Khiến con trai từ học sinh cá biệt trở thành sinh viên trường “Harvard Trung Quốc”, người mẹ chỉ làm 3 việc rất đơn giản
Nhờ có tình thương bao la cùng những nỗ lực không biết mệt mỏi của người mẹ, cậu học sinh cá biệt này đã có cú trở mình ngoạn mục và trở thành sinh viên của trường đại học danh giá hàng đầu Trung Quốc.
Đại học Bắc Kinh (hay còn được gọi tắt là Bắc Đại), là trường đại học top đầu được mệnh danh là “Harvard của Trung Quốc”. Được trở thành sinh viên của ngôi trường này là ước mơ của biết bao bạn trẻ ở đất nước tỷ dân, thế nên tỉ lệ chọi đầu vào của trường luôn cực kỳ gắt gao.
Đại học Bắc Kinh là ngôi trường danh giá được coi là “Harvard của Trung Quốc”
Trong suy nghĩ của đa số người dân Trung Quốc, chỉ những học sinh cực kỳ chăm chỉ, học giỏi từ tấm bé mới có thể thi đỗ vào Bắc Đại, còn những người có học lực làng nhàng thì chỉ nên coi đó là giấc mộng viển vông, và càng đừng nhắc đến những học sinh lười biếng thì hơn.
Ấy vậy mà vào năm 2016, một chàng trai từng được xem là học sinh cá biệt với bề dày “thành tích” mà ai cũng ngao ngán lại bất ngờ nhận được thông báo nhập học của Bắc Đại. Câu chuyện thay đổi cuộc đời của chàng sinh viên này đã khiến bao người phải trầm trồ, ngưỡng mộ.
Năm 2014, nếu gặp Trương Bân, chắc chẳng ai nghĩ chàng trai này có thể thi đỗ đại học, chứ đừng nói đến những ngôi trường trọng điểm của quốc gia. Khi ấy, phụ huynh của Trương Bân vô cùng đau đầu với cậu con trai bất trị từng 2 lần đánh nhau với bạn bị ghi vào “sổ đen”, yêu đương nhăng nhít, bị bắt gặp lén xem các nội dung không lành mạnh, trốn học, quay cóp, đánh bạc… Hầu như tất cả những thói hư tật xấu của học sinh đều có thể tìm thấy ở Trương Bân.
Mẹ Trương Bân biết con mình rất thông minh, chỉ là lười học và quá mê chơi điện tử. Vì vậy, bà cố gắng tìm mọi cách khuyên nhủ con, ép con học, mời cho con giáo viên giỏi nhất, đưa con đến những lớp học thêm tốt nhất. Thế nhưng Trương Bân dù bị đánh hay mắng cỡ nào cũng không hề có cảm hứng với việc học và chẳng bao giờ chịu tiến bộ, cậu chỉ muốn cả ngày được chơi điện tử hoặc làm những việc mà học sinh không nên làm.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Mọi người xung quanh đều cho rằng đứa trẻ hư này chắc sẽ chẳng thể có tương lai tốt đẹp, nhưng với tình thương bao la và sự nỗ lực không biết mệt mỏi của người mẹ, Trương Bân cuối cùng cũng có ngày khiến gia đình nở mày nở mặt. Năm 2016, cậu thi đỗ vào trường Đại học Bắc Kinh với điểm số 659 (trừ một số vùng có quy định khác biệt ra, hầu hết các tỉnh thành ở Trung Quốc đều lấy điểm tuyệt đối là 750 điểm) – thành tích này quả thực đã không phụ tấm lòng và công sức của mẹ cậu trong suốt 2 năm trời.
Vậy bà Trương đã làm cách nào để có thể khiến cậu con trai bất trị của mình thay đổi đến vậy? Những phương pháp dạy con tuy đơn giản nhưng hiệu quả của bà có lẽ sẽ khiến nhiều bậc phụ huynh phải gật gù tán thưởng.
Mẹ Trương Bân chia sẻ, bà đã thay đổi phương pháp giáo dục con bằng cách thực hiện 3 điều này:
1. Từ cấm đoán đến cổ vũ và tin tưởng con
Bà Trương biết khuyết điểm lớn nhất của con trai là dễ bị dụ dỗ và chỉ ham mê điện tử. Trước đây, mỗi khi phát hiện ra con trai lén chơi game, bà đều dùng biện pháp mạnh để ngăn cấm. Sau bao lần thất bại, bà mới dần nhận ra một chân lý: người lớn càng cấm đoán bao nhiêu thì trẻ con càng lún sâu bấy nhiêu.
Trong một lần tình cờ, bà Trương đã đọc cuốn sách “Tạm biệt, phụ huynh kiểu Trung Quốc”, trong đó đề cập đến 3 cách điều chỉnh tâm lý nổi loạn: không yêu chiều mù quáng, không cấm đoán, cho đi để được nhận lại. Cảm thấy rất có lý, bà Trương bắt đầu thử thay đổi. Bà biến “chì chiết và cấm cản” thành “tín nhiệm và chỉ bảo”: bà không cấm con chơi điện tử nữa mà cho con nhiều không gian riêng tư, tự do hơn.
Kỳ thực, trẻ con chơi điện tử cũng không phải điều gì quá đáng sợ, mà đáng sợ hơn có lẽ là sự thiếu thấu hiểu của phụ huynh. Rất nhiều đứa trẻ chìm đắm trong các trò chơi điện tử bởi ở đó có một thế giới đầy màu sắc mà chúng luôn tò mò, đây là một hiện tượng tâm lý bình thường. Cha mẹ không thể ngăn con khám phá, mà chỉ có thể đưa ra những chỉ dẫn phù hợp cho con. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên gạt bỏ những suy nghĩ lỗi thời, đừng ép con phải làm theo ý mình mà hãy thử thấu hiểu và tin tưởng con một lần.
2. Đừng ép con phải theo khuôn khổ của mình
Rất nhiều các bậc phụ huynh Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác đều hay ép con phải làm theo góc nhìn của mình. “Con phải thế này, con phải thế khác, con làm thế này không được, con phải thế kia mới tốt…” – những lời nói này tuy mang tính chất “dẫn đường dắt lối”, nhưng thực ra đa phần trong đó lại là những chỉ bảo không có mấy tác dụng.
Cách hiệu quả nhất giúp con tiến bộ là để con tự mình trải nghiệm, tự phạm lỗi, tự suy ngẫm và tự chịu trách nhiệm với bản thân. Có những cảm nhận mà cha mẹ không thể truyền tải hết được cho con, thế nên hãy để con tự do khám phá.
Hiểu được điều này, bà Trương đã rũ bỏ căn bệnh thích giảng giải của mình. Bà liên tục động viên con và cố gắng nhìn ra những ưu điểm thay vì chỉ chăm chăm soi khuyết điểm của con như trước. Dần dần, bà phát hiện ra con trai mình có rất nhiều mặt tốt chứ không chỉ toàn những thói hư tật xấu như mọi người vẫn nghĩ.
3. Để con tiếp cận những phương pháp giáo dục mới
Bà Trương nhận ra rằng ở nhiều nước phương Tây, đa phần học sinh đều sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tập trên điện thoại hoặc máy tính. Thậm chí, việc sử dụng những công cụ này còn được coi là kỹ năng cơ bản của học sinh. Theo thống kê của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), những học sinh biết áp dụng các phương pháp hiện đại trong học tập sẽ đạt hiệu quả cao gấp 2,5 lần so với những đứa trẻ chỉ học theo kiểu truyền thống.
Để con phát triển hơn, bà đã khuyến khích Trương Bân theo đuổi các phương pháp giáo dục hiện đại, đừng coi điện thoại và máy tính chỉ là công cụ giải trí, mà hãy biến chúng thành công cụ học tập hữu hiệu.
Theo bà Trương, 3 phương pháp trên thực ra rất đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả cực lớn. Bà tin rằng nếu các bậc phụ huynh đều có thể thấu hiểu và áp dụng triệt để cách này, thì những đứa trẻ dù bất trị đến mấy cũng có cơ hội quay đầu bước trên con đường đúng đắn giống như con trai bà.
Ngành học mấy năm chỉ tuyển đúng 1 sinh viên nhưng vừa ra trường là các công ty trải thảm mời về làm việc
Do tính chất đặc thù nên ngành học này không cần tuyển nhiều sinh viên. Quan trọng là có thể đào tạo ra một người có đam mê, muốn cống hiến cho công việc.
Kỳ thi đại học là một trong những cột mốc quan trọng nhất với mỗi người. Đỗ đại học đã khó, lựa chọn được chuyên ngành thích hợp càng khó hơn. Bởi ngành học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, thành công trong tương lai.
Tại Trung Quốc, kỳ thi đại học (hay còn gọi là Gaokao) diễn ra vô cùng ác liệt với mức cạnh tranh cao. Có những ngành hot, thí sinh phải cạnh tranh với cả trăm người để giành được 1 suất nhập học. Đến khi ra trường, họ lại khó tìm việc làm bởi lượng công việc có hạn mà số cử nhân lại quá đông. Tuy nhiên có 1 ngành học mấy năm mới tuyển 1 sinh viên vì nhu cầu xã hội không cao nhưng chỉ cần ra trường là các công ty sẽ trải thảm mời về làm việc. Đó chính là ngành khảo cổ học!
