàu.
Sau lễ tôn vinh trở về, ông Triệu A Sơn, nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 tỉnh Lào Cai cam kết sẽ tiếp tục thi đua sản xuất kinh doanh giỏi và hỗ trợ giúp bà con ở địa phương cùng làm giàu, sản xuất an toàn, vừa tích cực hoạt động bảo vệ vững chắc vùng đất biến giới của Tổ quốc.
Tiếp thêm động lực vượt khó trong sản xuất
Kết thúc lễ tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc 2021, ông Triệu A Sơn, nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 tỉnh Lào Cai bảo: Ngày hội lớn đã kết thúc, mọi người phải chia tay nhau cũng buồn nhưng chúng tôi đều hứa hẹn sẽ cùng cố gắng để sớm gặp lại nhau ở Thủ đô.
Trải qua 1 năm đầy biến động do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nông dân chúng tôi có những người vui, người buồn. Nhưng tựu chung lại, sau khi được tham dự buổi lễ tôn vinh 63 nông dân Việt Nam xuất sắc là sự động viên, khích lệ vô cùng to lớn để chúng tôi được tiếp thêm động lực trong lao động, sản xuất.
Nhìn lại cả năm làm việc vất vả, dẫu công việc tất bật từ sáng đến tối, nhưng khi nhận được thông báo mình là 1 trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc, bản thân tôi rất xúc động. Tôi vui vì những cố gắng của mình đã được đền đáp xứng đáng.
Sau khi trở về từ chương trình này, mong ước của tôi không chỉ là xây dựng được mô hình trồng quế cho thu nhập cao, mà còn mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm học hỏi được để cùng bà con đồng bào người Dao ở Nậm Đét - quê hương tôi cùng vươn lên làm giàu từ cây quế.
Được tham dự các chuỗi sự kiện của Chương trình tự hào Nông dân Việt Nam 2021 là niềm vinh dự, tự hào rất lớn của bản thân. Tại đây, anh đã học hỏi, trau dồi thêm được nhiều kiến thức từ cách làm nông nghiệp, đặc biệt là áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất.
Người dân ở Nậm Đét chúng tôi trồng quế còn phụ thuộc nhiều vào phương thức canh tác truyền thống, nên năng suất và chất lượng chưa cao, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhưng sau chương trình nay, tôi đã hiểu hơn thế nào là chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Tuyên Quang: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 giúp hàng nghìn hộ phát tài nhờ nghề nuôi trâu, nuôi bò vỗ béo Vừa làm nghề buôn trâu, buôn bò, ông Hoàng Văn Oanh - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành còn liên kết hàng nghìn hộ nông dân ở tỉnh Tuyên Quang và nhiều tỉnh thành khác phát tài, làm giàu với nghề nuôi trâu, nuôi bò vỗ béo. Ông Oanh là 1 trong 63 Nông dân Việt...