Khi phụ huynh kỳ vọng vượt quá khả năng của con
Trong cuộc sống hiện nay, chỉ vì muốn con mình học giỏi, tương lai sau này được tươi sáng, có nghề nghiệp ổn định, mà có không ít bậc làm cha, làm mẹ đã can thiệp vào việc học hành của con cái mình và sẵn sàng áp đặt con cái một cách vô tội vạ.
Điển hình như việc bắt trẻ đi học thêm và chọn nghề cho con chẳng hạn. Chính điều này đã vô tình tạo nên áp lực đối với trẻ.
Với mong muốn con em của mình phải đạt kết quả cao trong các kỳ thi, phải học giỏi, phải hơn bạn bè, cho nên nhiều phụ huynh đã tìm đủ mọi cách để ép buộc trẻ phải đi học thêm. Nếu như trước đây, chuyện cho con đi học thêm chỉ xuất hiện ở những gia đình khá giả, thì ngày nay, những gia đình nghèo cũng tìm đủ mọi cách để cho con cái được đi học thêm. Về vấn đề này, từ thực tế cho thấy nhiều phụ huynh có cùng quan niệm là: Hễ cho trẻ đi học thêm thì các em sẽ học giỏi. Vì thế, nhiều người sẵn sàng bỏ công sức, tiền của để ép buộc con mình đi học thêm cho bằng được. Trong khi đó, không cần biết năng lực họccủa trẻ như thế nào, sức khỏe của các em ra sao và suy nghĩ của trẻ như thế nào?!
Việc phụ huynh buộc trẻ đi học thêm sẽ có hai mặt. Mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực là giúp trẻ có thêm điều kiện trau dồi và nâng cao kiến thức, sự hiểu biết của bản thân các em, hỗ trợ tích cực vào việc học tập của trẻ ở trường.
Còn ngược lại, việc đi học thêm sẽ xảy ra nhiều vấn đề đối với trẻ: Thứ nhất, đối với những trẻ nắm bắt được kiến thức thì sẽ làm giảm khả năng sáng tạo của trẻ. Một khi, các em được học trước chương trình sẽ ảnh hưởng đến việc học ở trường. Khi vào lớp học, những em học trước sẽ tỏ ra vẻ ta đây và luôn ỷ lại vì mình đã biết, không chú ý đến việc học, dần dần tạo thành thói quen không tốt trong học tập.
Thứ hai, đối với những em không tiếp thu được kiến thức (vì trình độ nhận thức có giới hạn) thì dần dần sẽ tạo cho trẻ sự nhàm chán, trẻ không quan tâm đến việc học nữa, xem việc học như thể là áp lực đối với bản thân. Nếu phụ huynh không biết được sức học, cũng như suy nghĩ của con trẻ như thế nào mà quyết định ép trẻ đi học thêm, thì khiến trẻ dễ rơi vào trường hợp bị động. Từ đó, việc học trở thành một gánh nặng đối với trẻ. Trong khi đó, ở độ tuổi của trẻ chưa đủ khả năng để hiểu được chuyện gì nên làm và không nên làm. Do đó, dẫn đến việc các em nghĩ quẩn và hành động cảm tính là chuyện có thể xảy ra.
Bên cạnh việc buộc trẻ đi học thêm, việc chọn nghề cho con cũng được không ít ông bố, bà mẹ quan tâm. Thực tế, khi con học gần xong lớp 12 thì nhiều cha mẹ cứ giành phần chọn nghề thay cho con của mình, buộc con mình phải đăng ký vào ngành nghề theo ý của mình. Họ phớt lờ đi tất cả từ việc tìm hiểu sở trường của con mình là giỏi về lĩnh vực gì, ngành nghề nào phù hợp với con mình, rồi năng lực học của con ra sao… Họ chọn nghề cho con theo suy nghĩ của mình là nghề đó hiện phải là nghề đang “hot”, ra trường sẽ dễ tìm việc làm; thậm chí một số phụ huynh còn buộc con mình chọn nghề theo kiểu “cha truyền con nối”…
Như chúng ta biết, nếu các em chọn một nghề mà không phù hợp với năng lực, sở trường, sở thích của mình thì làm sao tương lai cái nghề ấy được phát huy hiệu quả?! Có chăng các em chỉ chọn để học cho có, cho vui lòng và vừa ý của cha mẹ mà thôi!
