Khi thấy tôi lái xe sang đến nhà hàng, bố mẹ bạn trai ngẩn ngơ nuối tiếc tìm cách bắt chuyện nhưng muộn rồi!
Kiểu người chỉ biết coi thường người khác thì tôi không bao giờ cần tới.
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có. Nhà tôi kinh doanh bất động sản, tôi cũng theo nghiệp của bố mẹ ngay từ khi ra trường. Dù sở hữu trong tay tiền tỷ ở tuổi 27 nhưng tôi luôn quan niệm sống một cách gần gũi, thoải mái. Tôi không thích đi siêu xe, không thích ăn diện đồ hiệu, càng không thích tỏ ra mình là người giàu có, khoe của.
Tôi ăn mặc khá giản dị với những nhãn hiệu bình dân. Hàng tháng, tôi dành một khoản tiền làm từ thiện ở bệnh viện, trại SOS hay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Tôi thấy hạnh phúc, có ích khi sống như thế.
Tôi gặp rồi yêu anh cách đây 1 năm trong một lần đi từ thiện vùng cao. Tôi vẫn bình dị, ăn nói gần gũi nên không ai nghĩ tôi giàu có. Anh chủ động theo đuổi tôi vì “em hiền quá, anh sợ người khác yêu em rồi bắt nạt em”, nguyên văn lời anh nói như thế. Sau hai tháng, tôi cảm động trước tấm chân tình của anh nên gật đầu làm người yêu anh.
Tôi thấy hạnh phúc, có ích khi sống như thế. (Ảnh minh họa)
Mỗi lần anh đến đón đi chơi, tôi đều đứng trước một căn nhà cách nhà tôi 200m đợi anh. Nhà anh cũng khá giả, mẹ anh mở nhà hàng, buôn bán cũng đắt khách. Yêu nhau được nửa năm, anh dẫn tôi về nhà chơi. Và lần ra mắt này, tôi quyết định “đá” luôn người tôi đang yêu vì không thể chịu đựng nổi gia đình anh.
Video đang HOT
Ngay khi thấy tôi mặc một bộ đồ bình dân vào nhà, mẹ anh đã tỏ vẻ không thích. Bà hỏi tôi bố mẹ tôi làm gì, nhà tôi ở đâu, tôi đang làm gì, lương tháng bao nhiêu? Tôi nói bố mẹ tôi làm kinh doanh bình thường, nhà cửa cũng đơn sơ giản dị vì bố mẹ thích phong cách như vậy. Thực ra tôi không hề nói dối. Tôi còn khen nhà họ đẹp, rộng rãi, giàu có. Thế là mẹ anh ngay lập tức tỏ thái độ khó chịu.
Thấy tôi đưa tay sờ bình hoa đặt cạnh bàn, bà hắng giọng: “Cháu nhẹ tay, cái bình ấy trị giá bằng 3 chiếc xe máy cháu đang dựng ngoài sân đấy”. Tôi cười cười. Khi xuống nhà bếp, mẹ anh còn bảo tôi ngồi xuống làm phụ với cô giúp việc. Ừ thì tôi cũng làm. Nhưng bà ngồi trên ghế, thấy tôi cầm cái dao cũng nhắc cái dao đó còn đắt tiền hơn bộ quần áo tôi đang mặc. Thấy tôi đụng tới cái rổ đựng trái cây, bà nói cái rổ đó mua bên Đức, trị giá cả triệu bạc.
Thấy tôi ăn mặc sang trọng, có xe sang, tài xế riêng, dùng hàng hiệu đắt tiền, bố mẹ anh ngẩn ngơ. (Ảnh minh họa)
Đỉnh điểm là khi ăn cơm, tính tôi ăn uống cẩn thận nên có dùng nước sạch rửa qua chén trước khi ăn. Tôi biết hành động đó là bất lịch sự nhưng vẫn không từ bỏ được thói quen. Thế là mẹ anh nói rằng: “Nhà nghèo mà ra dáng tiểu thư nhỉ? Bố mẹ cháu cũng giỏi dạy con học làm sang từ bé đấy”. Lần này tôi bực thật nên không ăn nữa mà bắt người yêu đưa về rồi nói chia tay luôn.
Ngay hôm sau, tôi gọi tài xế đưa tôi đến nhà hàng của gia đình anh. Tôi dẫn theo nhóm bạn nhà giàu của mình đi cùng. Thấy tôi ăn mặc sang trọng, có xe sang, tài xế riêng, dùng hàng hiệu đắt tiền, bố mẹ anh ngẩn ngơ rồi hỏi han bắt chuyện như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Tôi chỉ cười.
Tôi muốn dạy cho họ một bài học. Tôi thà ế già cũng không bao giờ bước chân vào một gia đình như thế. Nhưng người yêu tôi thì vẫn nhắn tin gọi điện, thú thực, tôi chưa quên được anh. Tình yêu thật lòng chứ có phải chơi bời đâu. Nhưng tôi không thể ngồi cùng mâm với mẹ anh được nữa. Phải làm gì bây giờ hả mọi người? Cứ yêu anh và mặc kệ bố mẹ anh, hay cố chịu đau đớn để từ bỏ anh đây?
Theo Tri thức trẻ
Khi tín dụng bất động sản dần bị siết lại
Khi cho vay bất động sản gặp khó, nhiều ngân hàng sẽ có xu hướng chuyển sang tập trung vào các phân khúc khách hàng bán lẻ.
