Khổ như… học sinh lớp 1!

Theo dõi VGT trên

Trên các diễn đàn xã hội, hầu hết phụ huynh có con vào lớp 1 đều than con mình học vất vả quá. Thay vì kỳ vọng vào sự giảm tải, các mẹ than khó, không thể chạy theo chương trình giáo dục mới. Trong khi đó, người dạy thì đổ lỗi cho chương trình, còn người thiết kế chương trình lại đổ lỗi cho… cách dạy.

Khổ như... học sinh lớp 1! - Hình 1

Ảnh minh họa.

Ngày xưa, nhắc đến chuyện “lớp vỡ lòng”, phụ huynh học sinh thấy cảm thấy nhẹ tênh, không bị áp lực việc học hành của con, không phải lo lắng con cái mình không tiếp thu được kiến thức. Đặc biệt, phụ huynh cũng không phải mua thêm sách hướng dẫn để giúp con học hành tiến bộ. Ở “lớp vỡ lòng” ấy, nhiều phụ huynh chỉ cần con “đọc thông, viết thạo” và có hứng thú với chuyện học hành mà thôi.

Thế nhưng, với chương trình lớp 1 mới, trên mạng xã hội xuất hiện cơ man status phụ huynh than vãn về chuyện dạy con học như: “Ai cho em sự kiên nhẫn để không nạt nộ, quát tháo con? Dạy con học mà như đánh trận”; “Một, hai, ba bình tĩnh. Con học mà bố mẹ căng thẳng với nhau vì… bất đồng quan điểm”; “Chương trình mới kiểu gì mà khiến con tôi ngay từ lớp 1 đã sợ học”…

Bên cạnh những dòng status than thở của phụ huynh là hình ảnh con cái họ mếu máo, “nước mắt lưng tròng”. Và một trong những điều phụ huynh lo lắng nhất chính là chuyện con sợ học ngay từ ngày đầu đi học.

Đâu chỉ riêng phụ huynh, một giáo viên với gần 30 năm dạy học sinh tiểu học, trải qua 3 bộ sách mà phải than “khổ” vì chương trình mới. “Năm nào, phụ huynh cũng than con học Tiếng Việt lớp 1 vất vả. Năm nay, mọi việc còn khó khăn hơn. Sách mới đang đi nhanh, vượt quá năng lực học của trẻ 6 tuổi. Điều này dễ nhận thấy từ nội dung sách và thực tế tại lớp học”, nữ giáo viên này chia sẻ.

Khổ như... học sinh lớp 1! - Hình 2

Phụ huynh lo lắng chương trình lớp 1 quá tải với học sinh (Ảnh minh họa)

Ở chương trình sách mới này, phần viết được đẩy nhanh; nội dung rối; việc dạy tiếng thì ngang hơn, khó nhớ; học sinh phải tiếp xúc với những câu quá dài… Trong khi đó, nhiều trẻ còn ngọng nghịu, nói chưa lưu loát. Nhiều con đọc vẹt, đọc theo các bạn khác chứ không hiểu hay nhớ được. Việc đọc nhiều, không nhớ hết khiến các con sợ Tiếng Việt.

Với sự phản biện của chính những người công tác trong ngành giáo dục, liệu bộ GD&ĐT có cảm thấy lo lắng cho chất lượng dạy học lớp 1 hiện nay? Có vẻ như các nhà giáo dục đang hướng tới việc đưa cho học sinh những thứ tác giả soạn sách cần, biến học sinh thành “thần đồng” còn phụ huynh học sinh “ngậm bồ hòn” mà chạy theo. Nói là chương trình mới giảm tải nhưng xem ra “không nặng mà là…rất nặng” và nhiều người ví von rằng con như “chim trúng đạn” vì không học trước lớp 1 cũng chẳng sai chút nào.

Trong khi phương tiện truyền thông đăng tải hàng loạt bài viết về tâm tư của những thầy, cô giáo, phụ huynh sau 3 tuần dạy chương trình lớp 1 mới… như cuộc chiến, có điều lạ bộ GĐ&ĐT vẫn cho rằng chưa nhận được bất kỳ phản ánh chính thức nào từ giáo viên, cơ sở giáo dục, nhà khoa học về vấn đề này và khẳng định Bộ sẽ tiếp thu, lắng nghe và có điều chỉnh, bổ sung hợp lý khi có đủ căn cứ khoa học.

