Khó phân biệt rau củ quả sạch
Nhu cầu tăng cao khiến cho một số mặt hàng rau, củ quả không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường.
Theo khảo sát của phóng viên, tại các khu chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội ở các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy… ,mặt hàng rau củ quả khá phong phú và đa dạng nhưng hầu hết đều không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đa phần người tiêu dùng đều có thói quen tiện đâu mua đấy và không thể phân biệt được rau trồng thông thường hay rau sản xuất theo quy chuẩn an toàn.
Đáng lưu ý, tại các chợ dân sinh, hầu hết những người bán rau đều khẳng định mình bán rau sạch, an toàn. Song khi nhắc đến nguồn gốc và quy chuẩn thì phần lớn đều trả lời mập mờ hoặc khẳng định là rau nhà trồng nên đảm bảo chất lượng.
Chị Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, “Gia đình tôi có người già và trẻ nhỏ nên rất cần rau an toàn để đảm bảo cho cả gia đình nhưng không biết địa chỉ nào bán nên thường lựa chọn siêu thị để mua. Tuy nhiên, rau an toàn tại một vài siêu thị hoặc các cửa hàng rau sạch thường bán rất chậm do ít người mua nên vài ngày họ mới nhập thêm đợt rau khác cho nên rau không được tươi ngon. Nhiều lần vào cửa hàng rau sạch tôi lại phải ra chợ để mua rau về ăn”.
Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn rau, củ quả sạch tại các siêu thị hoặc cửa hàng rau sạch.
Trong khi đó, bà Nguyễn Hương (Đống Đa, Hà Nội) cho hay, bà thường tới một cửa hàng rau sạch trên đường Láng Hạ để mua các sản phẩm rau sạch. Khi PV hỏi chất lượng sản phẩm có đảm bảo không, có an toàn thật không thì bà cũng thừa nhận khó có thể biết được đâu là loại rau củ thật sự sạch và an toàn.
Video đang HOT
“Trên thực tế không có gì để chứng minh được hàng mình mua tại các điểm này là an toàn hơn ngoài chợ dân sinh. Người bán nói là rau sạch và an toàn, lại là chỗ mua quen từ lâu nên tôi mua bằng lòng tin mà thôi”.
Chị Hạnh ( thủ đô Hà Nội) thì cho biết, rau sạch hay an toàn bán trong các cửa hàng thường đắt hơn bán ngoài sạp nhiều. Do đó để đảm bảo cho an toàn thực phẩm cho cả gia đình tuần nào chị cũng đều đặn về quê hoặc nhờ người nhà gửi rau, củ quả lên. Khi được hỏi làm thế nào để biết thực phẩm là sạch chị nói thực phẩm do người nhà tự gieo trồng, chăm sóc nên đảm bảo an toàn.
Nhiều bà nội trợ cũng có tư tưởng như chị Hạnh khi cho rằng để tránh việc tiêu thụ phải rau phun thuốc trừ sâu, nhiễm hóa chất độc hại… trong khi giá rau sạch lại đắt đỏ, thì tự trồng rau tại nhà, tận dụng các hộp xốp hoặc khoảng không gian trống trong nhà để trồng rau là biện pháp tối ưi.
Chị Huyền (Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, “Ban đầu gia đình tôi định trồng ít rau sạch để nấu bột cho con ăn, tuy nhiên thấy hiệu quả trồng kiểu này khá cao nên tôi tăng gia trồng thêm cho cả gia đình cùng ăn. Các loại rau trồng chủ yếu là rau mầm, rau đay, mùng tơi, rau cải… Những loại này mình có thể mua hạt giống ngoài chợ, chỉ cần tưới nước là rau lên xanh mướt. Trồng khoảng nửa tháng là được ăn. Nhiều khi rau lên nhanh chưa kịp ăn, tôi còn mang cho mấy chị ở cơ quan”.
Giá rau, củ, quả giảm mạnh từ chợ cho đến siêu thị
Nắng lên, nguồn cung rau xanh tăng mạnh khiến giá rau củ quả giảm mạnh từ chợ cho đến siêu thị.
Khảo sát tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội như: Chợ Khương Thượng, chợ Dịch Vọng, chợ Mai Dịch, chợ Phùng Khoang... các mặt hàng rau xanh đồng loạt giảm giá mạnh từ 20-40% so với cách đây 1 tuần.
