Khi phụ huynh can thiệp quá sâu vào chuyện giáo dục trong nhà trường
Khi phụ huynh can thiệp quá sâu vào việc dạy và giáo dục học sinh ở trường sẽ gây khó khăn cho giáo viên trong việc dạy và giáo dục các em.
Hiện nay, vẫn còn những phụ huynh không quan tâm đến việc học của con, thậm chí không bao giờ hợp tác với giáo viên ngay cả khi thầy cô yêu cầu.
Việc dạy học và giáo dục học sinh ở trường hãy để thầy cô được quyền chủ động (Ảnh minh họa Báo Sài gòn giải phóng)
Gặp những phụ huynh này, giáo viên sẽ vô cùng vất vả trong việc dạy và giáo dục học sinh.
Ngược lại, có những phụ huynh lại quan tâm một cách thái quá làm nhiều thầy cô cũng vô cùng áp lực và mệt mỏi.
Khi phụ huynh can thiệp quá sâu vào chuyện giáo dục trong nhà trường
Không ít lần, khi giáo viên hỏi học sinh sao không làm bài tập, không học bài ở nhà? Có những em nói thẳng: “Mẹ con chở đi chơi, mẹ nói không làm cũng được”.
Những câu nói mẹ con bảo thế này…, mẹ con bảo thế kia…, mẹ con không cho làm thế…, nghe đến nhàm tai.
Có đồng nghiệp nói rằng đã có lúc bạn phải quát lên: “Ở nhà con nghe mẹ nhưng lên trường cô dạy, con phải nghe lời cô. Cô nói con làm bài tập thì con phải hoàn thành chứ không được mang mẹ ra nói”.
Có những lần, cả lớp dọn vệ sinh sân trường nhưng có một vài em vẫn cứ ngồi chơi trong lớp. Khi thầy cô hỏi: “Sao con không ra làm vệ sinh với bạn?”. Có em trả lời: “Mẹ con nói không được quét rác bụi và dơ lắm”.
Đến việc đơn giản như khiêng bàn ghế từ lớp này qua lớp khác cũng có phụ huynh phản ứng:
Video đang HOT
“Công việc nặng thế, sức cháu yếu làm thế sao nó phát triển được?”.
Rồi chuyện cử lớp trưởng, lớp phó, cờ đỏ…không ít em mặc dù rất thích đảm nhận những công việc này nhưng vẫn từ chối bởi đơn giản: “Mẹ con nói không được làm”.
Có phụ huynh yêu cầu thầy cô xếp cho con ngồi bàn đầu khi không được đáp ứng lại cậy nhờ người này người kia tác động gây không ít phiền toái.
Trong khi, giáo viên xếp chỗ ngồi đã căn cứ vào nhiều yếu tố. Học sinh thấp bé, mắt yếu, học yếu, hay nói chuyện, quậy phá…thường được xếp ngồi những bàn đầu để giáo viên dễ kiểm soát.
Khổ nhất có lẽ là chuyện khen thưởng học sinh cuối năm. Không ít phụ huynh chỉ nghe con về nói con học giỏi hơn bạn A. vậy mà con không được khen còn bạn A. lại là học sinh xuất sắc.
Nhiều phụ huynh luôn cho con mình là giỏi nhất nên khi các bé không có tên trong danh sách khen thường sẽ bàn tán lời ra tiếng vào, bao tội lỗi đều đỏ xuống đầu thầy cô như nhà ấy giàu có…nên thầy cô thiên vị.
Hãy để thầy cô chủ động trong cách dạy và giáo dục học sinh ở trường
Giáo viên có phương pháp sư phạm, hiểu rõ tâm lý lứa tuổi, chính thầy cô sẽ biết phải dạy dỗ thế nào, phải giáo dục ra sao để học sinh đạt kết quả tốt.
Nhưng khi phụ huynh can thiệp quá sâu vào việc dạy và giáo dục học sinh ở trường sẽ gây khó khăn cho giáo viên trong việc dạy và giáo dục các em.
Không hoàn thành bài tập, không cùng các bạn lao động ở trường…những học sinh này luôn lấy mẹ ra làm bình phong.