Một vấn đề nữa cũng gây áp lực không kém đối với trẻ là việc một số phụ huynh có suy nghĩ mang việc học của con em mình đi so sánh với những đứa trẻ khác cùng trang lứa. Chúng ta nên nhớ, trong xã hội thì kiến thức vốn là mênh mông, còn khả năng nhận thức của mỗi người thì lại có giới hạn. Hơn nữa, trình độ nhận thức, năng lực và sở trường của mỗi đứa trẻ đều khác nhau, không có đứa trẻ nào giống nhau. Do đó, chính những đòi hỏi cũng như sự kỳ vọng của phụ huynh vượt quá khả năng của con em mình, sẽ gây áp lực đối với các em là điều không tránh khỏi.
Thiết nghĩ, cha mẹ tỏ vẻ quan tâm, chăm sóc, giáo dục và kỳ vọng ở con mình là điều cần thiết. Nhưng sự kỳ vọng đó phải được dựa trên cơ sở từ sự đánh giá đúng năng lực thực tiễn của con mình. Từ đó, sẽ giúp cho các bậc làm cha mẹ có được hướng trong việc giáo dục trẻ, không có những ảo tưởng để rồi thất vọng về con.
Video đang HOT
Nguyễn Văn Dô (Vĩnh Long)
Theo giaoducthoidai.vn
Đối phó với những cơn giận dỗi bất thình lình của trẻ, đây mới là cách làm đúng
Chắc hẳn bố mẹ không mong muốn nhìn thấy con mình giận dỗi , nổi nóng thất thường, nhưng khi trẻ phát tiết cảm xúc chưa hẳn là điều xấu, bởi vì trong nước mắt có chứa hormone cortisol và căng thẳng.
Có 4 nguyên nhân chính khiến tính khí của trẻ thất thường:
1. Khi trẻ đối mặt với trở ngại hoặc sự việc quấy nhiễu khiến trẻ không thoải mái.
2. Trẻ mệt mỏi, sợ hãi, bị bạn bè giành giật đồ chơi hoặc bị xa lánh khiến tâm trạng của trẻ biến động và không thể kiểm soát cảm xúc.
3. Bố mẹ ngăn cấm hoặc áp đặt quá nhiều điều khiến trẻ bị áp lực về tâm lý.
4. Mối quan hệ giữa bố mẹ căng thẳng, không hòa hợp, trẻ không cảm nhận sự quan tâm, cảm giác an toàn và yêu thương nên trở nên nóng nảy.
Khi trẻ khóc lóc ầm ĩ, nước mắt sẽ giúp trẻ giải phóng áp lực của cơ thể, thúc đẩy cân bằng về tâm sinh lý.
Khi trẻ nổi nóng cũng là lúc trẻ đang muốn phát đi tín hiệu đến bố mẹ là "con cần sự giúp đỡ". Bố mẹ có thể tận dụng cơ hội này để hướng dẫn và giúp trẻ đối mặt với khó khăn.
Sau đây là vài mẹo giúp bố mẹ ứng phó với cơn giận dỗi của trẻ:
1. Bố mẹ cần kiểm soát cảm xúc của bản thân, tránh phản ứng thái quá
Trẻ nổi nóng kéo theo hệ lụy là bố mẹ cũng buồn bực theo, tuy nhiên bố mẹ không nên la hét, không to tiếng, không tranh luận với trẻ, bởi sự nóng giận có tính lây truyền.
