Khi thầy cô đùn đẩy nhau làm chủ nhiệm, nhà trường phải làm sao?
Nếu như trong trường học, trong từng tổ chuyên môn mà ai cũng có tâm lý né làm công tác chủ nhiệm thì lấy ai kiêm nhiệm công việc này?
Thời điểm này, đa số các trường học phổ thông đang chuẩn bị các công tác cần thiết để phân công nhiệm vụ cho năm học mới. Điều mà mọi người dễ dàng nhìn thấy là nhiều giáo viên rất ngại khi được phân công kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp.
Nếu như đối với giáo viên tiểu học thì việc phân công giáo viên chủ nhiệm đơn giản vô cùng vì gần như giáo viên phải cũng phải đảm nhận công việc này, chỉ trừ một số thầy cô dạy môn chuyên mà thôi.
Thế nhưng, giáo viên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông thì lại hoàn toàn khác vì đa phần mỗi thầy cô chỉ dạy 1 môn học nên việc phân công giáo viên chủ nhiệm ở một số tổ chuyên môn, một số nhà trường thường gặp những khó khăn nhất định.
Hình ảnh chỉ mang tính minh họa, nguồn: Baokontum.com.vn
Nhiều giáo viên né làm chủ nhiệm lớp
Theo hướng dẫn hiện hành, giáo viên trung học cơ sở dạy 19 tiết/ tuần, giáo viên trung học phổ thông dạy 17 tiết/ tuần. Nếu thầy cô nào kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp thì được giảm đi 4 tiết/ tuần.
Thực tế, có một bộ phận thầy cô giáo thích làm chủ nhiệm lớp vì khi gắn với công tác này thì giáo viên có dịp gần gũi với học sinh hơn, tình cảm thầy- trò vì thế mà gắn bó mật thiết hơn.
Tuy nhiên, cũng có nhiều thầy cô lại rất ngại khi được phân công chủ nhiệm, nhất là những khu vực có điều kiện kinh tế còn khó khăn, tỉ lệ học sinh bỏ học nhiều thì làm chủ nhiệm rất cực.
Nhiều thầy cô muốn dạy thêm 4 tiết cho đủ theo quy định rồi về nhà, không phải vận động học sinh mỗi khi các em nghỉ học, không phải giải quyết khi học sinh mất đoàn kết hay quậy phá, không phải liên hệ với phụ huynh khi học sinh gặp những chuyện không hay ở lớp, ở trường…
Những ngày nghỉ, ngày lễ thì không phải theo học sinh tham gia các phong trào Đoàn -Đội phát động và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
Đặc biệt, hàng ngày không phải làm công việc đốc thúc học sinh đóng các loại tiền trường, ai cũng ngán ngại khi liên quan đến tiền trường vì các khoản tiền trường thì nó cứ ríc rắc suốt cả năm học…
Chính vì thế, khi mà Ban giám hiệu yêu cầu các tổ chuyên môn dự kiến phân công đầu năm học thì giáo viên trong tổ đều tìm cách thoái thác, nhiều người viện các lý do khác nhau để không phải làm chủ nhiệm.
Vậy nên, các thầy cô kiêm nhiệm tổ trưởng chuyên môn cũng rất khó khi thực hiện nhiệm vụ được Ban giám hiệu giao phó. Trên thì Ban giám hiệu giao cụ thể số tiết, số người người nhiệm cho từng tổ chuyên môn để không phát sinh thừa giờ trong trong năm học.
Video đang HOT
Dưới thì giáo viên tìm cách chối từ nên các thầy cô tổ trưởng chuyên môn phải làm công tác động viên để đáp ứng được yêu cầu Ban giám hiệu giao cho. Và, gần như năm nào khi phân công công tác chủ nhiệm ở các nhà trường cũng đều gặp những khó khăn về trong quá trình thực hiện.
Giảm áp lực để việc phân công giáo viên chủ nhiệm thuận lợi hơn
Thực tế, ai cũng biết làm giáo viên chủ nhiệm sẽ vất vả nhiều hơn những giáo viên không kiêm nhiệm công việc này, nhất là vào thời điểm đầu và cuối năm học- khi mà giáo viên phải thường xuyên có mặt trong trường để thực hiện các loại hồ sơ sổ sách cần thiết cùng với Ban giám hiệu nhà trường.