Trong trường hợp này, giáo viên cũng vô cùng khó xử. Bởi, phạt các em cũng không được mà bỏ qua cũng không xong.
Đã thế, những học sinh này biết lợi thế được che chở từ gia đình, dần già cũng chẳng coi lời nói của thầy cô ra gì.
Thầy cô thường bị rơi vào tình huống, nhiều học sinh sẽ so sánh, phân bì: “Tại sao bạn không làm mà cô lại bắt tụi con làm?”. Hay lần này bạn không làm cũng chẳng sao thì lần khác tụi con cũng sẽ không làm.
Giáo viên cần phụ huynh chung tay hợp tác để việc giảng dạy và giáo dục học sinh cho hiệu quả.
Thế nhưng, việc một số phụ huynh can thiệp quá sâu vào công tác giảng dạy và giáo dục học sinh ở trường, không chỉ tạo ra áp lực rất lớn cho tất cả giáo viên mà kết quả rèn luyện của con cái họ cũng sẽ không được tốt.
Thảo Ly
Theo giaoduc.net.vn
Sổ liên lạc điện tử: Mỗi trường mỗi giá
Hiện nhiều trường học đã triển khai sổ liên lạc điện tử (SLLĐT) nhưng mức phí mỗi nơi mỗi khác khiến phụ huynh thắc mắc.
Tham gia SLLĐT, phụ huynh sẽ nắm bắt được tình hình của con tại trường qua hệ thống tin nhắn hoặc qua app điện thoại. Dịch vụ này do các công ty chuyên về công nghệ hợp tác với nhà trường cung cấp.
Trường 100.000, trường hơn 400.000 đồng/năm
Anh Thanh Tuấn, phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học quận Tân Bình, đã đăng ký SLLĐT vì muốn nắm rõ tình hình học tập của con. Trường thông báo mọi hoạt động qua tin nhắn điện thoại nên mỗi tháng anh phải đóng 20.000 đồng, tính ra một năm 180.000 đồng. "Trong tin nhắn, giáo viên thông báo toàn bộ hoạt động của con, dặn dò làm bài tập ngày mai. Thậm chí nhiều hôm giáo viên còn ra bài tập qua tin nhắn nhưng lại viết không dấu nên tôi "bó tay toàn tập". Lẽ ra giáo viên chỉ cần gửi những thông tin quan trọng, trọng điểm, đằng này cái gì cô cũng nhắn, rất mất thời gian và phiền hà" - anh Thanh Tuấn nói.
Nhiều năm nay chị Thái Ngân, phụ huynh có con học trường tiểu học tại quận 2, đã đăng ký SLLĐT. Khác với anh Tuấn, SLLĐT của chị Ngân ngoài tin nhắn điện tử hằng ngày còn được sử dụng thêm một phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động (app). Dùng số điện thoại truy cập vào app, phụ huynh sẽ nắm bắt được toàn bộ thông tin học sinh, giáo viên, danh sách phụ huynh lớp, xem được phiếu đánh giá học tập, phiếu nhận xét học tập từng tháng, thậm chí học bạ từng năm. Ngoài ra, phụ huynh còn có thể trao đổi với giáo viên qua app... "Dù sử dụng cả app lẫn nhận tin nhắn nhưng mức phí mà tôi phải đóng chỉ có 100.000 đồng/năm, rất tiện lợi" - chị Ngân nói.
Trong khi đó, nhiều trường ở quận 1, 3 lại chọn gói dịch vụ SLLĐT với mức phí khá cao, từ 350.000 đến 500.000 đồng/năm. Có trường còn quy định mức phí khác nhau giữa sử dụng tin nhắn và app điện thoại.
Phụ huynh đang vào SLLĐT để theo dõi tình hình của con. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Tự nguyện tham gia nhưng...
Ông Nguyễn Ngọc Thảo, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Thảo, quận 3, cho biết đây là năm đầu tiên trường tiến hành triển khai sử dụng SLLĐT. "SLLĐT là kênh thông tin giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh. Tại đây ban giám hiệu sẽ thông báo những hoạt động của trường, giáo viên sẽ báo bài, lịch kiểm tra và nhận xét việc học tập của học sinh tới phụ huynh" - ông Thảo nói.
Cũng theo ông Thảo, SLLĐT được triển khai tại trường sẽ qua hai dạng, tin nhắn (SMS) với mức phí 55.000 đồng/tháng và app là 30.000 đồng/tháng. "Việc thực hiện SLLĐT dựa trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh. Mức phí khác nhau là do yếu tố kỹ thuật" - ông Thảo chia sẻ.
Đồng quan điểm, hiệu trưởng trường tiểu học tại quận 10 cũng cho biết việc tham gia sử dụng SLLĐT không mang tính bắt buộc.
"Trường tôi chỉ có khoảng 80% phụ huynh tham gia. Đăng ký tên, số điện thoại, phụ huynh sẽ được cung cấp một tài khoản để đăng nhập vào app. Tại đây, phụ huynh sẽ theo dõi toàn bộ hoạt động của con tại lớp, nắm bắt tình hình học tập của con qua nhận xét của giáo viên chủ nhiệm từng tháng... Bên cạnh app, các phụ huynh còn nhận được tin nhắn điện tử từ nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để thông báo những nội dung quan trọng và tin nhắn này sẽ không được gửi hằng ngày" - vị hiệu trưởng này nói.
Cũng theo vị hiệu trưởng trên, nhà trường sử dụng gói SLLĐT với mức phí thấp nhất trong các gói mà công ty cung cấp dịch vụ đưa ra. "Bởi tôi thấy gói này vừa phải và phù hợp với điều kiện của phụ huynh. Còn các trường khác có mức phí khác nhau có thể do họ chọn gói SLLĐT với tin nhắn hằng ngày và nhiều dịch vụ hơn" - bà cho hay.
Tuy nhiên, một phụ huynh có con học tại một trường tiểu học cho hay: Trường nói không bắt buộc nhưng toàn bộ báo bài hiện giờ giáo viên chủ nhiệm báo qua tin nhắn. Lúc trước mọi dặn dò của giáo viên đều cho học sinh chép vào vở dặn dò, giờ không còn nữa, tôi không đăng ký tin nhắn mà được sao? Trường nói không bắt buộc nhưng tôi không đăng ký thì tôi đâu nắm được tin tức gì từ trường, lớp của con.
Các phụ huynh bày tỏ mong muốn nếu áp dụng loại hình này, cần có sự thống nhất, mức phí hợp lý, tránh trường thu ít, trường thu quá cao mà tính năng thì như nhau.
Khuyến khích các trường mầm non sử dụng SLLĐT
Tháng 3-2016, Sở GD&ĐT có công văn về việc triển khai cổng thông tin điện tử trong quản lý và điều hành tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Theo đó, các cơ sở giáo dục mầm non trực thuộc triển khai hệ thống, đảm bảo 100% sử dụng trang thông tin và phần mềm. Trang thông tin sẽ thường xuyên đăng tải, cập nhật thông tin hình ảnh về hoạt động của trường để giới thiệu, cung cấp thông tin đến cha mẹ. Đặc biệt, ngành giáo dục TP.HCM khuyến khích các trường mầm non sử dụng phần mềm SLLĐT được tích hợp trong hệ thống cổng thông tin để gửi thông báo, liên lạc với phụ huynh về tình hình học tập, sức khỏe của học sinh đến phụ huynh nhằm giảm tải sổ giấy. Mức kinh phí đối với SLLĐT không quá 40.000 đồng/học sinh/tháng và hoàn toàn tự nguyện.
NGUYỄN QUYÊN
Theo PLO
Tâm sự giáo viên: Nhà giáo đang chịu nhiều áp lực Những người làm nghề giáo hiện nay không chỉ phải chịu đựng áp lực từ phía xã hội, từ ngành mà còn phải chịu áp lực từ phía phụ huynh và thậm chí là học sinh... Ảnh minh họa Ngày xưa, nghề giáo, đặc biệt là vị trí của người thầy rất được xã hội nể trọng. Họ luôn là người mực thước,...