Khi bố mẹ phản ứng thái quá sẽ càng mất bình tĩnh, càng khiến cơn nóng nảy của trẻ kéo dài thời gian hơn.
2. Bố mẹ cần bình tĩnh chờ đợi cơn giận của trẻ nguôi ngoai
Khi trẻ nóng giận, trẻ sẽ la hét, khóc lóc ầm ĩ, ném đồ chơi... cho đến khi mệt mới thôi.
Thời điểm này, bố mẹ không nên trốn chạy khỏi hiện trường, phương pháp đúng nhất là bố mẹ lẳng lặng theo dõi trẻ phát tiết cảm xúc, bảo đảm trẻ không có hành động thương tổn đến bản thân và trẻ cần được biết bố mẹ vẫn luôn ở gần trẻ.
3. Ôm trẻ vào lòng vỗ về an ủi
Khi trẻ có hành động gây thương tổn đến bản thân, bố mẹ nên ôm trẻ vào lòng, dịu dàng vỗ về khiến trẻ cảm nhận được sự an ủi, điều này khiến cơn giận của trẻ nguôi ngoai và trẻ sẽ vui lại ngay.
Đối phó với những cơn giận dỗi bất thình lình của trẻ, đây mới là cách làm đúng - Ảnh 2.Nếu bố mẹ không muốn trẻ nóng giận thất thường, bố mẹ cần phải kiểm soát cảm xúc của bản thân (Ảnh minh họa).
4. Không nên nhân nhượng đòi hỏi vô lý của trẻ
Cho dù cơn giận của trẻ kéo dài dai dẳng nhưng bố mẹ không nên vì thế mà nhân nhượng rồi tự phá vỡ quy tắc. Khi cơn giận của trẻ qua đi, bố mẹ nên phê bình hành động sai trái của trẻ, đó mới là cách giáo dục đúng đắn.
5. Tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết ngọn nguồn vấn đề
Khi trẻ đã bình ổn cảm xúc, bố mẹ cần tranh thủ trò chuyện với trẻ, tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ nóng giận và cùng trẻ giải quyết vấn đề, đồng thời giảng giải cho trẻ hiểu nổi nóng không thể giải quyết vấn đề mà càng khiến tình hình phức tạp hơn.
6. Bố mẹ cần phải làm gương cho trẻ noi theo
Mặc dù trẻ còn nhỏ và không hiểu cách bố mẹ đối nhân xử thế, nhưng mỗi ngày trẻ sẽ quan sát hành vi và biểu hiện của bố mẹ.
Đặc biệt là giai đoạn trẻ sơ sinh, trẻ sẽ nắm bắt thông tin cảm xúc từ mẹ (hoặc người thân thiết với trẻ) thông qua nét mặt, sau đó trẻ sẽ có hành động tiếp theo là tiếp cận hoặc tránh né. Các nhà tâm lý học gọi đây là lý thuyết "tham khảo xã hội".
Lấy một ví dụ đơn giản, nếu như người mẹ có tâm trạng vui vẻ và luôn tươi cười, trẻ đương nhiên cũng sẽ vui vẻ theo.
Bởi vậy, nếu bố mẹ không muốn trẻ nóng giận thất thường, bố mẹ cần phải kiểm soát cảm xúc của bản thân, các thành viên trong gia đình cũng cần cố gắng tạo bầu không khí ấm áp và hòa thuận.
Khi trẻ cảm nhận được tình yêu thương và sự bao dung, trẻ sẽ bớt nóng nảy hơn.
Theo www.phunutoday.vn
Khi chồng nông nổi với tiền Trên Tạp chí Women của Australia dành cho phụ nữ, gần đây đã có cuộc khảo sát nhỏ liên quan đến chủ đề "Đánh giá về nam giới thông qua cách tiêu tiền của họ". Trong đó, chỉ có 3% số người hài lòng với cách chi tiêu của nam giới vào việc đi ăn ở những nhà hàng sang trọng trong khi...