Khi các ông lớn bán lẻ chuyển mình thời COVID-19: Các bạn cứ ngồi yên khi Tổ quốc cần, VinMart, Coop Mart… sẽ chạy đến, không mất phí giao hàng
VinMart vừa cho ra mắt đội quân “đi chợ hộ” với 3 kênh bán hàng qua điện thoại, qua app VinID và qua website trong bối cảnh nhiều người ngại đi mua sắm trong đại dịch, với slogan “Bạn hãy ngồi yên, VinMart sẽ đến”…
“Đi chợ không sợ Cô Vy” là chiến lược một loạt doanh nghiệp công nghệ đang theo đuổi hiện nay. Thị trường “đi chợ hộ” bên cạnh Chopp, Now, thêm sự tham chiến của 2 doanh nghiệp trong lĩnh vực gọi xe – Grab và be, nay đến các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống cũng vào cuộc.
VinMart vừa cho ra mắt đội quân “đi chợ hộ” với 3 kênh bán hàng, với slogan “Bạn hãy ngồi yên, VinMart sẽ đến”. Cụ thể:
- Kênh 1 – Mua hàng qua điện thoại
Địa bàn áp dụng: Các siêu thị trên toàn quốc
Theo đó, khách hàng gọi điện tới hotline của siêu thị gần nhất để đặt hàng. VinMart cung cấp danh mục hơn 100 sản phẩm thiết yếu nhất để quý khách dễ dàng lựa chọn.
Ngoài danh mục này, VinMart phục vụ đặt hàng các mặt hàng khác còn hàng tại siêu thị. Khách hàng có nhu cầu có thể kiểm tra với nhân viên siêu thị.
- Kênh 2: Mua hàng trên app VinID
Địa bàn áp dụng: Hà Nội và TPHCM
Video đang HOT
Theo đó, khách hàng có thể mở ứng dụng VinID => Chọn VinMart Scan&Go => Chọn phương thức Giao hàng tận nơi => Lựa chọn sản phẩm bạn muốn mua.
- Kênh 3: Mua hàng online tại website Vinmart.com
Địa bàn áp dụng: Hà Nội và TPHCM
Các đơn hàng “Đi chợ hộ” đều được miễn phí giao hàng với giá trị đơn hàng từ 300.000 đồng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, trong bán kính 5km. Với các tỉnh, các đơn hàng từ 200.000 đồng sẽ được miễn phí giao hàng, cũng trong bán kính 5km.
Dịch vụ “Đi chợ hộ” của VinMart áp dụng với các đơn hàng đặt trước 18h hàng ngày, cam kết giao từ 2-4 tiếng.
Trước đó, đại gia bán lẻ hàng tiêu dùng Saigon Co.op cũng bắt tay với Grab để đưa các mặt hàng thiết yếu lên app của ông lớn trong mảng vận chuyển, với tính năng GrabMart. Mặc dù mất phí “đi chợ hộ”, nhưng dịch vụ GrabMart cam kết giao hàng tới tay khách hàng trong 1 giờ đồng hồ. Có thời gian giao hàng ngắn như vậy vì đơn hàng sẽ gửi trực tiếp từ điện thoại khách hàng tới máy nhận đơn của siêu thị, đối tác tài xế chỉ cần đến báo số đơn, nhận và giao hàng.
Bên cạnh đó, hơn 800 điểm bán của Saigon Co.op bao gồm Co.opmart, Co.opmart SCA, Co.opXtra, Co.op Food, Finelife, Co.op Smile đồng thời tăng cường đặt hàng và giao hàng qua điện thoại kể từ giữa tháng 3/2020.
Dịch vụ bán hàng tận nhà của chuỗi siêu thị này chia làm 2 kênh. Với kênh phiếu đặt hàng, Saigon Coop cho biết nhân viên siêu thị sẽ gửi đến tận nhà khách hàng phiếu đặt hàng có sẵn danh mục gồm 3 nhóm hàng (thực phẩm tươi sống; thực phẩm công nghệ thiết yếu; hóa phẩm). Khách hàng chọn lựa theo danh mục này và liên hệ siêu thị (gọi điện trực tiếp hoặc chụp hình gửi qua zalo, viber, tin nhắn …) theo số điện thoại trên phiếu đặt hàng, hàng sẽ được đưa tới nhà. Danh mục hàng hóa trong phiếu đặt hàng có thời gian sử dụng trong vòng 7 ngày từ ngày thứ 5 đến thứ 4 hàng tuần. Hạn cuối siêu thị nhận phiếu vào lúc 20h thứ 3 hàng tuần.
Một kênh đơn giản hơn là đặt hàng qua điện thoại. Phía Co.op Food cho biết chuỗi siêu thị này sẽ miễn phí giao hàng với đơn hàng từ 200.000 đồng, trong bán kính 5km.
Kênh bán hàng phi truyền thống cũng được các ông lớn trong ngành thực phẩm triển khai. CTCP Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Vissan) dù chưa đủ nguồn lực triển khai bán hàng online nhưng cũng triển khai bán hàng qua điện thoại. Theo đó, 55 cửa hàng giới thiệu sản phẩm chuyển thành 55 “hub” bán hàng để phục vụ bán hàng qua điện thoại cam kết vận chuyển tận nơi trong 2 giờ đồng hồ.