Tuy nhiên, nếu như trong trường học, trong từng tổ chuyên môn mà ai cũng có tâm lý né làm công tác chủ nhiệm thì lấy ai kiêm nhiệm công việc này?
Vì thế, để tránh tình trạng một số giáo viên đùn đẩy, thoái thác, tìm lý do để không phải kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp thì các trường cần phải công bằng, khách quan trong việc phân công chủ nhiệm hàng năm. Đặc biệt, có thể giảm bớt áp lực cho công tác chủ nhiệm ở các lớp.
Thứ nhất : là phân công giáo viên chủ nhiệm trong trường luân phiên nhau. Năm nay, có thể phân công giáo viên này thì sang năm sẽ phân công giáo viên khác. Thầy cô nào chưa quen thì làm sẽ quen, thầy cô nào làm chủ nhiệm chưa giỏi thì một hai năm sẽ giỏi.
Việc phân công luân phiên nhau để tránh tình trạng Ban giám hiệu nhà trường thấy thầy cô nào làm tốt thì liên tục phân công, thấy thầy cô nào làm chưa tốt thì sang năm không phân công nữa. Làm như vậy, dễ dẫn đến tình trạng so bì, tị nạnh trong đơn vị.
Thứ hai : trong vô số công việc mà giáo viên đang phải thực hiện hàng năm thì việc mà giáo viên sợ nhất là phải thu các khoản tiền trường.
Vì thế, nhằm giảm bớt áp lực cho giáo viên chủ nhiệm trong việc thu các khoản tiền trường hàng năm để giáo viên dành nhiều thời gian cho công việc đứng lớp và quản lý lớp thì ngành giáo dục và các địa phương cần thay đổi cách làm lâu nay.
Chúng tôi cho rằng tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, học phí, học thêm nên để tổ tài vụ trong nhà trường thu. Trong trường phổ thông có nhân viên y tế, có thủ quỹ, kế toán nên họ có thể đảm nhận công việc này.
Phụ huynh, học sinh có thể nộp trực tiếp cho bộ phận này hoặc thực hiện thao tác chuyển khoản qua tài khoản nhà trường rất đơn giản. Một khi tiền bạc qua nhiều khâu trung gian sẽ thêm nhiều phức tạp.
Nếu vẫn thực hiện như lâu nay thì giáo viên chủ nhiệm thu tiền xong các khoản tiền này cũng phải nộp lại cho nhân viên y tế và thủ quỹ nhà trường.
Thứ ba : những trường thừa giáo viên thì nhà trường nên có sự ưu ái hơn đối với giáo viên chủ nhiệm một chút. Có thể phân công giáo viên không chủ nhiệm đủ số tiết theo quy định nhưng giảm bớt số tiết cho những thầy cô chủ nhiệm lớp.
Bởi, thực tế thì phần lớn nhân sự khối trường trung học cơ sở và trung học phổ thông hiện nay đang có phần dư thừa nên nhiều người không dạy đủ định mức số tiết theo quy định.
Việc linh động này trong tầm tay của Ban giám hiệu và chắc chắn giáo viên trong trường cũng không thắc mắc khi có thêm một chút “ưu ái” cho những thầy cô chủ nhiệm lớp.
Một khi Ban giám hiệu có sự linh hoạt trong phân công, giảm bớt áp lực cho những thầy cô chủ nhiệm lớp thì khi được phân công nhiệm vụ này họ sẽ không còn thoái thác, không còn so bì với những đồng nghiệp khác.
Công tác chủ nhiệm lớp rất quan trọng bởi một giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, toàn tâm, toàn ý với học trò, với nhà trường thì lớp học sẽ đi vào nền nếp, mấy chục học trò trong lớp cũng từ đó mà tốt hơn, tích cực hơn.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Dạy thật, học thật, thi thật vẫn là một thách thức lớn đối với ngành giáo dục
Khi mọi người cùng chung tay, biết nhìn thẳng vào thực tế giáo dục, nhìn vào những hạn chế, bất cập để khắc phục thì chất lượng giáo dục mới có thể thay đổi được.