Ngành học khan hiếm sinh viên
Khảo cổ học là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động của con người trong quá khứ, thường bằng cách tìm kiếm, phục chế, sắp xếp và nghiên cứu những chi tiết văn hóa và dữ liệu môi trường mà họ để lại. Bao gồm vật tạo tác, kiến trúc, hiện vật sinh thái và phong cảnh văn hóa. Nhờ có khảo cổ học mà con người hiện đại có thể vén màn bí ẩn những nét văn hoá độc đáo của các dân tộc...
Dù ít người theo học nhưng ngành khảo cổ vẫn tồn tại ở Trung Quốc và nhiều nước khác do nhu cầu của xã hội. Được biết, Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa là một trong số những trường hiếm hoi hiện vẫn đang đào tạo, giảng dạy ngành nghề này. Do tính chất đặc thù nên ngành học này không cần tuyển nhiều sinh viên. Quan trọng là có thể đào tạo ra một người có đam mê, muốn cống hiến cho nền khảo cổ học nước nhà.
Ngành khảo cổ học ở Trung Quốc rất khan hiếm sinh viên - Ảnh minh họa.
Ngành học đem lại thu nhập ổn định cùng nhiều cơ hội công việc
Suốt những năm qua, ngành khảo cổ của Đại học Bắc Kinh chỉ có đúng 1 sinh viên theo học. Theo thống kê, kể từ khi chuyên ngành khảo cổ học được mở vào năm 2008 tại Đại học Bắc Kinh cho đến năm 2016, chỉ có 6 sinh viên tốt nghiệp trong suốt 8 năm. Điều này cho thấy ngành khảo cổ tại Trung Quốc đang rất khan hiếm nhân lực.
Theo số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố năm 2017, mặc dù ngành khảo cổ học không được ưa chuộng nhưng nó lại được xếp hạng cao trong số những ngành nghề hứa hẹn. Do sự khan hiếm nhân lực nên khi sinh viên tốt nghiệp sẽ được các công ty trải thảm mời sẵn. Một số nơi còn giành giật nhân sự rất quyết liệt.
Khảo cổ học là bộ môn sâu rộng, liên ngành và liên quan đến nhiều lĩnh vực, bao gồm cả địa chất, hải dương học,... Chính vì vậy sinh viên khảo cổ học sẽ có kiến thức rất rộng. Vậy nên ngoài đi làm tại các công ty thì sinh viên tốt nghiệp xong có thể ở lại trường làm giảng viên hoặc công tác trong các bộ phận liên quan tới tài nguyên và đất đai. Được biết, thu nhập của nghề này ở Trung Quốc khá tốt. Nếu gọi khảo cổ học là ngành nghề hứa hẹn thì cũng không hề nói quá.
Triển vọng ngành khảo cổ học ở Việt Nam
Tại Việt Nam, bạn có thể theo học ngành Khảo cổ học tại khoa Lịch sử của các trường đại học, cao đẳng như: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM), Đại học Huế, Đại học Quy Nhơn,...
Theo chia sẻ của PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung - Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học, khoa Lịch sử (đăng tải trên website ĐHQG Hà Nội) thì gần như 100% sinh viên tốt nghiệp ngành này đều có việc làm đúng chuyên môn. Thậm chí khi các em chưa tốt nghiệp, nhiều cơ quan, tổ chức đã đến đặt vấn đề tuyển dụng. Đó là vì nhu cầu nhân lực ngành này ở Việt Nam hiện rất lớn, trong khi số lượng đào tạo hàng năm rất hạn chế.
Những cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng sinh viên chuyên ngành này là Viện Khảo cổ học (thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam), Bảo tàng Quốc gia, các bảo tàng và ban quản lí di tích địa phương. Ngoài ra, nhiều cơ quan, công ty làm về du lịch cũng rất cần tuyển sinh viên ngành Khảo cổ học. Đặc biệt, từ năm 2001, khi Nhà nước ban hành Luật Di sản văn hoá với những quy định rõ ràng về tiêu chuẩn nhân lực làm trong ngành Khảo cổ học. Điều này càng mở ra cơ hội việc làm rất lớn cho sinh viên chuyên ngành này.
Ngôi trường ấn tượng nhất Nghệ An: 100% học sinh đỗ đại học Nghệ An nổi tiếng là vùng đất hiếu học và ngôi trường này luôn vang danh với những giải thưởng đáng nể. Sau khi điểm thi THPT Quốc Gia được công bố đã trở thành chủ đề hot của các mặt báo và là "cơn sốt" với mọi người, mọi nhà. Đây không chỉ là kì thi đánh dấu bước ngoặt của thí...