Khổ như… học sinh vùng sạt lở
Mưa bão liên tiếp khiến nhiều ngôi trường bị xóa sổ, học sinh vùng cao phải học tạm, ở tạm trong nhà dân hay hội trường thôn, xã, nhà Rông…
Đó là tình cảnh chung của nhiều điểm trường vùng núi các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi khi trải qua đợt mưa lũ, sạt lở đất kinh hoàng.
Đi học “ké” khắp nơi
Tranh thủ những ngày nắng ráo, học sinh trường trung học phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Trà Ka ( xã Trà Ka, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) đã dọn dẹp, để trở lại trường.
Học trò phải học tạm ở hội trường Ủy ban nhân dân xã và dùng tấm bạt ngăn đôi làm hai lớp. Ảnh: AT
Đợt mưa bão vừa qua khiến ngọn đồi phía sau của điểm trường trung học cơ sở bị đất đá vùi lấp. Phòng học, kho gạo và thư viện… gần như bị hư hỏng hoàn toàn.
Trước tình cảnh đó, thầy Phạm Duy Biên – Hiệu trưởng nhà trường cho hay, học sinh đã nghỉ học nhiều tuần nay do mưa bão nên khi tạnh ráo đã tranh thủ trở lại trường để bắt kịp chương trình.
“Những ngày mưa thì học sinh khối 7, điểm trường trung học cơ sở phải học nhờ ở hội trường xã, còn những lớp còn lại phải chuyển về điểm trường tiểu học.
Học tạm nên mọi thứ đều thiếu thốn đủ bề từ: bàn ghế, dụng cụ học tập đến thiết bị chiếu sáng. Tất cả phải tạm bợ cho qua giai đoạn mưa lũ này”, thầy Biên nói.
Hội trường của Ủy ban nhân dân xã được ngăn đôi để làm lớp học “dã chiến” cho hai lớp khối 7 học tập.
Mỗi lần có đoàn công tác đến làm việc với chính quyền xã hay có đoàn cứu trợ đến thăm hỏi thì tiết học của các thầy cô lại bị ngắt quãng.
Video đang HOT
Cùng chung tình cảnh trên, nhiều ngày qua, học sinh Trường trung học phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học, Trung học cơ sở Long Môn (huyện Minh Long, Quảng Ngãi) phải bán trú tại nhà văn hóa xã Long Môn.
Những học sinh này sinh hoạt và học tập ngay tại nhà văn hóa xã, cách trường học bị bão số 9 quần tơi tả, tan hoang gần một km.
“Toàn bộ khu nhà bán trú của trường bị gió thổi tốc mái, hệ thống điện nước không còn sử dụng được. Kinh phí để sửa chữa, khắc phục khá lớn nên chúng tôi phải chuyển các em về học tạm tại nhà văn hóa xã.
Dù chỉ là phương án tạm thời bởi nó rất bất tiện, nhưng cũng không còn cách nào khác”, thầy Trương Quốc Đạt – Hiệu trưởng nhà trường cho hay.
Hiện nhiều trường học ở các vùng núi của Quảng Nam, Quảng Ngãi bị thiệt hại nặng nề trong những đợt mưa bão liên tiếp vừa qua đang nỗ lực dọn dẹp để sớm đưa học sinh trở lại trường.
Nhiều trường học đã phải mượn tạm nhà dân, nhà văn hóa thôn, nhà Rông… để làm nơi học tạm cho học sinh.
Khẩn trương ổn định trường lớp
Hơn một tuần sau khi tuyến đường từ xã Phước Thành vào Phước Lộc (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) được thông tuyến, các thầy cô ở miền xuôi đã tất tả trở lại để dọn dẹp, đón học sinh.
Điểm trường thôn Trà Khương của trường Tiểu học Trà Lâm (huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) bị sạt lở nặng nên phải chuyển học sinh đến học tạm nhà người dân. Ảnh: TC
Xung quanh Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Phước Lộc vẫn còn ngổn ngang đất đá. Dấu vết của những trận sạt lở đất kinh hoàng vẫn còn lộ rõ dấu vết.
“Mấy ngày nay, giáo viên cùng bắt tay dọn dẹp, khắc phục những hậu quả nặng nề của mưa bão để ổn định trường lớp. Sau khi dọn được lớp bùn đất, trường đã đón học sinh đi học lại.
Ưu tiên lớn nhất của nhà trường là ổn định việc giảng dạy để các em bắt kịp chương trình. Đồng thời sửa chữa lại trường lớp để các em có nơi học tập, sinh hoạt an toàn, đảm bảo”, thầy Trần Đình Ngộ, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam, đợt mưa bão vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất, trường lớp của các huyện miền núi.
Trong đó có 7 học sinh tử vong và mất tích do sạt lở núi ở huyện Nam Trà My, Phước Sơn, nhiều em khác bị thương. Nhiều em học sinh có gia đình bố, mẹ, anh chị em đều bị chôn vùi.
“Chỉ tính riêng ảnh hưởng của cơn bão số 9 đã khiến gần 50 trường học và cơ sở giáo dục bị hư hỏng nặng nề, thiệt hại ước tính hơn 51 tỷ đồng.
Hiện ngành giáo dục đang khẩn trương để sửa chữa trường lớp, sớm ổn định việc dạy học cho học sinh sau mưa bão. Tránh việc học sinh nghỉ học, bỏ học giữa chừng do không có nơi học bán trú”, đại diện Sở Giáo dục Quảng Nam cho hay.
Sở Giáo dục Quảng Ngãi cho hay, sau cơn bão số 9, nhiều trường học ở địa phương này vẫn chưa thể sửa chữa, khắc phục xong. Hơn 60% trường học bị ảnh hưởng, thiệt hại lên đến hơn 200 tỷ đồng.
Lớp học "dã chiến" của thầy trò vùng lũ
Nếu trời nắng ráo liên tục khoảng 2 ngày, HS bậc THCS của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka (xã Trà Ka, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) sẽ di chuyển về học tại điểm trường THCS.
HS khối lớp 7 của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka học tạm tại hội trường của UBND xã.
Trời mưa, khối lớp 7 phải sang học nhờ ở hội trường của UBND xã. Các khối lớp còn lại chuyển sang học ở điểm trường của bậc tiểu học.
Vừa dạy - học vừa trông thời tiết
Sau những đợt mưa bão liên tục, ngọn đồi phía sau của điểm trường THCS thuộc Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka sạt lở đã vùi lấp một phòng học tạm, kho gạo và thư viện. Trong khi chưa khắc phục được, nhà trường đã tính đến phương án học... "dã chiến".
Thầy Phạm Duy Biên - Hiệu trưởng nhà trường nói vui: May là thời tiết tuần này nắng ráo nên HS nhà trường không phải vừa học vừa sơ tán. An toàn thì cũng chưa hẳn nhưng nếu nắng ráo liên tục sẽ không có nhiều nguy cơ sạt lở. Hơn nữa, HS đã nghỉ học 3 tuần rồi, nếu không tổ chức dạy học, dạy bù sẽ không kịp tiến độ chương trình.
Những ngày mưa lớn, để bảo đảm an toàn cho HS, khối lớp 7 phải học nhờ ở hội trường UBND xã, các khối lớp còn lại mượn phòng học của điểm trường tiểu học. Ngọn đồi đã sạt lở trước đó vẫn tiềm ẩn nguy cơ nếu mưa lớn hoặc mưa dài ngày. Do vậy, hôm nào HS lớp 7 về bên trường để học môn Tin học ở phòng máy sẽ có lớp khác sang học ở hội trường UBND xã nếu trời mưa.
Gọi là phương án học "dã chiến" vì hội trường của UBND xã được ngăn đôi bằng tấm bạt thành 2 phòng học cho HS khối lớp 7. "Nói không ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học thì không đúng. Tấm bạt làm vách ngăn chia không gian lớp học thôi chứ giáo viên lớp này giảng bài, HS lớp bên kia nghe được hết. Rồi UBND xã vừa là trụ sở làm việc, cũng là nơi tập trung để các tổ chức, đoàn từ thiện trao quà cứu trợ cho bà con nên rất ồn. Thế nên, chúng tôi chỉ mong thời tiết cứ nắng ráo kéo dài như thế này để chuyển HS về học tại điểm trường THCS. Phòng ốc bảo đảm, bàn ghế phù hợp với HS" - thầy Biên chia sẻ.
Quả đồi phía sau dãy nhà bán trú của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka có nguy cơ sạt lở nên HS phải sang ở nhờ tại nhà bán trú của điểm trường tiểu học.
HS bán trú ở nhờ nhà văn hóa xã
Hơn nửa tháng nay, HS bán trú của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Long Môn (huyện Minh Long, Quảng Ngãi) phải ở tạm tại nhà văn hóa xã Long Môn. Nhà trường có 144 HS ở lại buổi trưa và gần 40 HS ở lại trường đến cuối tuần mới về nhà. Các em ăn ở, sinh hoạt tại nhà văn hóa xã cách trường học khoảng 1km. Nguyên nhân sau cơn bão số 9, khu nhà bán trú của nhà trường bị tốc mái hoàn toàn, hệ thống điện, nước hư hỏng, gần như không thể tận dụng được gì.
Thầy Trương Quốc Đạt - quyền Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Long Môn cho biết: Kinh phí dự trù để sửa chữa dãy nhà bán trú của HS đến cả trăm triệu đồng, nằm ngoài khả năng của nhà trường. Để HS ở, sinh hoạt và học tập tại nhà văn hóa của xã rất bất tiện cho các em. Nhà trường phải tăng cường GV quản lý HS bán trú để phụ huynh yên tâm.
Số HS THCS bán trú của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) cũng phải sang ở nhờ khu bán trú của điểm trường tiểu học. "Sạt lở đã vùi lấp giếng khoan của trường cũng như hệ thống nước tự chảy. Nước sinh hoạt không có. Hơn nữa, chúng tôi không dám để HS ở lại điểm trường này vì đêm hôm sạt lở rất nguy hiểm.
Chính vì vậy, số HS này được chuyển về ở tại nhà ăn của HS tiểu học. Khu vực ăn của HS hiện phải bố trí tại hành lang khu nội trú" - thầy Biên thông tin đồng thời cho hay: Những HS nào phụ huynh có thể đưa đón hằng ngày, nhà trường vận động để HS không ở lại bán trú trong thời gian này. Một số phụ huynh, dù nhà trường không vận động, nhưng nhận thấy điều kiện ăn ở sinh hoạt của con không bảo đảm, đã cam kết với nhà trường đưa đón con khi khu bán trú chưa khắc phục xong.
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Trưởng phòng GD&ĐT Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết: Với điểm trường THCS của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka, ngành GD và chính quyền địa phương đã đưa vào kế hoạch di dời. UBND xã đang tìm địa điểm, kinh phí xây dựng do sở GD&ĐT hỗ trợ. Điểm trường THCS nằm trong vùng sạt lở nhưng những năm trước đây do chưa tìm được mặt bằng và kinh phí xây dựng nên vẫn cố gắng duy trì.
Theo ông Tùng, 2 phương án được đề xuất đối với điểm trường THCS của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka: Có thể sẽ chuyển hết HS về điểm trường tiểu học rồi xây thêm phòng học vì hiện tại đã có sẵn khu nội trú HS. Hoặc có thể sẽ xây mới điểm trường THCS tại địa điểm của trường mẫu giáo bây giờ và di chuyển trường mẫu giáo sang một vị trí mới. Lúc đó, điểm trường THCS hiện tại sẽ sử dụng để tổ chức các hoạt động ngoại khóa hoặc giải phóng mặt bằng để làm khu thể dục thể thao.
Chuyển sang ở tại nhà văn hóa của xã, em và các bạn gặp nhiều bất tiện trong học tập và sinh hoạt. Không gian tự học gần như không có. Khu nhà vệ sinh không thể như ở khu bán trú của trường. Những ngày trời mưa, sau giờ học, HS phải đi bộ từ trường về chỗ ở cách đó 1km rất vất vả. Chúng em mong được các cấp hỗ trợ kinh phí để sớm sửa chữa lại khu nhà bán trú. - Em Đinh Văn Hồng, HS lớp 8, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Long Môn
Không chỗ học, phải tổ chức lớp tại nhà rông Sau bão số 9, hàng chục học sinh tại xã Đăk Psi, H.Đăk Hà (Kon Tum) phải chuyển đến nhà rông học. Điều đáng nói là điều kiện học tập tại nhà rông không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe của thầy và trò. Một mình thầy Nguyễn Văn Lợi phải dạy cùng lúc 3 khối lớp 3, 4, 5 Gió luồn...