Hỡi ôi, một đề án tốn kém lên tới hàng ngàn tỷ, được dư luận quan tâm mà cho đến nay vẫn “chưa đủ căn cứ khoa học” thì còn đợi đến bao giờ? Đến bao giờ chúng ta mới có nền giáo dục thực chất và học sinh không còn bị mang ra… thí nghiệm, nhồi nhét kiến thức ngay từ khi học lớp 1?

Xin đừng để trẻ ám ảnh nỗi “sợ học” trong cả từng giấc mơ!

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!

Chương trình lớp 1 mới ra sao mà 'ngày nào đi học về con tôi cũng mếu máo'?

'Mấy bữa nay, ngày nào đi học về con tôi cũng mếu máo: Cô giáo chê con viết đã chậm còn sai ô li, đọc chữ thì cứ bị vấp hoài. Các bạn cũng chê con dở quá...' - chị Tâm, phụ huynh có con đang học lớp 1 ở một quận nội thành TP.HCM, bày tỏ.

Chương trình lớp 1 mới ra sao mà ngày nào đi học về con tôi cũng mếu máo? - Hình 1

Nhiều trường năm nay than phiền khó dạy chương trình lớp 1 - Ảnh: TỰ TRUNG

Không chỉ chị Tâm, nhiều phụ huynh và cả giáo viên cũng phản ánh đến Tuổi Trẻ rằng chương trình mới rất "nặng" dù trước đó, các trường đã chủ động chọn sách cho trường mình.

Vật vã dạy con

Chị Tâm chia sẻ rằng chương trình tiểu học trước đây đã có rất nhiều người phê bình là quá nặng đối với trẻ, nhiều người tưởng chương trình lớp 1 mới sẽ khắc phục được nhược điểm này nhưng vẫn thế.

Mới đầu năm học lớp 1 mà các cháu học sinh phải học 2 âm trong một buổi, sau đó ráp âm lại thành tiếng rồi đọc, viết. Tính ra, mỗi tuần học sinh phải học và phải nhớ, phải đọc được, viết được 10 âm.

"Trẻ lớp 1 đến các mặt chữ còn chưa nhớ hết thì làm sao ráp âm lại thành tiếng mà đúng hết được?" - chị Tâm bức xúc.

Theo lời kể của chị Tâm, con của chị thường xuyên bị nhầm lẫn các con chữ như p với q, d với đ, h với n...

"Bé nhà tôi bị căng thẳng nên cứ mỗi lần kêu con lấy sách Tiếng Việt ra để học bài là con khóc. Họp phụ huynh đầu năm, tôi còn bị cô giáo than phiền rằng bé yếu quá, chậm quá. Tôi có trình bày rằng con tôi không được học chữ trước khi vào lớp 1 như một số bạn trong lớp. Cô bảo nếu vậy thì ba mẹ phải dành thời gian để kèm bé học ở nhà" - chị Tâm nói thêm.

Một phụ huynh khác kể: từ đầu năm đến nay, cứ buổi tối là cả nhà cùng "đánh vật" với những con chữ. Sau mỗi buổi học, cô giáo sẽ chụp ảnh các chữ gửi trong group Zalo rồi yêu cầu phụ huynh cho con em rèn chữ ở nhà. Tức là phụ huynh phải viết chữ mẫu vào tập cho bé để bé nhìn vào đó viết tiếp cho đúng.

Việc này không dễ dàng chút nào khi phụ huynh không phải là giáo viên, không thể viết đẹp, viết đúng chiều cao, khoảng cách của các con chữ.

"Tôi viết đi xóa lại khá nhiều đến độ con tôi thắc mắc sao mẹ phải viết đi viết lại mấy lần mới đúng ô li mà cô giáo cứ bắt con phải viết đúng ngay lần đầu tiên hả mẹ?" - vị phụ huynh kể.

