Khi thất bại là điều lớn lao

Theo dõi VGT trên

Nếu có coi trượt đại học là một thất bại, thì đây cũng là một thất bại cần thiết giúp chúng ta trưởng thành.

Khi thất bại là điều lớn lao - Hình 1

Ảnh minh họa

Đỗ – trượt, người buồn – kẻ vui là chuyện muôn thuở sau mỗi kỳ thi, nhất là một kỳ thi có tính chất bước ngoặt như tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học. Năm nay, với nhiều nguyên nhân mà cơ quan chức năng, chuyên gia đã lý giải rất rõ, có những thí sinh “sốc” khi không đỗ đại học vì đang trong tâm thế rất tự tin với điểm số của mình. Nhiều thí sinh không vượt qua nguyện vọng 1 trải nỗi niềm trên trang cá nhân với sự hoang mang, thất vọng, mất phương hướng, thậm chí mất niềm tin vào chính mình.

Dù chỉ là hãn hữu, nhưng câu chuyện thương tâm đâu đó vẫn diễn ra sau kỳ thi đại học trong nhiều năm qua. Đặc biệt, những quốc gia mà áp lực thi cử là lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ… hàng năm vẫn có những thí sinh chọn cách kết thúc cuộc sống khi không đạt được kỳ vọng sau kỳ thi. Tất cả có lẽ đều bắt nguồn bởi 2 từ “áp lực”.

Áp lực từ sự kỳ vọng quá lớn của chính bản thân mình, coi đỗ đại học là yếu tố quyết định cả quãng đời còn lại; áp lực từ sự kỳ vọng của gia đình, bà con. Kỳ vọng càng cao, khi không đạt sẽ gây ra thất vọng càng lớn. Do đó, trượt ĐH là một bi kịch khủng khiếp không thể đối mặt.

Trong cuộc sống ai chẳng có ít nhất đôi lần thất bại; chính qua những thất bại và học từ thất bại cũng là một con đường dẫn tới thành công. Đối mặt với thất bại, do đó là một kỹ năng đặc biệt cần cho người trẻ. Trượt đại học có thể là một thất bại, nhưng đó hoàn toàn không phải là thất bại ghê gớm, bởi còn rất nhiều cơ hội khác vẫn chờ thí sinh ở phía trước. Khi một cánh cửa này đóng lại, sẽ có một cánh cửa khác mở ra.

Vẫn còn các nguyện vọng khác ngoài nguyện vọng 1; thậm chí trường đại học mơ ước vẫn mở cửa chào đón thí sinh ở năm sau, nếu thí sinh đó có đủ quyết tâm, nỗ lực. Chưa kể, đại học chắc chắn không phải là con đường thành công duy nhất. Và dù có được tấm bằng đại học để tự tin mình có hành trang bước vào cuộc sống dễ dàng hơn, thì tấm bằng này cũng sẽ mất đi giá trị nếu chủ nhân của nó không tiếp tục nỗ lực, cố gắng.

Một chuyên gia giáo dục, trước những giọt nước mắt thất vọng của một bộ phận thí sinh trượt đại học khi chia sẻ trên trang cá nhân đã liên tưởng đến câu chuyện về việc những người yếu đuối khi gặp khó khăn luôn khóc để chờ một ông tiên, ông bụt đến giúp đỡ, giải quyết vấn đề thay mình. Chuyên gia này cho rằng, bạn có quyền khóc, nhưng cũng có quyền mỉm cười chúc mừng bạn bè và bắt đầu tìm kiếm lý do ta chưa thành công, từ đó xây dựng một chiến lược mới với những kế hoạch, tiêu chí cụ thể để làm nấc thang cho bản thân leo lên từng bậc một.

