Khó khăn bộn bề, các trường cao đẳng sư phạm kêu cứu Bộ
Hiện nay rất nhiều trường cao đẳng sư phạm hiện nay đang gặp khó khăn trong việc thành lập Hội đồng trường.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Hồ Cảnh Hạnh – Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu, Chủ nhiệm Câu lạc bộ các trường cao đẳng sư phạm trực thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, Câu lạc bộ có một vài góp ý cũng như bất cập hiện nay của các trường cao đẳng sư phạm nêu tại hội nghị trực tuyến giáo dục đại học năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 24/8.
Theo đó, thầy Hồ Cảnh Hạnh nêu 2 vấn đề của các trường cao đẳng sư phạm hiện nay.
Vấn đề thứ nhất về tuyển sinh chính quy cao đẳng sư phạm ngành giáo dục mầm non năm 2021. Thực hiện Nghị định 116/2020/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/11/2020 và áp dụng bắt đầu cho khóa tuyển sinh năm học 2021-2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành hướng dẫn thực hiện ví như Công văn 1891/BGDĐT-GDĐH về hướng dẫn thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ; Công văn 2323/BGDĐT-GDĐH về hỗ trợ phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ;
Hay Công văn 2921/BGDĐT-GDĐH về việc triển khai phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ…
Tuy nhiên các văn bản này không được sự hưởng ứng tích cực của địa phương dẫn tới việc triển khai chậm hoặc không thực hiện được (đến ngày 20/8, sau 3 lần đăng kí nhu cầu lên hệ thống nhưng chỉ có 6 địa phương thực hiện).
Do đó, các trường cao đẳng sư phạm kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường cao đẳng sư phạm tiến hành tuyển sinh ngành giáo dục mầm non năm 2021 như các năm học trước. Đó là, trường cao đẳng sư phạm tuyển sinh theo chỉ tiêu phân bổ; khi nhập học, sinh viên có bản cam kết; địa phương xem xét, duyệt cấp kinh phí hỗ trợ sinh viên theo quy định.
Ảnh minh họa: nguồn giaoduc.net.vn
Video đang HOT
Vấn đề thứ hai là về tuyển sinh, đào tạo liên thông trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên theo Thông tư 24/2019/TT-BGDĐT.
Nội dung này, Câu lạc bộ các trường cao đẳng sư phạm trực thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, đối với các trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo chính quy trung cấp ngành sư phạm mầm non, cao đẳng ngành giáo dục mầm non (theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhưng lại quy định thêm điều kiện tối thiểu để được giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông vừa làm, vừa học là không hợp lý, gây khó khăn cho các trường cao đẳng sư phạm địa phương đặc biệt 2 yêu cầu về kiểm định chất lượng và thành lập hội đồng trường.
Chưa kể, về kiểm định chất lượng nhà trường, hầu hết các trường cao đẳng sư phạm đã thực hiện theo Thông tư 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp như tự đánh giá, đánh giá ngoài. Tuy nhiên đến nay mới có gần 1/3 số trường được đánh giá ngoài và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Một trong những lý do các trường chậm kiểm định là kinh phí thực hiện. Trong những năm qua, các trường cao đẳng sư phạm bị cắt giảm chỉ tiêu, khó tuyển sinh, nhiều trường không được giao nhiệm vụ bồi dưỡng,… trong khi kinh phí được giao trên đầu sinh viên. Vì vậy, kinh phí chi thường xuyên rất hạn hẹp, thậm chí một số trường còn không đủ trả lương. Do đó kinh phí để thực hiện đánh giá ngoài (không phải ít) cực kỳ khó khăn.
Về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, hầu hết các chương trình đào tạo giáo viên, trong đó có chương trình sư phạ mầm non (hệ trung cấp), giáo dục mầm non (hệ cao đẳng) đều theo khung chương trình quy định trước đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường chỉ điều chỉnh, bổ sung, thay thế một số học phần, một số nội dung chương trình cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, chuẩn đầu ra của ngành học. Do vậy các chương trình đào tạo hiện hành của các trường là tương đối ổn.
Chưa kể, các trường cao đẳng sư phạm thuộc giáo dục nghề nghiệp nhưng nghị định Chính phủ (Nghị định 15/2019/NĐ-CP) hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp và Điều lệ trường cao đẳng (46/2016/TT-BLĐTBXH) do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội không bao gồm trường cao đẳng sư phạm. Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý các trường cao đẳng sư phạm nhưng chưa ban hành Điều lệ trường cao đẳng sư phạm.
Hội đồng trường Cao đẳng sư phạm được thành lập theo quy định tại Điều lệ trường cao đẳng ban hành tại thông tư 01/2015/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ dẫn chiếu theo Luật Giáo dục đại học 2012, nhưng Luật Giáo dục đại học thay đổi bổ sung 2018 không bao gồm trường cao đẳng sư phạm.
Vì những lý do trên, rất nhiều trường cao đẳng sư phạm hiện nay đang gặp khó khăn trong việc thành lập Hội đồng trường (kể cả trường Cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc Bộ).
Do đó, câu lạc bộ kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, điều chỉnh, sửa đổi thông tư; trước mắt là giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường cao đẳng sư phạm để đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non theo lộ trình của Chính phủ quy định tại Nghị định 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Cuối cùng, thầy Hạnh cho biết, các trường cao đẳng sư phạm đề nghị Bộ quan tâm giải quyết những đề xuất, kiến nghị lớn của các trường cao đẳng sư phạm đã gửi Bộ (qua Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) trong thời gian qua như việc sắp xếp mạng lưới các trường cao đẳng sư phạm, việc giao nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên, liên kết đào tạo giáo viên tiểu học, trung học cơ sở; đặc biệt thiết tha mong muốn được Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ gặp gỡ với 23 trường cao đẳng sư phạm trong thời gian tới.
Phải có phương án chủ động để đảm bảo quyền lợi thí sinh
Đó là thông tin tại hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh 2021 với các trường ĐH phía Nam và 2 ĐH Quốc gia, do Bộ GD&ĐT tổ chức vào chiều 29.7.
Tại đây, Bộ và các trường đã bàn bạc, thống nhất lịch tuyển sinh điều chỉnh và việc xét tuyển ĐH, cao đẳng sư phạm (CĐSP) cho thí sinh thuộc diện đặc cách xét tốt nghiệp THPT.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội nghị
Tổ chức xét tuyển riêng cho thí sinh đặc cách
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, một số công việc cần làm thời gian tới trong công tác tuyển sinh, đó là tập trung hoàn thiện kế hoạch xét tuyển, lịch tuyển sinh điều chỉnh và phương án xét tuyển cho thí sinh đặc cách. Công tác xét tuyển chung dựa trên kết quả của 2 đợt thi tốt nghiệp THPT đòi hỏi phải có kế hoạch và lịch tuyển sinh điều chỉnh, vừa đảm bảo quyền lợi thí sinh, vừa không quá muộn, ảnh hưởng tới kế hoạch tổ chức tuyển sinh, nhập học, kế hoạch năm học mới của cơ sở đào tạo.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 sẽ diễn ra trong các ngày 6-7.8. Theo số liệu thống kê, có khoảng hơn 26.000 thí sinh chưa dự thi tốt nghiệp THPT đợt 1, trong khi đó, một số địa phương không thể tổ chức thi tốt nghiệp THPT đợt 2. Hiện dự kiến sẽ có khoảng 10.000 thí sinh đặc cách, chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Trong số đó, bên cạnh những em xét tuyển bằng các phương thức khác, còn nhiều em chưa có căn cứ điểm để xét tuyển ĐH, CĐSP. "Số lượng thí sinh đặc cách có nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐSP có thể lên tới hàng chục ngàn. Dù chỉ là 10 em hay 20 em, chúng ta cũng phải có phương án chủ động để đảm bảo quyền lợi cho các em", Thứ trưởng nhấn mạnh và đề nghị các trường phát huy tự chủ trong tuyển sinh, nhưng cần có phương án chung trên toàn hệ thống, có thể dựa trên kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do 2 ĐH Quốc gia tổ chức, hoặc dựa trên xét tuyển học bạ. Về chỉ tiêu tuyển sinh, các trường để lại chỉ tiêu sao cho công bằng, vừa đảm bảo quyền lợi cho thí sinh đặc cách vừa đảm bảo công bằng cho thí sinh tham gia xét tuyển chung tới đây. Đặc biệt, phải tính toán phù hợp với tỷ lệ thí sinh đặc cách và vùng tuyển chủ yếu của các cơ sở GDĐH.
Về chỉ tiêu tuyển sinh, Phó Vụ trưởng Vụ GDĐH Phạm Như Nghệ cho rằng, cơ sở GDĐH phải xác định các vùng tuyển chủ yếu của mình, từ đó, để dành lại số chỉ tiêu đã xác định trong năm 2021. Số chỉ tiêu để lại dự kiến tối thiểu phải tương đương với tỷ lệ thí sinh đặc cách trên tổng số thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐSP, phù hợp với đặc điểm ngành đào tạo và yêu cầu của cơ sở đào tạo. Sau đợt 2 thi tốt nghiệp THPT, Bộ sẽ công khai những thông tin về số thí sinh ở các địa phương, các vùng, làm căn cứ cho các trường tính toán, để lại chỉ tiêu phù hợp.
Đối với những ngành có nhu cầu lớn, điểm chuẩn cao, Vụ GDĐH tham mưu lãnh đạo Bộ cho phép các trường có thể tuyển đủ chỉ tiêu đã xác định. Sau khi đã tuyển đủ, các trường được bổ sung chỉ tiêu cho những ngành này, tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ thí sinh đặc cách trên tổng số sinh viên có nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐSP thuộc khu vực xét tuyển chủ yếu của trường đã xác định.
Riêng đối với các cơ sở thuộc khối an ninh, quốc phòng, theo Nghị định 99, việc xác định chỉ tiêu vừa đáp ứng quy định của Bộ GD&ĐT vừa tuân thủ quy định riêng của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Dự kiến, hai Bộ này sẽ trực tiếp xác định chỉ tiêu và thông báo cho các trường trong khối an ninh, quốc phòng.