Đặc biệt, có phụ huynh email đến PV Tuổi Trẻ đặt câu hỏi sách giáo khoa lớp 1 vẫn còn dùng phương ngữ khá nhiều khiến phụ huynh cũng gặp khó khăn khi dạy con chứ không chỉ khó khăn về phía học sinh.

Ví dụ bài 15 phần tập đọc (sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 tập một) có câu: "Ba Hà để bể cá ở hè", con tôi bảo hè là mùa hè, tôi tra từ điển mới hiểu "hè" là phương ngữ miền Bắc, miền Nam và Trung thì gọi là "hiên". Cách dùng từ cũng không thống nhất, vì xuất hiện từ "ba" là cách dùng khó đi đôi với "hè".

Trong khi đó, chị Thu Hương (Q.Tân Phú) chia sẻ môn tiếng Việt, trẻ con mới vào lớp 1 không được học vỡ lòng như trước mà đi ngay vào đọc, viết rất căng. Tôi kèm cho con mà thấy rằng sách được thiết kế với tốc độ rất nhanh, cứ một buổi học 2 âm, sau đó ghép vần và viết chính tả luôn. Mới kết thúc tuần 1, các con phải đọc đoạn văn dài.

"Con trai tôi chưa nhận diện hết mặt chữ, cô giáo đã yêu cầu đọc suôn từng từ. Ngày trước cứ thong thả học vần, ghép chữ qua những bài thơ với câu từ đơn giản, dễ hiểu, khơi gợi trí tò mò, háo hức sự đọc. Tôi thấy khó để kèm dạy con, vì sách đã bỏ qua nhiều bước vỡ lòng rất quan trọng" - chị Hương nói.

Chương trình lớp 1 mới ra sao mà ngày nào đi học về con tôi cũng mếu máo? - Hình 2

Học sinh lớp 1 trong giờ học môn tiếng Việt - Ảnh: NHƯ HÙNG

Chương trình nặng, chủ yếu là tiếng Việt

Tương tự, tại Hà Nội, khá nhiều phụ huynh có con học lớp 1 đã đưa lên Facebook những trang sách tiếng Việt được cho biết là học trong một buổi. Chưa nói về tính khoa học, độ khó phù hợp hay không với trẻ 6 tuổi trải qua 2-3 tuần học mà chỉ nhìn vào khối lượng âm/vần đã khiến cha mẹ bị choáng.

"Trẻ lớp 1 chỉ hơn "mẫu giáo lớn" một chút, có nghĩa vừa phải dạy, vừa phải dỗ, kèm từ cách cầm bút đến khả năng ngồi tập trung 20-30 phút. Vậy mà chương trình lại dạy quá nhanh. Không nói học sinh mà phụ huynh cũng thấy rối với các âm/vần quá nhiều" - chị Thu Hạnh, phụ huynh có con học lớp 1 ở Cầu Giấy, cho biết.

Nhiều phụ huynh cũng lo lắng về yêu cầu "đọc hiểu" được đặt ra khi trẻ còn đang học "i tờ". "Gia đình tôi thường xuyên đọc truyện cho con để cháu tiếp cận với sách, nhưng khi phải làm các bài yêu cầu "đọc hiểu" con vẫn bị khó khăn. Càng giải thích, càng gặng hỏi thì con càng căng thẳng, sợ rồi khóc. Có bữa, con khóc mẹ khóc.

Tối nào cũng "đánh vật" với tiếng Việt cùng con trên dưới 2 tiếng" - chị Lý, một phụ huynh Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, kể. Theo ghi nhận của chúng tôi, đa số ý kiến về việc chương trình "nặng" đều tập trung ở môn tiếng Việt.

Theo một chuyên gia giáo dục, việc "kêu ca" này dễ hiểu vì ở học kỳ 1 của chương trình lớp 1, thời lượng dành cho tiếng Việt nhiều hơn, với mục tiêu trẻ phải học chữ. Nhiều môn học khác trong chương trình học kỳ 1 đang phải hạn chế vì "chờ trẻ biết chữ".

"Có thể vì thế mà những ý kiến đang chỉ tập trung vào tiếng Việt khiến dư luận hiểu sách tiếng Việt "có vấn đề" so với các môn học khác của lớp 1 khi triển khai chương trình giáo dục mới" - chuyên gia này nhận định. Một vài hiệu trưởng trường tiểu học ở Hà Nội cũng nhận định trẻ "học trước" thì thuận, trẻ hơi chậm gặp khó khăn.

"Tôi nhận lớp khi có tới 80% học sinh đã được cho học trước. Với những cháu "học trước", việc tiếp thu nội dung chương trình học kỳ 1 có thuận lợi hơn nhưng cũng nhiều cái phải uốn nắn do mỗi cháu được dạy theo một kiểu. Trong khi yêu cầu của sách là "dạy phát triển năng lực".

Còn đáng lo hơn là ở 20% số trẻ chưa hề học chữ trước khi vào lớp 1" - cô L.H., một giáo viên tiểu học ở quận Đống Đa, thông tin.

Chương trình lớp 1 mới ra sao mà ngày nào đi học về con tôi cũng mếu máo? - Hình 3

Có nhiều ý kiến khác nhau về chương trình lớp 1- Ảnh: TỰ TRUNG

Giáo viên cũng than khó

Theo cô L.H., chương trình được phân bổ cho mỗi tiết học tiếng Việt rất nặng. Mặc dù học sinh có buổi 2 để dành thời gian luyện tập, nhưng "sẽ khó khăn nếu phụ huynh không cùng hỗ trợ dạy thêm con ở nhà". Nhất là các cháu "chậm", vì lớp quá đông, giáo viên không có thời gian để kèm từng học sinh.

Theo cô H., lãnh đạo trường phải động viên giáo viên dạy lớp 1 năm nay vừa dạy vừa điều chỉnh, vì "chương trình, yêu cầu dạy học đều quá mới".

Một giáo viên ở Q.5, TP.HCM chia sẻ: "Chương trình sách giáo khoa lớp 1 với bộ sách mà trường đang dạy quá khó! Khi giáo viên đi tập huấn để làm quen, tất nhiên giáo viên ai cũng hiểu vấn đề nhưng để làm sao truyền tải cho trẻ lớp 1 chưa biết viết, đọc một nội dung bài học trong thời gian quá ngắn là điều... toát mồ hôi".

Giáo viên này nêu ví dụ bài tập đọc "Trung thu", các em phải học 3 vần "ang", "ăng", "âng" và đoạn văn ngắn gồm hai câu phức. Bài 1 vần học sinh có thể nhớ, bài đến 2 - 3 vần trong thời gian ngắn, sao học sinh nhớ hết?

"Suốt 4 tuần đầu năm học, tôi phát hiện các em rất vật vã... khi học con chữ. Theo phân phối chương trình, hết tuần 9 các em học 8 vần và âm đôi. Như thế không những nhiều mà thời gian học rất nhanh. Các em lẫn lộn, không nhớ hết" - giáo viên này nói.

Tương tự, cô T., khối trưởng khối 1 của một trường tiểu học nổi tiếng ở TP.HCM, phân tích: "Nếu so sánh với chương trình tiểu học năm 2000 thì môn tiếng Việt nặng nề hơn, đa số các bộ sách giáo khoa môn tiếng Việt đều "chạy" chương trình khá nhanh.

Đến tuần 13 học sinh đã phải viết chữ cỡ nhỏ trong khi chương trình cũ thì sang học kỳ 2 học sinh lớp 1 mới phải viết chữ cỡ nhỏ. Phần ứng dụng trong sách giáo khoa chương trình cũ chỉ có 2 - 3 câu đơn giản thì sách giáo khoa mới có khi học sinh lớp 1 phải đọc nguyên một bài thơ hoặc cả một văn bản dài".

* "Có một số môn, vận động là chính, không phải dùng sách nhưng lại có sách như môn thể dục, phải dành thời gian mở sách giáo khoa thể dục để hướng dẫn. Trong khi phát âm, luyện vần, thời gian học lại có hạn và ngắn. Cân đối nội dung và các môn với chương trình lớp 1 khiến tôi căng thẳng theo. Tôi thật sự rất lo lắng".

(Ý kiến một giáo viên)

* "Với môn toán, cộng, trừ hai chữ số các con chưa thành thạo, chữ số hàng chục còn nhầm lẫn nhưng được giới thiệu phép cộng 3 số với nhau. Các con khóc, mà cha mẹ chúng tôi cũng cực kỳ căng thẳng".

(Ý kiến một phụ huynh)

Chương trình tiếng Việt "đi" hơi nhanh. Hết tháng 9 đã xong các âm, các câu ứng dụng đã có 2 - 3 câu. Học sinh tập chép lại các câu đó vất vả mà thời gian cho viết lại ít. Học sinh còn đang phải tập đánh vần, đọc còn chưa nhanh, chưa đúng nhưng đã có những nội dung yêu cầu học sinh đọc hiểu để trả lời.

Giáo viên dạy rất mệt, nhất là trong tình huống lớp học có sĩ số đông, trình độ tiếp thu của học sinh khác nhau nhiều quá.

(Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Công bố thời khắc hấp hối của Từ Hy Viên, minh tinh nắm chặt tay 1 người không buôngCông bố thời khắc hấp hối của Từ Hy Viên, minh tinh nắm chặt tay 1 người không buông
13:48:51 23/02/2025
Sinh viên năm thứ 4 hối hận vì ăn chơi nợ nần dẫn đến đi cướpSinh viên năm thứ 4 hối hận vì ăn chơi nợ nần dẫn đến đi cướp
12:49:49 23/02/2025
Hãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uốngHãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uống
16:39:31 23/02/2025
Đạo diễn Hoàng Nam liên tục đăng tải những bài viết tố cáo bị chèn ép và tấn côngĐạo diễn Hoàng Nam liên tục đăng tải những bài viết tố cáo bị chèn ép và tấn công
15:08:05 23/02/2025
Nóng: Hoa hậu Thùy Tiên thừa nhận từng bị quấy rối trong thang máyNóng: Hoa hậu Thùy Tiên thừa nhận từng bị quấy rối trong thang máy
12:57:10 23/02/2025
Sao Hoa ngữ 23/2: 'Nam thần màn ảnh' mang theo nhiếp ảnh gia khi đi chùaSao Hoa ngữ 23/2: 'Nam thần màn ảnh' mang theo nhiếp ảnh gia khi đi chùa
14:55:51 23/02/2025
Sau Kim Sae Ron, sao nam hạng A gây sốc khi công bố chuyện từng muốn tự tử ngay trên sóng livestreamSau Kim Sae Ron, sao nam hạng A gây sốc khi công bố chuyện từng muốn tự tử ngay trên sóng livestream
12:54:03 23/02/2025
Ca sĩ Hồng Nhung tiết lộ tình hình sức khoẻ sau khi điều trị ung thưCa sĩ Hồng Nhung tiết lộ tình hình sức khoẻ sau khi điều trị ung thư
14:58:44 23/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sập đường hầm ở Ấn Độ làm 8 công nhân bị mắc kẹt

Sập đường hầm ở Ấn Độ làm 8 công nhân bị mắc kẹt

Thế giới

18:54:18 23/02/2025
Các hoạt động cứu hộ đã được tiến hành hết sức khẩn trương để giải cứu những công nhân bị mắc kẹt nhưng hiện vẫn chưa liên lạc được với những người bên trong.
Nằm viện một mình, chàng sinh viên Hà Tĩnh ngỡ ngàng khi nhận mẩu giấy nhắn của cán bộ bệnh viện

Nằm viện một mình, chàng sinh viên Hà Tĩnh ngỡ ngàng khi nhận mẩu giấy nhắn của cán bộ bệnh viện

Netizen

18:02:42 23/02/2025
Điều tốt đẹp luôn ở quanh ta đó là điều mà nhiều người phải thốt lên khi chứng kiến câu chuyện đang được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ.
Sao nam Vbiz bị nghi thay thế Trấn Thành - Trường Giang: "Đừng tấn công tôi!"

Sao nam Vbiz bị nghi thay thế Trấn Thành - Trường Giang: "Đừng tấn công tôi!"