Kỳ thi đại học năm nay vẫn chưa kết thúc và tương lai các trường đại học vẫn sẽ có những cách thức khác nhau để chọn thí sinh phù hợp với mình. Một kỳ thi cạnh tranh thì không thể tránh khỏi người đỗ, kẻ trượt; không thể tránh khỏi người buồn, kẻ vui. Quan trọng là, người học cần được thấm nhuần nhận thức ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường; cần được trang bị thêm nhiều kỹ năng sống để sẵn sàng sức đề kháng trước những khó khăn, thất bại; sẵn sàng đối mặt và vượt qua khó khăn, thử thách. Một thế hệ mới, mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm chắc chắn không thể chỉ như một cây non dễ dàng đổ gục dù chỉ qua một cơn bão nhẹ.

Video đang HOT

9 điểm/môn vẫn trượt đại học: Có bỏ lọt người tài?

Không ngoài dự đoán, điểm chuẩn đại học năm 2020 tăng cao kỷ lục. Nhưng điểm chuẩn tăng, chưa chắc chất lượng đầu vào tuyển sinh đại học đã tăng, bởi đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020 chỉ phục vụ mục tiêu để xét tốt nghiệp.

Từ thực tế này, nhiều ý kiến đề xuất trường đại học cần đổi mới trong phương thức tuyển sinh, còn nếu tiếp tục dựa vào điểm số, sẽ khó lựa chọn được người tài và dễ bỏ lọt thí sinh đặc biệt.

9 điểm/môn vẫn trượt đại học: Có bỏ lọt người tài? - Hình 1

Điểm chuẩn đại học năm 2020 tăng cao kỷ lục do đề thi tốt nghiệp THPT chỉ phù hợp với mục tiêu để xét tốt nghiệp. Ảnh: Hải Nguyễn

Đề thi thiếu phân hóa, phù hợp mục tiêu xét tốt nghiệp

Những ngày qua, dư luận chú ý đến câu chuyện của thí sinh Ngô Minh Hiếu, vì thiếu 0,25 điểm mà không thể đỗ vào Trường Đại học Y Hà Nội, dù em đạt 28,15 điểm/3 môn. Chuyện của Hiếu cũng đại diện cho hàng nghìn thí sinh khác trên cả nước, dù đạt điểm rất cao, trên 27 điểm - nhưng không thể đỗ vào nguyện vọng mình mong muốn vì điểm chuẩn đại học năm nay tăng cao, đặc biệt là các trường "hot", ngành "hot".

Có thể dẫn chứng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) có ngành Hàn Quốc học lấy đến 30 điểm/3 môn khối C00. Ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Luật Hà Nội cũng lấy tới 29 điểm. Đây là số điểm "trong mơ" của nhiều thí sinh thi các khối ngành Xã hội. Bên cạnh đó, khoa Báo chí của nhiều trường cũng lấy mức điểm chuẩn trên 28 điểm, nghĩa là phải hơn 9 điểm một môn thí sinh mới có thể đỗ.

Việc này cũng đồng nghĩa, 9 điểm/môn vẫn có nguy cơ trượt đại học. Liệu điều này có phải bất thường trong mùa tuyển sinh năm nay? Điểm chuẩn tăng cao có phải vì học sinh năm nay giỏi hơn, hay đề thi dễ hơn?

Nêu quan điểm về vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội - cho rằng, điểm chuẩn nâng cao ở top trên không chỉ vì đề thi được đánh giá là dễ, mà còn vì các trường năm nay được tự chủ tuyển sinh nên đã triển khai rất nhiều và đa dạng các phương thức xét tuyển khác nhau.

Như trường Đại học Bách Khoa, ngoài xét hồ sơ tài năng với học sinh đoạt các giải thưởng trong cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, trường còn tổ chức một kỳ thi riêng. Tương tự, năm 2020, thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh, các trường đại học cũng xét tuyển bằng nhiều phương thức chứ không chỉ dựa vào điểm thi của Kỳ thi tốt nghiệp THPT như những năm trước.

Khi đa dạng hóa hình thức tuyển sinh, thì tất yếu chỉ tiêu dành cho thí sinh chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm đi. Việc này dẫn đến tỉ lệ cạnh tranh của những thí sinh sử dụng điểm thi để xét tuyển vào đại học sẽ cao hơn và đương nhiên điểm chuẩn sẽ tăng cao.

GS-TS Hoàng Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng phụ trách Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) - dẫn câu chuyện thực tế tại trường mình. Dù ngành Hàn Quốc học mới tuyển sinh năm đầu tiên, nhưng điểm chuẩn cao nhất toàn trường và trên cả nước. Có điều này là do chỉ tiêu ngành Hàn Quốc học là 50, nhưng trường đã dành chỉ tiêu để tuyển thẳng được 30 sinh viên và chỉ còn 20 chỉ tiêu để xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Trong khi đó, hàng nghìn thí sinh được mức điểm 28,5 đến 29 đăng ký vào ngành. Để không tuyển vượt chỉ tiêu, trường phải đưa ra mức điểm 30 (cả điểm ưu tiên)

Còn theo PGS-TS Phạm Minh Sơn - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền - điểm chuẩn năm nay tăng cao có nhiều lý do. Trong đó có việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 diễn ra muộn hơn mọi năm, thí sinh có thời gian chuẩn bị tốt về kiến thức. Tiếp đó, đề thi năm nay được ra theo hướng phục vụ mục tiêu chính là xét tốt nghiệp THPT để nâng cao quyền tự chủ của các trường đại học. Độ phân hóa của đề giảm, để vừa sức với đông đảo thí sinh.

Kế đến, do việc điều chỉnh cách thức tuyển sinh của các trường đại học, tăng thêm chỉ tiêu xét tuyển thẳng và xét tuyển kết hợp, giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Tất cả những yếu tố này đã tác động đến điểm chuẩn theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay, khiến cuộc cạnh tranh suất vào đại học của những thí sinh chỉ sử dụng điểm thi để xét tuyển đại học sẽ căng thẳng hơn.

Đổi mới, đa dạng phương thức tuyển sinh để chọn người tài

Sau 5 năm tổ chức kỳ thi "2 trong 1", với mục tiêu vừa xét tốt nghiệp vừa tuyển sinh đại học, từ năm 2020, kỳ thi THPT chỉ còn phục vụ mục tiêu chính là xét tốt nghiệp. Thay đổi này là tất yếu, phù hợp với yêu cầu đổi mới và xu hướng thế giới.

Thay đổi này trong tuyển sinh cũng kéo theo sự thay đổi trong suy nghĩ của học sinh và phụ huynh. Đã qua rồi cái thời dồn mọi tâm sức cho kỳ thi THPT để có cơ hội đỗ đại học. Bởi hiện nay có nhiều con đường vào được trường mà mình mong muốn, không nhất thiết chỉ bằng điểm số của kỳ thi quốc gia.

Theo PGS-TS Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - thay vì chỉ xét điểm số, hiện nhiều trường đã và đang sáng tạo trong việc tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho tuyển sinh truyền thống. Chẳng hạn như bài thi đánh giá năng lực bản thân, bài kiểm tra tư duy, tuyển sinh bằng bài thi SAT, hoặc chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Kỳ thi THPT là một cơ hội tốt để các trường tìm kiếm sinh viên tiềm năng, tuy nhiên PGS Nguyễn Phong Điền cho rằng các trường cũng nên tính đến những phương thức xét tuyển mới. Bởi kỳ thi này phục vụ mục tiêu là xét tốt nghiệp, trong khi mục tiêu của trường đại học là tìm kiếm người học phù hợp với ngành nghề mình đào tạo. Hai mục tiêu khác nhau, nên việc đa dạng hóa, đổi mới trong phương thức tuyển sinh là yêu cầu tất yếu của các trường đại học.

Còn theo bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), có nhiều nguyên nhân dẫn đến điểm chuẩn trúng tuyển vào một ngành cao hoặc rất cao. Trong đó, có nguyên nhân chỉ tiêu xét tuyển ngành học ít hoặc rất ít, trong khi thí sinh có nguyện vọng đăng ký đông. Hơn nữa, các chỉ tiêu đã dành một phần cho xét tuyển bằng các phương thức khác không dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Trong khi đề thi năm nay có yêu cầu thấp hơn năm 2019, nên điểm mặt bằng chung của thí sinh cao hơn.

