Khô bò giá ’siêu rẻ’ – cẩn thận với hàng giả, hàng nhái
Một kg thịt bò tươi có giá lên tới 350.000 đồng, nhưng trên thị trường đang xuất hiện nhiều loại khô bò chỉ 100.000 – 150.000 đồng một kg.
Rao bán và bỏ sỉ khô bò trên mạng xã hội, chị Loan ở Hưng Yên cho biết, mỗi bịch khô bò nặng 500 gram chị bán với giá 70.000 đồng. Nếu khách mua sỉ từ 5 kg thì giá chỉ 600.000 đồng.
“Gần Tết loại này tôi bán cả tạ mỗi tháng, còn ngày thường thì đa phần khách lấy sỉ để bán quán hoặc làm các món ăn kèm”, chị Loan nói.
Cũng bán khô bò giá 110.000 đồng một kg, chị Thanh ở Hải Dương cho biết, sở dĩ chị bán giá rẻ vì lấy được nguồn hàng bình dân và chỉ “lấy lãi 10.000 – 15.000 đồng một kg” để bán được nhiều cho khách.
Trên trang thương mại điện tử Lazada rao bán khô bò giá 116.000 đồng một kg. Ảnh: Hồng Châu.
Không chỉ các cá nhân trên mạng bán hàng với giá rẻ mà ngay các trang mua sắm điện tử lớn như Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… cũng đăng bán với giá rẻ từ 120.000 – 165.000 đồng. Hầu hết shop đều cho biết “sản phẩm được chế biến từ thịt bò, thơm, ngon”. Có shop miễn phí vận chuyển khi mua từ 2 kg.
Video đang HOT
Từng bán khô bò giá rẻ, chị Vũ, ở chợ Hạnh Thông Tây (Gò Vấp) cho biết, khô bò giá rẻ này đa phần được làm từ thịt heo được tẩm hương vị bò. Loại này sản xuất cả năm nay mới có giá rẻ như vậy, vì giá thịt heo hiện nay khá cao. Nếu không tinh ý, người mua ít khi phân biệt được đâu là khô heo đâu là khô bò thật. Sản phẩm này đa phần bán cho các quán bánh tráng trộn hoặc các quán nhậu.
Nhận định khô bò “siêu rẻ” trên thị trường thực chất được làm từ các loại thịt heo “ế”, chị Hằng, chuyên làm khô bò, khô heo cho biết giá khô bò thông thường đã dao động 300.000 – 400.000 đồng một kg. Riêng những loại được làm từ thịt chất lượng, giá có thể 500.000 – 700.000 đồng một kg.
Bò sấy lá chanh được bán với giá 55.000 đồng 500 gram. Ảnh: KH.
Theo chị Hằng, để làm ra được một kg thịt bò khô phải cần 2 kg thịt bò tươi. Trong khi đó, giá mỗi kg thịt bò bắp tươi loại thường là 200.000 đồng. Như vậy, để làm được một kg thịt bò khô, ít nhất người làm phải bỏ ra 400.000 đồng, chưa kể tiền phụ gia… Còn với thịt heo, nếu lấy sỉ, giá heo đùi cũng lên tới 110.000 đồng một kg. Hai kg heo tươi mới được một kg khô, nên khô heo giá rẻ nhất cũng ở mức 200.000 – 250.000 đồng một kg.
Theo Chi cục quản lý thị trường TP HCM, gần Tết nên tình trạng hàng giả hàng nhái tràn lan. Đặc biệt với các loại thực phẩm người tiêu dùng nên tìm chọn mua nơi uy tín. Không nên tham rẻ mua sản phẩm kém chất lượng. Tại TP HCM số lượng dân nhập cư đông. Do đó, nhu cầu thực phẩm tăng cao, khiến giới buôn lợi dụng bán các sản phẩm kém chất lượng, tẩm hóa chất. Hiện trên thị trường còn khá nhiều cơ sở chui chế biến heo thành bò không chỉ ở các sản phẩm khô, mà ngay cả giò chả và thịt tươi.
Theo vnexpress
Mua hàng qua mạng: Người dùng dễ bị "sập bẫy" hàng giả
Các chiêu thức bán hàng giả, hàng nhái qua mạng ngày càng tinh vi và phổ biến, người tiêu dùng có thể bị lừa đảo bằng nhiều phương thức khác nhau.
Trong diễn đàn "Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam: Thách thức và giải pháp" vừa được Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) tổ chức vào ngày 26/11 tại Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Tuấn - Trưởng phòng Quản lý hoạt động Thương mại điện tử, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương khẳng định lượng người mua sắm trực tuyến ngày càng gia tăng, trong khi đó các hành vi vi phạm trong thương mại điện tử ngày càng tinh vi và phổ biến hơn.
Đặc biệt, các nhóm hàng hóa được bán trên thương mại điện tử có nhiều hàng giả nhất như: đồ điện tử - công nghệ, giày dép - mỹ phẩm - thực phẩm chức năng, đồ dùng gia đình.
Trong đó, các sản phẩm hàng giả, hàng nhái được bày bán khiến cơ quan chức năng đau đầu. Bởi việc kiểm tra, truy xuất nguồn gốc... rất khó khăn. Cụ thể, vụ việc quả địa cầu có bản đồ "hình lưỡi bò" được rao bán trên mạng, nếu chi nhìn hình ảnh đưa lên mạng thì không nhận ra được điều này.
Không chỉ thế, những chiếc kẹo mút, bánh quy bên trong chứa cần sa cũng được trao đổi trên diễn đàn kín... hay những bộ phận của súng ống được chia ra để bán... Rồi đến việc những người uy tín, nổi tiếng đăng bài livestream và quảng cáo cho các thực phẩm chức năng không đảm bảo chất lượng trên mạng xã hội...
Theo ông Tuấn, các hành vi vi phạm còn tinh vi hơn rất nhiều. Đó là việc nhiều người nhận được cuộc gọi hay tin nhắn trúng thưởng, sau đó người dùng sẽ phải chuyển khoản tiền được gọi là thuế phí hay vận chuyển...
Hay việc tuyển cộng tác viên bán hàng rất phổ biến trong thời gian gần đây, tạo ra hàng chục, hàng trăm người khác nhau bán một mặt hàng. Cơ quan chức năng có đến tận nơi kiểm tra cũng không thấy được hàng hóa. Đối tượng giao hàng nhỏ lẻ, giao từng sản phẩm hoặc thuê xe ôm giao hàng... Điều này gây khó khăn trong việc kiểm tra và truy xuất nguồn gốc hàng hóa cho cơ quan chức năng.
Dịp gần tết, vé máy bay giả được bán rất nhiều, tức là vé có đặt chỗ, giữ chỗ nhưng không thanh toán. Sau một thời gian không thanh toán, mã code đó bị hãng máy bay tự hủy. Hoặc đối tượng mua vé 2 chiều nhưng chiều về không được...
Ngoài ra, nhiều trang web bán hàng giả, hàng nhái còn chưa thông báo, đăng ký với Bộ Công thương hoặc giả mạo đăng ký với Bộ Công thương. Vì vậy, việc kiểm tra đơn giản nhất là người dùng nên kích vào logo của Bộ Công thương, nếu được đăng ký sẽ link đến trang của Bộ Công thương.
Ông Tuấn cũng cho biết các hành vi này đã được cơ quan chức năng, các cơ quan thông tấn báo chí cảnh báo rất nhiều trong thời gian qua. Và cơ quan chức năng đang tiếp tục kiểm tra, rà soát chặt chẽ hơn nữa để tình trạng này giảm thiểu.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý Thị trường, Tổng cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) nhận định công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về giả mạo xuất xứ gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý Thị trường, Tổng cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) nhận định công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về giả mạo xuất xứ gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Nếu cơ quan thực thi không có có bằng chứng rõ ràng, không bắt quả tang hoặc giám định chất lượng thì việc phát hiện vi phạm không hề đơn giản, đặc biệt là đối với hàng nhập lậu sau khi đã được đưa qua các đường mòn, lối mở,...
Kể cả giám định chất lượng, nếu không có những chỉ tiêu chất lượng cụ thể để phân biệt giữa hàng thật và hàng giả mạo xuất xứ thì khó có thể xác định vi phạm được. Chẳng hạn như việc phân biệt, xác định được sự khác biệt giữa nông sản nhập khẩu và nông sản trong nước...
Đôi khi chỉ phân biệt được qua cảm quan, kinh nghiệm, nhưng để xác định vi phạm thì phải có chứng cứ đầy đủ, rõ ràng. Hoặc nếu giám định để xác định vi phạm thì phải có chỉ tiêu phân biệt thì mới dùng kết quả giám định để xác định vi phạm được, điều này rất khó thực hiện trong thực tế.
Theo dân việt
Doanh nghiệp cầu cứu Chính phủ vì 'hàng giả bủa vây' Có thời điểm nhãn hiệu mỹ phẩm L'Oréal bị làm giả tới 75% trên thị trường, buộc đơn vị này phải gửi đơn kêu cứu lên Chính phủ. Tại diễn đàn "Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam" ngày 26/11, bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh - Giám đốc Đối ngoại và truyền thông L'Oréal Việt Nam cho biết, năm 2008, một...