Sao việt

17:20:47 23/02/2025
Tiến Luật bức xúc khi bị netizen tấn công vì những thông tin thất thiệt. Nam diễn viên khẳng định chưa nhận bất kỳ lời mời nào liên quan đến chương trình.
Người phụ nữ trung niên 52 tuổi chia sẻ 9 bí quyết nhà bếp, dân tình tấm tắc: Tuyệt đỉnh tư duy!

Người phụ nữ trung niên 52 tuổi chia sẻ 9 bí quyết nhà bếp, dân tình tấm tắc: Tuyệt đỉnh tư duy!

Sáng tạo

17:04:58 23/02/2025
Những mẹo nhỏ này không phải là cách tốt nhất nhưng chắc chắn giúp bạn xử lý nhanh những lúc cấp bách, làm việc bếp núc nhẹ nhàng hơn hẳn.
Hành trình khám phá ở Việt Nam vào top 'mơ ước' của du khách

Hành trình khám phá ở Việt Nam vào top 'mơ ước' của du khách

Du lịch

16:47:44 23/02/2025
Việt Nam có điểm đến xuất hiện trong danh sách 10 hành trình mơ ước ở châu Á năm 2025 do tạp chí du lịch Lonely Planet Úc bình chọn.
Nhờ 'Khó dỗ dành', Bạch Kính Đình lập thành tích mới

Nhờ 'Khó dỗ dành', Bạch Kính Đình lập thành tích mới

Hậu trường phim

16:08:46 23/02/2025
Bạch Kính Đình lập nên thành tích khủng khi anh chàng có 4 tác phẩm phá vạn nhiệt độ trên nền tảng lớn là Youku, Tencent Video và iQIYI trong 3 năm liên tiếp.
Khởi tố, bắt tạm giam hai tài xế ô tô rượt đuổi, cầm hung khí dọa chém nhau

Khởi tố, bắt tạm giam hai tài xế ô tô rượt đuổi, cầm hung khí dọa chém nhau

Pháp luật

16:07:32 23/02/2025
Ngày 23/2, Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với hai tài xế Trần Ngọc Thái và Trần Ngọc Quý về tội Gây rối trật tự công cộng .
Một anh trai nhảy múa sexy khiến Trấn Thành nổi đóa ném bát đũa

Một anh trai nhảy múa sexy khiến Trấn Thành nổi đóa ném bát đũa

Nhạc việt

15:59:27 23/02/2025
Pha nhảy múa sexy đầy uốn lượn của Ali Hoàng Dương khi hát chay ca khúc Love Sand. Điều này khiến cho Trấn Thành nổi đóa , ném luôn đôi đũa đang cầm trên tay
Siêu phẩm kinh dị trừ tà phá vỡ kỷ lục phòng vé Indonesia chính thức cập bến Việt Nam

Siêu phẩm kinh dị trừ tà phá vỡ kỷ lục phòng vé Indonesia chính thức cập bến Việt Nam

Phim châu á

15:04:41 23/02/2025
Sau khi gây bão phòng vé tại Indonesia và trở thành hiện tượng kinh dị với doanh thu kỷ lục, Nghi lễ trục quỷ chính thức đổ bộ màn ảnh rộng Việt Nam vào tháng 3 này.
Tử vi cung hoàng đạo Thiên Bình năm 2025: Thời điểm tỏa sáng, gặt hái bội thu

Tử vi cung hoàng đạo Thiên Bình năm 2025: Thời điểm tỏa sáng, gặt hái bội thu

Trắc nghiệm

14:15:02 23/02/2025
Năm 2025, những người cung Thiên Bình sẽ gặp vận may tốt đẹp, là năm thỏa mãn cho cuộc sống nghề nghiệp và phát triển cá nhân của bạn.
Mbappe vượt xa Ronaldo, Casemiro tin sẽ sánh ngang Messi và đồng đội cũ

Mbappe vượt xa Ronaldo, Casemiro tin sẽ sánh ngang Messi và đồng đội cũ

Sao thể thao

13:45:15 23/02/2025
Với việc lập hat-trick trong chiến thắng 3-1 trước Man City, Mbappe đã vượt Ronaldo về thời gian cần để làm điều tương tự cho Real Madrid.