Sự đổi chiều của chính sách
Theo dự tính, từ đầu năm 2019, tín dụng cho vay lĩnh vực bất động sản sẽ có nhiều thay đổi. Điều này xuất phát từ hai quy định quan trọng: 1) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nâng hệ số rủi ro cho vay bất động sản từ mức 200% hiện nay lên mức 250% và (2) tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm từ mức 45% về còn 40% theo quy định của Thông tư 19/2017/TT-NHNN. Cả hai quy định mới trên, về cơ bản sẽ đều "siết lại" dòng vốn chảy vào lĩnh vực bất động sản. Nâng hệ số rủi ro lên đồng nghĩa với hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng sẽ suy giảm (trong bối cảnh đa phần các ngân hàng hiện nay đều chưa đảm bảo được CAR theo tiêu chuẩn Basel II) nếu cứ tiếp tục đẩy mạnh cho vay bất động sản. Giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đương nhiên sẽ khiến các ngân hàng phải cân nhắc giảm cho vay bất động sản vì tín dụng lĩnh vực này hầu hết là trung và dài hạn.
Nhìn lại trong quá khứ thì cả hai tỷ lệ nêu trên đều đã có nhiều lần thay đổi. Hệ số rủi ro đối với cho vay kinh doanh bất động sản từng được quy định là 100% theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN của NHNN. Đến năm 2010, nó đã được tăng lên 250% theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, rồi sau bốn năm (2014), lại được giảm xuống 100% theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN. Đến năm 2016, NHNN lại ban hành Thông tư số 06/2016/TT-NHNN, trong đó quy định hệ số rủi ro cho vay bất động sản sẽ được giữ ở mức 150% đến hết năm 2016 sau đó nâng lên mức 200% kể từ 1-1-2017.
Còn đối với tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ ban đầu là 60% và được giảm theo lộ trình, đến Thông tư 19/2017/TT-NHNN thì chính thức chốt tỷ lệ này sẽ được giảm về mức 40% kể từ đầu năm 2019.
Như vậy, có thể thấy, trong 10 năm qua, NHNN đã ban hành, điều chỉnh các chính sách theo hướng khuyến khích hay hạn chế cấp vốn cho hoạt động kinh doanh bất động sản tùy thuộc vào yêu cầu quản lý rủi ro của toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như diễn biến của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, nếu nhìn từ khía cạnh thị trường thì chính sách biến động có phần hơi nhiều và tương đối nhanh (khoảng hai năm một lần).
Các ngân hàng sẽ chuyển hướng kinh doanh?
Việc tăng hệ số rủi ro có tác động trực tiếp đến hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản. Theo thống kê của NHNN, tỷ lệ vốn cho vay lĩnh vực bất động sản hiện nay chỉ chiếm khoảng 7% tổng dư nợ toàn hệ thống. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì đây mới là phần cho vay kinh doanh bất động sản, tức chủ yếu từ phía cung (các chủ đầu tư hoặc những nhà đầu tư, đầu cơ mua đi bán lại) mà chưa có các khoản cho vay mua, sửa chữa nhà ở của người dân (tức từ phía cầu). Nếu tính cả tín dụng cho phía cầu này thì dư nợ cho vay bất động sản ước tính phải lên đến 17-18% tổng dư nợ (một tỷ lệ không hề nhỏ và tiềm ẩn nhiều rủi ro). Dù NHNN cho rằng không thể đánh đồng tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản và tín dụng mua, sửa chữa nhà ở do nguồn thu của hai đối tượng vay khác nhau, dẫn đến rủi ro không giống nhau nhưng qua việc ban hành các mức tỷ lệ như trên, có thể thấy, nhà điều hành cũng đã có sự thận trọng nhất định đối với lĩnh vực này.
Về phía các ngân hàng, hạn chế cho vay bất động sản gần như sẽ trở thành xu hướng ngày càng rõ nét kể từ đầu năm 2019, ngoại trừ những ngân hàng nào có tiềm lực về vốn, giúp hệ số CAR không bị ảnh hưởng nhiều do việc tăng hệ số rủi ro lên mức 250% nêu trên (chủ yếu sẽ là một vài ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có quy mô khá lớn như Techcombank, VPBank, MB...). Nếu vẫn muốn duy trì cho vay bất động sản, đa phần các ngân hàng sẽ phải tìm mọi cách tăng vốn hoặc ngắn hạn hơn là tăng lãi suất ở cả kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài (nhằm tăng nguồn vốn huy động) để đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm xuống mức 40% mà không phải cắt giảm các khoản tín dụng trung và dài hạn. Điều này dường như đang diễn ra khi khá nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động thời gian gần đây.
Một hệ quả khác khi tín dụng bất động sản bị "siết lại" là sự gia tăng cạnh tranh trong mảng ngân hàng bán lẻ. Khi cho vay bất động sản gặp khó, nhiều ngân hàng sẽ có xu hướng chuyển sang tập trung vào các phân khúc khách hàng bán lẻ. Mảng bán lẻ vốn có biên lợi nhuận cao sẽ có nhiều cạnh tranh hơn khiến mặt bằng NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) của ngành nhìn chung sẽ còn ít dư địa cải thiện.
Theo thesaigontimes.vn
Hiệp hội BĐS Việt Nam kiến nghị xem xét quy định khống chế chi phí lãi vay trong Nghị định 20 Hiệp hội BĐS Việt Nam vừa có văn bản đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ về NĐ 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Văn bản nêu rõ, ngày 24/02/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch...