Khi mặt bàn học sinh thành nơi “trút bầu” văn nghệ
Nhiều học trò học văn thì dở nhưng lại “thích” làm thơ. Những câu chữ ấy lại “trút” không thương tiếc trên mặt tường, bàn ghế, hộc bàn… Có người nói vui rằng: Có một dòng “văn nghệ bàn ghế” trong thế giới học trò.
Không biết mặt bàn học sinh ở các thành phố lớn như thế nào chứ ở quê tôi luôn đầy chữ viết, hình vẽ mà những người tử tế nhìn vào thấy phát ngượng. Những “tác phẩm tuổi học trò” này làm đau đầu thầy cô giáo vì không biết tác giả cụ thể là ai.
Tuổi học trò có biết bao điều dễ thương và cũng bấy nhiêu điều kỳ lạ. Học văn thì dở nhưng lại “thích” làm thơ. Anh văn chỉ bập bẹ nhưng viết và nói tiếng bồi như… gió. Những câu chữ ấy lại “trút” không thương tiếc trên mặt tường, bàn ghế, hộc bàn… Có người nói vui rằng: Có một dòng “văn nghệ bàn ghế” trong thế giới học trò.
Bây giờ bước vào bất cứ phòng học nào ở trường phổ thông quê tôi, thấy không mặt bàn ghế nào được xem là sạch sẽ. Ở đó xuất hiện đầy đủ những thể loại “văn xuôi”, “thơ ca” và cả “hội họa” nữa.
Ngôn ngữ thể hiện ngoài tiếng Việt còn có tiếng Anh, Pháp, Nga, Hoa… có cả chữ tốc ký tiếng Việt. “Công cụ sáng tác” rất “đa hệ”: bút bi, bút máy, bút chì, bút xóa…. Đề tài mà các tác giả muốn thể hiện cũng phong phú, nhưng tập trung nhiều nhất chuyện muôn thuở vẫn cứ là… tình yêu (dù ở tuổi học trò là hơi sớm)
Video đang HOT
Dòng “văn nghệ bàn ghế” nay cũng có lắm “triết gia” bào chữa cho đề tài của chúng, chẳng hạn như câu: “Tình yêu là một thực tế khách quan tồn tại ngoài ý muốn của… học trò”. Rất nhiều sáng tác là “cóp-pi” những bậc tiền bối của thơ ca như Hồ Dzếnh, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử… Đại loại các câu như: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở”, “Nắng mưa là bệnh của trời. Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”, “Nếu phải cách xa em, anh chỉ còn bão tố”.
Còn rất nhiều câu nữa không biết xuất xứ từ đâu, nhưng đọc lên nghe cũng hay hay. Như có lần tôi vô tình đọc được mấy câu thơ trên bàn học sinh ở trường D.Đ: “Nếu mà bên ấy có buồn. Xin theo cánh bướm, chuồn chuồn sang đây”. Những câu thơ có vẻ bâng quơ ấy phần nào cũng phản ánh tâm trạng của các cô cậu chớm chuyện tình yêu.
Chắc hẳn tác giả đã “kế thừa” vào một đoạn thơ của ai đó để nói lên nỗi lòng. Đôi khi ta cũng bắt gặp tâm trạng “thất tình” khi tác giả bị ai đó nói lời từ chối. “Người ta vá áo bằng kim. Người ơi, tôi vá con tim bằng gì?”. Lắm lúc vì quá thất vọng mà “nhà thơ” cũng chẳng cần theo nguyên tắc gieo vần gì cả.”Yêu em hai chữ tình đầu. Ghét em bốn chữ giã từ biệt ly”.
Sau các kỳ thi, bàn ghế lại xuất hiện những lời “bộc bạch” để bào chữa: “Thức đêm mới biết đêm dài. Cóp-pi mới biết được bài người ta”. Bên cạnh dòng “thơ ca bàn ghế” thì văn xuôi và hội họa cũng chẳng thua kém. Về văn xuôi đó là những câu dài được trích dẫn từ bài học, để khi kiểm tra, tác giả chỉ cần nhìn xuống mặt bàn tha hồ viết, không sợ bị phát hiện.
Hay là một cuộc đối thoại “bỏ túi’ của hai người ngồi chung vị trí nhưng ở hai buổi học khác nhau: Bạn tên gì? Sinh nhật ngày tháng nào? Bạn thích màu gì?… Nhiều nhất có lẽ câu… “Anh yêu em”. Một cụm từ hơi khó nói “trắng trợn” nên được thể hiện bằng chữ viết, viết chữ Việt thấy hơi kỳ nên viết tiếng Anh là… chắc cú.
Vì thế mà trên mặt bàn lúc nào cũng thấy xuất hiện “I love you”, và cứ thế liên tục phát triển trên tường, hộc bàn, thân cây… Người viết lắm lúc ghi thẳng thừng: “H love L” chẳng hạn. Còn về hội họa thì hình ảnh mũi tên xuyên thủng trái tim có mấy giọt máu rỉ xuống luôn là đề tài được tuổi học trò thể hiện.
Có những cô cậu học trò nổi máu họa sĩ vẽ chân dung hai người nam nữ, ở giữa có dấu cộng, còn bên dưới ghi tên của hai bạn trong lớp thường ghép đôi nhau. Lắm lúc, nhiều hình ảnh của những nhân vật trong phim hoạt hình và phim truyện cũng xuất hiện trên mặt bàn. Tham khảo dòng “văn nghệ bàn ghế”, không ai tránh khỏi bực mình khi nhìn mặt bàn ghế không còn sạch đẹp.
Có nhiều trường đưa ra biện pháp xử lý nghiêm minh như buộc các em tẩy xóa, kiểm tra sơ đồ lớp học hai buổi để xác định thủ phạm, liên hệ gia đình học sinh… thậm chí là nhà trường xuất kinh phí sơn lại mặt bàn bằng một lớp keo đặc biệt để các em không thể viết chữ lên được.
Tuy nhiên đó chỉ là giải pháp tức thời, về lâu dài, cần giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bàn ghế sạch đẹp và xem đó là một trong những điều kiện để xếp loại hạnh kiểm các em.
Theo Dân Việt/Làng Cười
Không khó phân luồng học sinh
Trở ngại "phân luồng" học sinh xuất phát từ tâm lý nặng nề học cốt để đi thi, chạy theo mảnh bằng đại học.
Mổ xẻ rào cản phân luồng học sinh, nhiều nhà khoa học của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội cho hay, đây là câu chuyện khó, khi hệ thống giáo dục đi từ phổ thông, lên chuyên nghiệp, CĐ, ĐH thiếu hợp lý và không kết nối được với nhau. Đặc biệt, với một tâm lí cốt học để thi, chạy theo bằng cấp thì rất ít người chấp nhận xé rào đi học nghề, làm thợ.
Thay đổi cơ cấu giáo dục
Theo PGS.TS Đặng Danh Ánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Tư vấn KHCN cần đổi mới công tác tuyển sinh gắn chặt với chính sách phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân sao cho 50% tốt nghiệp THCS vào THPT 50% tốt nghiệp THPT của mỗi trường được dự thi ĐH số còn lại đi học nghề, TCCN và CĐ.
Học sinh cần được đánh giá, phần luồng theo năng lực
Còn GS.TSKH Nguyễn Minh Đường đề nghị đưa hệ thống giáo dục quốc dân về một đầu mối quản lý nhà nước là Bộ GD-ĐT, và sáp nhập giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục nghề làm một. Cùng với đó là cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 4 loại hình: giáo dục mầm non, trung học cơ bản, sau trung học cơ bản, đại học.
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh đến loại hình trung học cơ bản được phân thành 3 luồng.
Thứ nhất, THPT phân hóa với phần cứng và phần mềm tự chọn. Với luồng này, HS tốt nghiệp được cấp bằng THPT, ai có năng lực có thể học tiếp lên ĐH.
Thứ hai, THPT-Nghề vừa dạy văn hóa, vừa dạy nghề theo 3 lĩnh vực: THPT- nông nghiệp, THPT công nghiệp và THPT dịch vụ. Sau khi tốt nghiệp vừa có trình độ văn hóa THPT vừa có trình độ kỹ năng nghề và được cấp bằng THPT-Nghề để tìm việc hoặc đi học tiếp lên ĐH.
Thứ ba, giáo dục nghề gồm 3 trình độ liên thông: Sơ cấp- tuyển sinh tốt nghiệp THCS hoặc chưa tốt nghiệp THCS để đào tạo nghề ngắn hạn (3-6 tháng), tốt nghiệp được cấp chứng chỉ nghề để tìm việc hoặc học lên trung cấp. Trung cấp-sáp nhập trung cấp nghề và TCCN thành trung cấp. Với hệ này, tuyển sinh tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp được cấp bằng trung cấp nghề để tìm việc hoặc học lên CĐ. Cao đẳng - tuyển sinh tốt nghiệp trung cấp, THPT hoặc THPT-nghề. Tốt nghiệp được cấp bằng CĐ kỹ thuật để có thể tìm việc làm ở vị trí công nhân kỹ thuật trình độ CĐ hoặc kỹ thuật viên và có thể học tiếp lên ĐH.
Chuẩn bị sẵn tâm lí
Tiếp tục giải bài toán phân luồng, TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội khao học và kỹ thuật Hà Nội cho rằng, phải làm rõ chương trình phổ thông là 10 hay 12 năm? Phổ cập giáo dục đến đâu thì dứt khoát phải phân luồng?
Việc cải cách tiền lương cũng phải thay đổi. Có chế độ sử dụng và đãi ngộ đội ngũ thầy cô giáo theo từng loại hình trường với các mức tiền lương khác nhau. Chẳng hạn, nếu có tay nghề cao thì tiền lương phải cao hơn mức lương của người tốt nghiệp ĐH, vì đại học chỉ là lý thuyết. Với cách làm này thì sẽ khuyến khích người ta đi sâu vào tay nghề, phát huy tốt nhất những tố chất trong con người họ. Và tất nhiên, số học sinh tốt nghiệp THPT thi vào ĐH sẽ không nhiều như hiện nay nữa.
Bên cạnh đó, các em HS có học lực yếu được các thầy cô giáo động viên khuyến khích học. Đồng thời, ngay từ lớp 10 các em đã được các thầy cô làm công tác chẩn đoán, đánh giá. Từng em sẽ được biết năng lực sở trường của mình, để chuẩn bị tâm thế sau này trở thành người như thế nào.
Hiện nay, Việt Nam không đào tạo chuyên gia làm công tác hướng nghiệp. Bộ GD-ĐT cũng mới chỉ có cuốn cẩm nang "Những điều cần biết" nói về các ngành nghề. Do vậy, Bộ GD-ĐT nên nghĩ đến chuyện đào tạo nguồn nhân lực làm hướng nghiệp", TS Lâm đề nghị.
Ông Lâm cũng cho rằng, với những giải pháp đơn lẻ chưa thể khắc phục triệt để tâm lý xã hội còn quá nặng nề với triết lý học cốt để đi thi. Vì đó là bệnh của xã hội. "Những gia đình bản lĩnh, học sinh bản lĩnh nhận thức được thì sẽ làm được. Còn những ai a dua theo mọi người thì không chống được. Do vậy, phải làm đồng bộ thì mới giải quyết được bài toán phân luồng", TS Lâm nhận định.
Theo Đất việt
Nỗi khổ khi ngồi bàn học không vừa cỡ Cả bàn ghế cũ và bàn ghế thiết kế theo chuẩn mới ở nhiều trường phổ thông hiện nay đều chưa phù hợp với chiều cao học sinh các cấp. Sự bất cập này khiến học sinh phải ngồi học trong tư thế không thoải mái. Các HS lớp 3 bậc tiểu học đã bắt đầu phải khom lưng khi viết bài trong...