Chưa bao giờ chủ đề dạy thật, học thật được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều như thời gian gần đây. Học sinh giỏi nhiều, hạnh kiểm tốt nhiều, học sinh lên lớp ở đâu cũng gần như 100% nhưng vẫn còn rất nhiều chuyện đáng nghi ngại.
Vẫn còn tình trạng học sinh lên đến cấp trung học cơ sở mà chưa đọc thông, viết thạo, vẫn còn tình trạng học sinh đánh nhau, ẩu đả với nhau ở nhiều nơi, vẫn còn tình trạng học sinh vô lễ với thầy cô, thậm chí còn có trường hợp lén đặt camera trong nhà vệ sinh để quay hình ảnh giáo viên nữ đi vệ sinh để tống tiền...
Chỉ tiêu giáo dục đặt ra cho các nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên chưa sát với thực tế. Bệnh hình thức, bệnh thành tích vẫn xảy ra trong ngành giáo dục...Những chỉ đạo của cấp trên nhiều khi cứng nhắc, máy móc, chưa phù hợp với thực tiễn, những đổi mới giáo dục đôi lúc còn manh mún...
Bao giờ mới dạy thật, học thật, thi thật để có nhân tài thật vẫn là một thách thức lớn với ngành giáo dục ở thời điểm hiện tại và nếu trong những năm tới đây chưa có được những thay đổi phù hợp thì chuyện dạy thật, học thật vẫn còn xa vời vợi.
Học sinh giỏi "ảo" ngày càng nhiều ở một số trường học. (Ảnh minh họa: Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh)
Nếu chỉ nhìn qua những hội thi, những con số báo cáo ...
Nếu thống kê các hội thi, cuộc thi, phong trào thi đua của ngành giáo dục hiện nay thì nhiều vô kể. Sau mỗi hội thi, cuộc thi, phong trào thi đua của cả thầy và trò thì bao giờ cũng có rất nhiều giải thưởng.
Cuối năm học, đa phần học sinh các cấp được xếp hạnh kiểm loại tốt, học sinh tiểu học thì đa phần đạt danh hiệu "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ", học sinh cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông thì đạt danh hiệu "học sinh giỏi" nhiều vô kể.
Dù là trường chuyên hay đại trà thì số lượng học sinh được khen thưởng về học lực hàng năm cũng nhiều hơn học sinh không được khen thưởng. Trong lớp học thì thầy cô chỉ dùng lời khen, động viên, khích lệ để giúp học sinh tiến bộ, không có ai dám trách phạt học trò.
Trong phiếu nhận xét về học tập của mỗi môn học thì không có thầy cô nào dám chê trách học trò. Trong lời phê về hạnh kiểm vào học bạ của giáo viên chủ nhiệm cũng đều là những lời tốt đẹp. Thỉnh thoảng mới có em bị phê là "cần cố gắng hơn"; cần "tu dưỡng nhiều hơn"...là nặng nhất.
Gần như học sinh đủ điều kiện để được lên lớp 100% và đa số là học sinh khá giỏi, có những lớp đại trà mà chỉ một vài em có học lực trung bình. Nhiều môn học thì điểm giỏi là chủ yếu, chỉ có một tỉ nhỏ là học sinh loại khá và trung bình.
Giáo viên thì đa phần được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, nhiều thầy cô là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh...Sáng kiến kinh nghiệm thì nhiều vô kể, những sáng kiến đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh mới khó chứ đạt giải cấp trường thì nhiều lắm.
Thành quả ấy đáng để tự hào lắm chứ nhưng phía sau những con số, những thành tích ấy thì giáo dục phổ thông đang còn rất nhiều việc phải làm, phải thay đổi, phải khắc phục.
Rất nhiều việc cần khắc phục, cần thay đổi
Thực ra, ẩn sau những con số ấy "rất đẹp" mà các nhà trường, các địa phương tổng kết, báo cáo hàng năm sẽ có vô vàn điều phải khắc phục, phải chấn chỉnh lại.
Thứ nhất : chính sách vĩ mô cần có sự điều chỉnh phù hợp, nhất quán trong việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại học trò và thi tuyển vào đầu cấp.