Theo bà Thủy, quy chế tuyển sinh hiện hành cho phép thí sinh đăng ký không giới hạn nguyện vọng vào các trường, các ngành, nên cơ hội đỗ đại học của thí sinh cao hơn. Quy định hiện nay cũng cho phép các trường đại học tự chủ trong tuyển sinh, không nhất thiết dựa vào kết quả của kỳ thi THPT để xét tuyển. Các trường nên phát huy quyền tự chủ này, để đổi mới trong phương thức tuyển sinh, với mục tiêu lựa chọn được những thí sinh tài năng, phù hợp với chiến lược đào tạo của nhà trường.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc: Kết quả thi THPT không phải là phương thức duy nhất để tuyển sinh ĐH

Theo thống kê của Bộ GDĐT, trong 3 năm gần đây, kết quả tuyển sinh của toàn hệ thống có xu hướng giảm dần tỉ trọng trúng tuyển từ sử dụng kết quả kỳ thi THPT, tăng dần tỉ trọng trúng tuyển từ học bạ và các phương thức khác.

Cụ thể, số thí sinh trúng tuyển thông qua sử dụng kết quả thi THPT quốc gia năm 2017 chiếm 81,5%; năm 2018 chiếm 73,6%; năm 2019 là 62,4% trong tổng số thí sinh trúng tuyển. Trường đại học xét tuyển bằng các phương thức khác (từ thi đánh giá năng lực, thi năng khiếu, văn hóa, sử dụng chứng chỉ quốc tế...) khoảng 10%. Con số này cho thấy kết quả tuyển sinh đại học ngày càng có xu hướng giảm dần sự phụ thuộc vào sử dụng kết quả thi THPT, tỉ lệ tuyển sinh từ các phương thức khác ngày càng tăng lên.

Xu hướng thay đổi này cũng thể hiện rõ trong các đề án tuyển sinh riêng của các trường đại đại. Điều này cũng đúng với tinh thần tự chủ của Luật Giáo dục đại học, phù hợp với lộ trình đổi mới GDĐH, đẩy mạnh tự chủ đại học trong thời gian qua.

Quá trình này cũng phù hợp với xu thế tuyển sinh đại học trên thế giới, trong đó việc tuyển sinh được tổ chức nhiều kỳ trong năm, sử dụng kết hợp nhiều phương thức xét tuyển, sử dụng cả kết quả học tập THPT (điểm GPA), điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm các kỳ thi chuẩn hóa để tuyển sinh đại học (SAT, ACT...). Do đó, sử dụng kết quả thi THPT không phải là phương thức duy nhất để tuyển sinh đại học. Các trường tự chủ tuyển sinh, lựa chọn các phương thức phù hợp nhất cho mình để chọn được những thí sinh đáp ứng tốt nhất yêu cầu đào tạo của nhà trường. Bích Hà (ghi)

161 trường tuyển đủ, 83 trường chỉ tuyển được dưới 50% chỉ tiêu

Thông tin từ Bộ GDĐT, kết thúc đợt 1 xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2020, có 161 đơn vị tuyển đủ chỉ tiêu. 83 trường có tỉ lệ trúng tuyển dưới 50% . Tuy nhiên, đây mới là số liệu sơ bộ ban đầu về kết quả trúng tuyển của thí sinh, các trường còn tiếp tục theo dõi về tình hình nhập học chính thức của thí sinh.

Nếu tính từ mức thí sinh đăng ký và trúng tuyển đạt 70% chỉ tiêu trở lên thì đã có 205 đơn vị đạt, chiếm 66,55% số đơn vị tuyển sinh. Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) nhận định: Số liệu này phản ánh công tác tuyển sinh 2020 đã đạt được tiêu chí nhanh gọn, thuận lợi, nhẹ nhàng, hiệu quả... giảm được áp lực cho các đợt tuyển sinh bổ sung.

Kết quả tuyển sinh đến thời điểm hiện tại bảo đảm các tiêu chí chất lượng, trật tự, an toàn, hiệu quả.

Sau khi có kết quả xét tuyển đợt 1, sẽ có 83 trường có tỉ lệ trúng tuyển dưới 50% tổ chức xét tuyển bổ sung từ 15.10 đến hết năm 2020, sau đó báo cáo về Bộ GDĐT trước ngày 28.2.2021. Đây chủ yếu là các trường ngoài công lập, các trường thuộc tỉnh, các trường ở vùng sâu, vùng xa, các trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục mầm non, chiếm 26,95% các trường, với 34.145 chỉ tiêu (chiếm 10,60% tổng chỉ tiêu). Bích Hà

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cho mượn xe rồi bị mang đi cầm cố lấy 7 tỷ đồng, bà xã Hoàng Kim Khánh không báo công an mà còn cho vay gần 3 tỷ để chuộc lạiCho mượn xe rồi bị mang đi cầm cố lấy 7 tỷ đồng, bà xã Hoàng Kim Khánh không báo công an mà còn cho vay gần 3 tỷ để chuộc lại
16:50:56 31/03/2025
Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nayKim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay
17:52:17 31/03/2025
Kim Soo Hyun hé lộ lý do phủ nhận hẹn hò Kim Sae Ron, hoá ra vì muốn bảo vệ một điềuKim Soo Hyun hé lộ lý do phủ nhận hẹn hò Kim Sae Ron, hoá ra vì muốn bảo vệ một điều
16:49:24 31/03/2025
Kim Soo Hyun tố gia đình Kim Sae Ron ngụy tạo tin nhắn, tuyên bố khởi kiện 209 tỷ giữa họp báoKim Soo Hyun tố gia đình Kim Sae Ron ngụy tạo tin nhắn, tuyên bố khởi kiện 209 tỷ giữa họp báo
17:49:42 31/03/2025
Kim Soo Hyun: "Tôi không phải kẻ ấu dâm, bằng chứng đã bị bóp méo"Kim Soo Hyun: "Tôi không phải kẻ ấu dâm, bằng chứng đã bị bóp méo"
16:52:33 31/03/2025
Bộ Văn hoá chỉ đạo tìm hiểu vụ ồn ào mạng xã hội của ViruSs với PháoBộ Văn hoá chỉ đạo tìm hiểu vụ ồn ào mạng xã hội của ViruSs với Pháo
16:58:47 31/03/2025
Nghe vợ hân hoan thông báo có bầu, tôi sốc nặng vì một bí mật giấu kínNghe vợ hân hoan thông báo có bầu, tôi sốc nặng vì một bí mật giấu kín
19:24:02 31/03/2025
Vụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ họcVụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ học
18:28:50 31/03/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tỷ phú Bill Gates cảnh báo AI thay thế nhiều bác sĩ, giáo viên

Tỷ phú Bill Gates cảnh báo AI thay thế nhiều bác sĩ, giáo viên

Thế giới

21:42:59 31/03/2025
Bill Gates cho rằng trong thập kỷ tới, những tiến bộ trong AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ khiến nhiều nhân sự bị thay thế, trong đó có nghề bác sĩ và giáo viên.
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Lưu Diệc Phi bản Việt" đẹp phát sáng, 1 mỹ nhân gây sốt vì sang chảnh hơn cả minh tinh xứ Hàn

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Lưu Diệc Phi bản Việt" đẹp phát sáng, 1 mỹ nhân gây sốt vì sang chảnh hơn cả minh tinh xứ Hàn

Hậu trường phim

21:40:49 31/03/2025
Tối ngày 31/3, 5 ngày trước thềm công chiếu chính thức, Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối đã có buổi họp báo ở thành phố Hồ Chí Minh.
Phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn

Phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn

Tin nổi bật

21:37:09 31/03/2025
Qua khảo sát, các đơn vị chức năng thống kê trong 110 mỏ khoáng sản được phát hiện ở Tây Bắc có đến 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn.
Diễn viên Việt Anh khác lạ sau thẩm mỹ, ca sĩ Quang Lê vui vì giảm 20kg

Diễn viên Việt Anh khác lạ sau thẩm mỹ, ca sĩ Quang Lê vui vì giảm 20kg

Sao việt

21:36:57 31/03/2025
NSƯT Việt Anh đăng ảnh tập gym nhưng nhiều người quan tâm gương mặt của anh. Ca sĩ Quang Lê thấy vui, tích cực sau quá trình nỗ lực giảm 20kg.
Còn ai nhớ Ander Herrera

Còn ai nhớ Ander Herrera

Sao thể thao

21:33:40 31/03/2025
Hôm 31/3, Boca Juniors trải qua thất bại 0-2 trước Newell s Old Boys trong khuôn khổ vòng 11 Liga Profesional. Tuy nhiên, kết quả trận đấu không phải là điều khiến người hâm mộ đội bóng này cảm thấy đau lòng nhất.
Tôi không ngờ bí mật trong máy tính của bạn gái khiến mình gặp nguy hiểm

Tôi không ngờ bí mật trong máy tính của bạn gái khiến mình gặp nguy hiểm

Góc tâm tình

21:24:03 31/03/2025
Mối quan hệ của chúng tôi diễn ra êm đẹp trong vài tháng đầu. Nhưng rồi càng yêu My, tôi càng nhận ra có gì đó không ổn. My rất ít khi kể về gia đình hay quá khứ của cô ấy.
1 phóng viên phá luật tại họp báo scandal Kim Soo Hyun, hỏi gì mà tài tử "câm như hến"?

1 phóng viên phá luật tại họp báo scandal Kim Soo Hyun, hỏi gì mà tài tử "câm như hến"?

Sao châu á

21:22:45 31/03/2025
Ngày 31/3, Kim Soo Hyun đã lần đầu lộ diện và trực tiếp lên tiếng về những ồn ào đời tư bủa vây anh trong suốt thời gian qua.
Quán của mẹ vợ bị ném vỡ tủ kính, con rể mang dao chặt thịt đi "tính sổ"

Quán của mẹ vợ bị ném vỡ tủ kính, con rể mang dao chặt thịt đi "tính sổ"

Pháp luật

21:13:03 31/03/2025
Do có mâu thuẫn từ trước và biết tin quán ăn của mẹ vợ bị ném bể kính tủ, Phú mang dao chặt thịt tìm đến nhà chém đối thủ gây thương tích.
Quyền Linh 'sửng sốt' khi cô giáo dắt 'cả trường' đi xem mắt đàng trai

Quyền Linh 'sửng sốt' khi cô giáo dắt 'cả trường' đi xem mắt đàng trai

Tv show

21:10:53 31/03/2025
Trong chương trình Bạn muốn hẹn hò , cô giáo tiểu học dắt dàn người thân, đồng nghiệp đến xem mắt đàng trai khiến Quyền Linh và Ngọc Lan choáng váng .
Vẻ điển trai lãng tử của tài tử "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"

Vẻ điển trai lãng tử của tài tử "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"

Sao âu mỹ

20:36:40 31/03/2025
Khi còn trẻ, nam diễn viên Richard Chamberlain được xem là biểu tượng quyến rũ của làng giải trí Hollywood. Ông nổi tiếng với vai cha Ralph trong phim Tiếng chim hót trong bụi mận gai .
TPHCM: Cấp cứu 6 người uống rượu trái cây khi đi du lịch, một ca nguy kịch

TPHCM: Cấp cứu 6 người uống rượu trái cây khi đi du lịch, một ca nguy kịch

Sức khỏe

20:28:12 31/03/2025
Trong số 6 người uống rượu trái cây nghi ngộ độc đang được Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cấp cứu, có một nam thanh niên trong tình trạng nguy kịch, đã lọc máu liên tục nhưng vẫn hôn mê.