Về chỉ tiêu sư phạm, theo quy định của Luật, Bộ GD&ĐT đã xác định và thông báo chỉ tiêu đào tạo chính quy cho các trường. Phương án dự kiến là các trường được phép tuyển đủ chỉ tiêu theo quy định ngay trong đợt xét tuyển chung tới đây. Sau đó, nếu có thí sinh diện đặc cách đăng ký dự tuyển vào các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên, căn cứ báo cáo, Bộ sẽ bổ sung chỉ tiêu, đáp ứng nhu cầu của các trường.
Để thí sinh đặc cách có cơ hội ngang bằng với thí sinh khác trong xét tuyển ĐH, CĐSP, Vụ GDĐH đề nghị các cơ sở GDĐH tổ chức xét tuyển riêng cho đối tượng này. Việc xét tuyển phải được thực hiện các bước theo đúng quy định. Trong trường hợp các đợt xét tuyển có cùng phương thức xét tuyển, cùng tiêu chí xét tuyển thì điều kiện trúng tuyển vào trường là phải như nhau.
Thí sinh tham dự đợt 1 Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
Cơ sở GDĐH sẵn sàng phối hợp
Thống nhất với phương án của Bộ GD&ĐT, PGS.TS Nguyễn Minh Tâm, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho hay, ở đợt thi thứ nhất, kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐH Quốc gia TP.HCM có hơn 69.000 thí sinh dự thi. Số thí sinh dự thi đợt 2 khoảng 26.000 em, dự kiến tổ chức tại 4 địa phương: TP.HCM, An Giang, Khánh Hòa và TP.Đà Nẵng. "Chúng tôi quyết tâm tổ chức khi dịch bệnh được kiểm soát và sẽ có phương án đảm bảo an toàn cho thí sinh", PGS.TS Nguyễn Minh Tâm cho biết.
Theo Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, GS.TS Hà Thanh Toàn, vùng tuyển sinh của trường chủ yếu là thí sinh các tỉnh phía Nam. Để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh thi đợt 2 và những thí sinh thuộc diện đặc cách, trường sẽ kéo dài thời gian tuyển sinh, đồng thời điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh sang phương thức xét tuyển học bạ. GS Toàn đề nghị Bộ cho phép nhà trường tăng chỉ tiêu năm 2021 khoảng 5%, để đảm bảo công bằng cho các thí sinh trong xét tuyển. Đánh giá cao sự sẵn sàng hỗ trợ trong công tác tuyển sinh của các cơ sở GDĐH, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn lưu ý, tới đây bộ phận chuyên môn cần bổ sung danh sách và số lượng thí sinh được xét đặc cách để gửi dữ liệu cho các trường. Sau khi có số liệu, các trường sớm công bố phương án điều chỉnh bổ sung, để thí sinh đăng ký xét tuyển. Các trường sẽ tính toán để dành chỉ tiêu riêng cho những thí sinh thuộc diện đặc cách.
Về phương án tuyển sinh, cơ bản các trường áp dụng xét tuyển bằng phương thức xét học bạ, hoặc căn cứ vào kết quả kỳ thi ĐGNL của 2 ĐH Quốc gia hoặc các phương thức xét tuyển khác. Thứ trưởng đề nghị, các cơ sở GDĐH chủ động phương án xét tuyển. Riêng với kỳ thi ĐGNL, Bộ sẽ phối hợp với 2 ĐH Quốc gia và các địa phương để tính toán địa điểm, thời gian tổ chức hợp lý, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, công bằng cho thí sinh. Ngoài ra, Bộ sẽ phối hợp với 2 ĐH Quốc gia để có dữ liệu chung. Các trường sử dụng kết quả của kỳ thi này, có thể tham gia xét tuyển chung. Thứ trưởng lưu ý, các trường cần tính đến điểm ưu tiên đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả kỳ thi ĐGNL; đồng thời, tính đến trường hợp thí sinh không tham dự kỳ thi này để chủ động trong phương án xét tuyển cho các em. Với những trường tổ chức thi năng khiếu, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị gửi thông tin, Bộ sẽ tổng hợp số liệu và làm việc với các trường để có giải pháp thỏa đáng, phù hợp thực tiễn.
Sau khi tổ chức thi đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ sẽ có hướng dẫn điều chỉnh lịch tuyển sinh, đảm bảo phù hợp với các trường và đảm bảo quyền lợi của thí sinh. Lịch tuyển sinh sẽ không quá muộn, để đảm bảo kế hoạch tuyển sinh, nhập học của thí sinh và nhà trường. Tuy nhiên, các cơ sở GDĐH cần có kế hoạch cụ thể, trong đó có phương án tuyển sinh đối với thí sinh thuộc diện xét tuyển đặc cách.
Một năm thực hiện Chương trình, SGK mới: Khẳng định hướng đi đúng đắn Nhiều kết quả tích cực được địa phương chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến tổng kết một năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa (CT, SGK) giáo dục phổ thông ngày 20/8. Trong giờ học tại Trường TH Lê Lợi (TP Vũng Tàu). Ảnh minh họa Những kết quả này đã khẳng định hướng đi đúng đắn của đổi...