Thit mát MEATDeli của Masan cũng thực hiện dịch vụ giao hàng tận nhà cho khách hàng, phí ship từ 23.000 – 30.000 đồng.
Bình An
Siêu thị, doanh nghiệp cam kết cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, không tăng giá
Các siêu thị đang tích cực tăng lượng hàng hóa thiết yếu và cam kết không tăng giá để phục vụ người dân khi Hà Nội có bệnh nhân đầu tiên dương tính với Covid-19 vào 22h đêm ngày 6/3.
Sau khi nhận được thông báo Hà Nội có 1 ca dương tính với Covid-19, ngay lập tức trong đêm, hàng ngàn người dân tìm đến các siêu thị tiện lợi và cửa hàng bán lẻ để tích trữ đồ dùng thiết yếu. Hầu hết các siêu thị như Big C, Vinmart, T-mart, Thành Đô... đông nghẹt người mua hàng. Có những người phải chờ 1-2 giờ để được thanh toán với hóa đơn vài triệu đồng.
Hiện tại, trên toàn thành phố có 142 siêu thị, 128 chuỗi cung ứng thực phẩm, hơn 450 chợ và trên 1.000 điểm bán hàng bình ổn. Lượng hàng hóa, nhu yếu phẩm để phục vụ người dân đã được lên kế hoạch từ trước, thậm chí khi dịch bùng phát ở mức độ cao nhất.
Liên hệ với các siêu thị và các công ty cung ứng thực phẩm tại Hà Nội, tất cả đều cam kết sẽ không tăng giá và sẽ cung ứng lượng hàng hóa lên gấp 2-3 lần ngày thường để phục vụ người dân.
Nguồn cung thực phẩm và các sản phẩm thiết yếu tại các siêu thị trên địa bàn TP. Hà Nội rất dồi dào.
Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam khuyên mọi người hết sức bình tĩnh vì nguồn cung tại thị trường Hà Nội rất dồi dào. Các siêu thị và các nhà bán lẻ đã có những phương án dự phòng từ trước Tết để đối phó với dịch Covid-19. Vì vậy, người dân không nên đổ xô đi mua quá nhiều hàng tích trữ vào thời điểm này, vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho tư thương lợi dụng tăng giá, móc túi người tiêu dùng".
Theo chị Lê Kim Ngân (Công ty Gạo Thái Dương), công ty cam kết không tăng giá bán đối với tất cả các sản phẩm gạo trong thời gian tới. "Sản lượng gạo dự trữ của công ty tôi còn rất nhiều. Mỗi ngày, công ty có thể cung ứng cho thị trường khoảng 10 tấn gạo các loại. Hệ thống các siêu thị phân phối, bán lẻ sản phẩm gạo sẽ có hàng phục vụ hàng ngày. Hy vọng mọi người bình tĩnh và hạn chế đến những nơi quá đông người, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và luôn rửa tay sạch hàng giờ. Đó mới là giải pháp tốt nhất trong thời gian này" - chị Ngân nhấn mạnh.
Các doanh nghiệp cam kết đảo đảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường, giữ ổn định tâm lý thị trường.
Chị Ngọc Minh, một công ty nông sản tại miền Nam cho biết, thời điểm này đang là thời điểm thu hoạch chính trong năm nên sản lượng rất nhiều. Doanh nghiệp chúng tôi luôn đồng hành cùng chính quyền và người dân TP. Hà Nội đẩy lùi dịch bệnh. Mọi người không cần phải lo lắng, ồ ạt đi mua đồ dự trữ, hay di chuyển khỏi nơi cư trú. Những điều này hoàn toàn không cần thiết và chỉ khiến công tác kiểm soát dịch bệnh thêm khó khăn.
Vu Thi trương trong nươc (Bô Công Thương) cho biêt: Bô Công Thương có phương án điều tiết nguồn hàng từ các nhà cung cấp, từ các điểm bán hàng ngoài Hà Nội để tăng lượng cung ứng cho địa bàn thành phố Hà Nội. Bộ cũng đã chỉ đạo Sở Công Thương thành phố Hà Nội, bám sát tình hình thị trường, trực tiếp kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn triển khai các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường, giữ ổn định tâm lý thị trường.
"Hiện việc kiểm soát dịch bệnh và bảo đảm nguồn cung hàng hóa đang được Chính phủ và các Bộ triển khai quyết liệt và sát sao nên người dân tại thành phố Hà Nội không nên quá hoang mang, lo lắng", Vu Thi trương trong nươc khăng đinh.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống Covid-19 của TP Hà Nội vừa diễn ra, Bí thư thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ cũng khẳng định, Hà Nội sẽ cung cấp đủ nhu yếu phẩm cho người dân. Mong người dân hãy bình tĩnh, không nên đổ xô đi mua hàng siêu thị.
Theo Dân Việt
Đi chợ "kiểu 4.0" lên ngôi mùa dịch Covid-19 Thời dịch bệnh, nhiều người đã lựa chọn mua sắm trực tuyến hay thanh toán online thay vì tiền mặt để hạn chế lây nhiễm. Các hệ thống bán lẻ có cơ hội tung ra hàng loạt các dịch vụ mới mẻ, an toàn cho khách hàng. Hạn chế đến nơi đông người, "đi chợ" ở nhà lên ngôi Thế giới đang "sốt"...