Cụ thể, giá các mặt hàng rau củ quả hiện chỉ bằng một nửa hoặc 1/3 so với trước Tết. Giá rau cần 3.000 - 4.000 đồng/bó, cải ngọt 5.000 đồng/kg, cải chíp 4.000/kg, bắp cải từ 6.000 - 8.000 đồng/kg, khoai tây 8.000 - 10.000 đồng/kg, rau cải cúc 2.000 đồng/bó, cà chua từ 10.000 đồng/kg...
Theo chia sẻ của các tiểu thương, giá rau, củ rớt mạnh sau khi hết cách ly toàn xã hội đến nay có nguyên nhân là do lượng cung dồi dào, trong khi không có sự gia tăng đột biến về nhu cầu.
Rau, củ, quả tại chợ giảm giá mạnh khi Hà Nội nắng ấm.
Chị Mai Hoa, tiểu thương bán rau tại chợ Khương Thượng cho hay, nắng ấm, nguồn cung rau nhiều nên giá rẻ hơn trước đây. Tuy nhiên, dù lượng rau nhiều nhưng người dân vẫn hạn chế ra chợ nên buôn bán cầm chừng.
Ranh xanh dồi dào tại nhiều các chợ truyền thống nhưng mua bán ít.
Gia đình chị Bích Thu (Quốc Oai, Hà Nội) chuyên trồng các loại rau cải cung cấp ra thị trường nội thành Hà Nội. Hiện 5 sào rau cải của gia đình chị đang cho thu hoạch rộ. Chị Quyên cho biết, từ sau Tết tới nay thời tiết luôn duy trì mức nhiệt ấm, đây là điều kiện lý tưởng cho các loại rau xanh sinh trưởng. "Hiện giá rau cải xuất tại ruộng chỉ được 5.000 đồng/kg, so với dịp trước Tết thì giá này chỉ được 1/3. Với mức giá này nông dân chúng tôi chẳng được đồng lãi nào, nếu giá tiếp tục giảm thì cầm chắc phần lỗ", chị Thu nói.
Trong khi đó, các siêu thị tung ra hàng loạt chương trình giảm giá các loại rau, củ, quả.
Tại Big C, dưa lê bạch kim có giá 63.000 đồng/kg; dưa lưới dài Ichiba giá 49.000 đồng/kg; dưa lê hoàng kim còn 26.000 đồng/kg; dưa lưới tròn Tú Thanh giảm còn 37.000 đồng/kg...
Còn VinMart hôm nay khuyến mãi nhiều loại rau củ quả. Cải xanh 300gr giảm còn 8.700 đồng; dưa lưới Hoàng Bảo 500gr còn 22.500 đồng; khoai lang Nhật 500gr có giá 9.000 đồng; cà chua đỏ 500gr giá 9.500 đồng...
AEON Mall cũng tiếp tục đưa ra nhiều mức giá hấp dẫn cho rau củ, trái cây. Khoai lang mật Đà Lạt 500gr giá chỉ 20.000 đồng; ớt chuông còn 10.000 đồng/trái; bưởi năm roi giảm còn 60.000 đồng/kg; mít giống Thái có giá 60.000 đồng/kg...
Chị Mai Ngọc (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, bắt đầu bước vào hè nhưng siêu thị giảm giá nhiều hoa quả nên chị mua về cho gia đình ăn. So với cách đây 1 tháng, giá hoa quả rẻ bằng một nửa.
Siêu thị Vinmart đưa ra nhiều chương trình khuyến mại rau xanh, hoa quả.
Giá thịt lợn ở chợ dân sinh hạ nhiệt, sức mua sụt giảm Ngày 10/03, tại một số chợ dân sinh, giá thịt lợn đã hạ nhiệt, tuy nhiên lượng mua đã giảm rất nhiều so với những ngày trước. Tại chợ Thành Công (Đống Đa, Hà Nội), giá thịt lợn đã giảm từ 10-20.000đ/kg so với ngày hôm qua. Theo đó, giá thịt ba chỉ chỉ còn 160.000đ/kg, thịt thăn, mông chỉ còn 150.000đ/kg. Chị...