Đối với cấp tiểu học không nhất thiết phải khen thưởng danh hiệu "xuất sắc" về học tập đại trà như hiện nay. Chính vì hướng dẫn của ngành là phải đạt 9 điểm, 10 điểm và các môn đánh giá bằng nhận xét phải xếp loại "hoàn thành tốt" mới được khen thưởng danh hiệu xuất sắc nên nhiều giáo viên họ "nâng" học trò lên cao để được khen thưởng.
Thứ hai : Bộ nên đồng nhất cách đánh giá và khen thưởng học trò ở các cấp học phổ thông. Không thể học sinh tiểu học phải đạt 9 điểm, 10 điểm và các môn đánh giá phải xếp loại "hoàn thành tốt" thì đạt danh hiệu "xuất sắc" nhưng lên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông thì lại khác.
Cũng là các môn đánh giá bằng nhận xét như môn Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật nhưng cấp tiểu học thì đánh giá "hoàn thành tốt"; "hoàn thành" và "chưa hoàn thành" nhưng đối với các lớp từ trung học cơ sở trở lên thì chỉ xếp 2 mức là "đạt" và "không đạt".
Tất cả các môn đánh giá bằng điểm ở tiểu học thì phải đạt từ 9 điểm trở lên mới được khen thưởng ở mức cao nhất thì ở 2 cấp học còn lại chỉ cần điểm trung bình các môn đạt từ 8.0 điểm trở lên, không có môn nào dưới 6,5 điểm và có 1 trong 3 môn Toán, Anh, Văn được 8 điểm trở lên là được khen thưởng danh hiệu cao nhất...
Thứ ba : kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì Bộ nên giao hẳn cho địa phương, tổ chức, thực hiện kỳ thi này. Nhưng, đối với các trường đại học cần phải tổ chức thi tuyển nghiêm túc, hạn chế tối đa việc xét học bạ để tránh tình trạng nhiều trường phổ thông dễ dàng cho học sinh điểm cao ngất ngưởng nhằm thuận lợi cho việc xét tuyển đại học.
Thứ tư : ngành giáo dục cần chắt lọc các hội thi, cuộc thi của cả giáo viên và học sinh để hướng tới chất lượng hơn số lượng. Những người ra đề, tham gia ban giám khảo các cuộc thi phải là những người công tâm, có chuyên môn tốt, không nhất thiết phải là lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo ngành.
Thứ năm : cấp trên không ấn định chỉ tiêu, thành tích "theo truyền thống" là năm sau phải cao hơn năm trước. Trường mình, địa phương mình phải ít nhất là bằng chỉ tiêu chung của huyện của tỉnh.
Chỉ tiêu phải bắt nguồn từ thực tế của từng đơn vị, của từng địa phương thì sẽ giảm đi áp lực thành tích cho giáo viên đứng lớp. Họ không phải bận tâm nhiều về chỉ tiêu để đánh giá đúng chất lượng dạy và học.
Thứ sáu : nhà trường, giáo viên phải đánh giá thật chất lượng học trò. Không cả nể, không chịu tác động chi phối, xin xỏ từ người nọ, người kia, cũng không phải vì thành tích cá nhân của giáo viên mà nâng điểm lên cao một cách bất ngờ.
Dạy thật, học thật, thi thật phải bắt đầu từ chính sách vĩ mô tốt, phù hợp. Giáo viên tận tâm, nhà trường tạo điều kiện, môi trường thuận lợi. Bên cạnh đó, học sinh phải có sự quan tâm sâu sát từ phụ huynh, phải tạo cho học sinh động lực phấn đấu, rèn luyện, biết lo lắng tương lai.
Khi mọi người cùng chung tay, biết nhìn thẳng vào thực tế giáo dục, nhìn vào những hạn chế, bất cập để khắc phục thì chất lượng giảng dạy, học tập mới nâng cao được và mới có nhân tài thật. Nếu không, thật giả vẫn mãi đan cài với nhau. Học sinh giỏi, người tài vẫn có nhiều nhưng cũng có những người không giỏi, không tài vẫn được khen thưởng, vẫn được khen là...giỏi.
Hạn chế kiểm tra những nội dung quá khó với học sinh trung học Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa yêu cầu các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục quan tâm đến việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh, nhằm bảo đảm thực chất, góp phần nâng cao chất lượng. Ảnh minh họa Nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng kế...