Khi bảo tàng lưu giữ những giấc mơ
Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã tác động mạnh tới tâm trí của con người không chỉ lúc thức mà ngay cả trong khi ngủ.
Bảo tàng London (Anh) sẽ là nơi lưu giữ những giấc mơ Ảnh: TRAVEL CHANNEL
Để lưu giữ lại những khoảnh khắc đó, Bảo tàng London (Anh) sẽ thực hiện Dự án sưu tập những giấc mơ của người dân trong thành phố thời gian đại dịch Covid-19 xảy ra, nhằm góp phần lưu giữ những tư liệu về thời kỳ đầy biến động này.
Không chỉ là giấc mơ
Đại dịch Covid-19 đã và đang khiến tinh thần và tâm lý rất nhiều người bị tổn thương. Ở lĩnh vực sức khỏe tâm thần, các chuyên gia cho rằng đại dịch này đang gây ra một cú sốc lớn, stress nặng cho con người. Cả thế giới đang sống chung với đại dịch Covid-19, cùng với đó là nỗi lo về sức khỏe, gia đình, tài chính và vấn đề việc làm đang trở thành áp lực của hàng triệu người. Hạn chế đi lại, thăm người thân, hạn chế tham gia các hoạt động giải trí, đặc biệt là việc nhiều công ty buộc phải cắt giảm nhân sự, giảm lương, hàng loạt người lao động phải nghỉ việc, kinh tế suy thoái… dẫn đến các căng thẳng vượt quá mức chịu đựng của người bình thường.
Hiện nay, trên các phương tiện truyền thông hay các số liệu báo cáo trên thế giới đều cho rằng khi đại dịch đã gây ra gánh nặng tâm lý rất lớn, tạo ra áp lực căng thẳng về đời sống tinh thần cho mọi người. Theo một khảo sát do trường King’s College London (Anh) phối hợp với hãng Ipsos MORI thực hiện và công bố hồi tháng 6, cuộc khủng hoảng Covid-19 trên toàn cầu có thể tác động tới tâm trí của con người không chỉ lúc thức mà cả trong lúc ngủ.
Và một dự án đặc biệt mang tên “Guardians of Sleep” (Người canh giấc ngủ) đã được hình thành nhằm sưu tập những giấc mơ dưới hình thức các câu chuyện truyền miệng. Dự án do Bảo tàng London (Anh) phối hợp với bảo tàng Những giấc mơ ở Đại học Western (Canada) thực hiện. Cụ thể, dự án sẽ được thực hiện vào tháng 2.2021, trong đó người dân được mời tới để kể về những giấc mơ của họ trong thời gian đại dịch Covid-19 xảy ra. Những người ghi chép lại các câu chuyện đều là các chuyên gia quốc tế đã được tập huấn bài bản. Các cuộc trao đổi có thể kéo dài khoảng 30 phút và sẽ được lựa chọn kỹ trước khi đưa vào bộ sưu tập.
Mở rộng định nghĩa về “các hiện vật trưng bày”
Video đang HOT
Ý tưởng trên được đưa ra sau khi bảo tàng nhận thấy đại dịch Covid-19 đã thay đổi cuộc sống của người dân tại thủ đô của nước Anh không chỉ qua từng ngày mà cả qua từng giấc ngủ và giấc mơ của họ. Vượt qua khía cạnh sưu tập tư liệu, dự án cũng sẽ mở rộng khai thác khía cạnh những giấc mơ có thể sẽ phản ánh những vấn đề về sức khỏe tâm thần và cách con người đối phó với những áp lực từ bên ngoài, đặc biệt là trong những thời điểm khủng hoảng.
Bảo tàng rất đa dạng, lưu giữ nhiều hình thức hiện vật khác nhau từ văn hóa, quân sự, cho đến lịch sử. Trên thế giới, rất nhiều bảo tàng nổi tiếng đóng vai trò quan trọng, bởi lẽ những hiện vật trong đó là minh chứng, giải thích rõ ràng nhất cho sự phát triển hay lụi tàn của một nền văn minh. Nhiều bảo tàng lưu giữ những hiện vật là nút thắt cho sự phát triển của con người. Do đó, Dự án kể về đại dịch Covid-19 qua những giấc mơ do Bảo tàng London (Anh) phối hợp với Bảo tàng Những giấc mơ ở Đại học Western (Canada) thực hiện cũng là cách tốt nhất góp phần lưu giữ những tư liệu về thời kỳ đầy biến động này.
Người phụ trách công nghệ tại Bảo tàng London, Foteini Aravani cho biết việc ghi lại những giấc mơ cũng là một cách để bảo tàng có thể lưu giữ trải nghiệm quan trọng của người dân trong thời kỳ đại dịch và mở rộng định nghĩa về “các hiện vật trưng bày”. Thông thường, khi sưu tập những giấc mơ, các bảo tàng thường thực hiện dưới dạng phản ánh qua những ấn tượng nghệ thuật bằng các tác phẩm như tranh vẽ hoặc bản phác thảo. Tuy nhiên, cách làm này có hạn chế là không thực sự gần gũi với mọi người. Bảo tàng London sẽ sưu tập những giấc mơ như dưới dạng những câu chuyện được kể lại trực tiếp, với mục đích tạo ra một cách tường thuật cảm xúc và mang màu sắc cá nhân hơn về cuộc khủng hoảng hiện tại cho thế hệ sau.
Trong khi đó, đại diện bảo tàng Những giấc mơ cho rằng nghiên cứu với Bảo tàng London nhằm cung cấp một nguồn thông tin phong phú để tìm hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của giấc mơ với vai trò như một cơ chế giúp vượt qua khủng hoảng xã hội.
Những bảo tàng khoa học nổi tiếng nhất thế giới
Bảo tàng là nơi lưu giữ tư liệu khoa học và sự hiểu biết của nhân loại, nhưng không phải tất cả các bảo tàng khoa học đều giống nhau. Một số bảo tàng nổi bật nhờ sự vĩ đại và chất lượng của những cuộc triển lãm được tổ chức tại đó.
Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại London. Ảnh: Flickr
Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại London
Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London là một trong những bảo tàng khoa học tuyệt vời nhất thế giới. Đây cũng là một trong những bảo tàng lâu đời nhất và nổi tiếng trong danh sách bình chọn quốc tế. Với các triển lãm đầy cảm hứng được gói gọn trong một kiệt tác thiết kế kiến trúc, bảo tàng này là nơi không thể bỏ qua cho bất kỳ ai ghé thăm London. Đúng như tên gọi, chủ đề chính của bảo tàng là lịch sử tự nhiên, là nơi lưu giữ các bộ sưu tập về động vật, thực vật, sinh học, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên. Bảo tàng mở cửa lần đầu tiên vào năm 1881 và đón khoảng 5 triệu du khách mỗi năm.
Bảo tàng Exploratorium
Exploratorium ở San Francisco (Mĩ) có đầy đủ các triển lãm hấp dẫn về giáo dục. Nó thực sự phù hợp với biệt danh "Ngôi nhà khoa học vui vẻ", mang đến những trải nghiệm rất khác biệt. Đội ngũ thiết kế đã tạo ra một không gian hiển thị những khía cạnh kỳ lạ nhất, tuyệt vời nhất và thú vị nhất về khoa học. Bảo tàng này có thể mê hoặc tâm trí những vị khách trẻ tuổi. Nhiệm vụ chính của nó là tạo ra các nhà khoa học trẻ bằng cách cho họ thấy khoa học thú vị như thế nào. Giám đốc Bảo tàng cho biết: "Tầm nhìn của chúng tôi là một thế giới, nơi mọi người nghĩ cho bản thân họ và có thể tự tin đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi và hiểu thế giới xung quanh họ".
Bảo tàng Vận tải
Bảo tàng Vận tải ở Thụy Sĩ. Ảnh: Flickr
Bảo tàng Vận tải Thụy Sĩ (Verkehrshaus der Schweiz) nằm ở Lucerne, nơi trưng bày rất nhiều phương thức vận chuyển khác nhau. Hầu hết các cuộc triển lãm là các mô hình xe hơi Thụy Sĩ từ đầu những năm 1900 trở đi, bao gồm máy bay, xe lửa, cửa hàng và một số công nghệ truyền thông. Bảo tàng mở cửa vào năm 1959 và nhanh chóng trở thành bảo tàng nổi tiếng nhất Thụy Sĩ.
Bảo tàng Hàng không và Không gian quốc gia
Bảo tàng Hàng không và Không gian quốc gia ở Washington (Mĩ) là một phần của Viện Smithsonian và là một trong những bảo tàng khoa học đầy đủ nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong những bảo tàng lịch sử hàng không và con người tốt nhất thế giới. Các cuộc triển lãm trong bảo tàng sẽ đưa bạn vào một bữa tiệc thị giác. Từ nỗ lực đầu tiên để hoàn thiện đường bay thẳng đến những thành tựu đáng kinh ngạc để chinh phục không gian. Nếu bạn yêu thích khoa học và công nghệ, đặc biệt là ngành hàng không, đây là nơi bạn nhất định phải đến cùng bạn bè và gia đình.
Bảo tàng Te Papa tại Wellington
Bảo tàng Te Papa tại Wellington, New Zealand. Ảnh: Flickr
Bảo tàng Te Papa ở Wellington cũng chính là bảo tàng quốc gia của New Zealand. Bảo tàng đã mở cửa từ năm 1998, sau khi sáp nhập với Bảo tàng Quốc gia và Phòng Triển lãm Nghệ thuật Quốc gia. Các triển lãm tại đây không chỉ mang tính khoa học tự nhiên, mà còn là các bộ sưu tập lớn hóa thạch, khảo cổ học, mẫu vật thực vật, cũng như một loạt động vật lưỡng cư, bò sát và động vật có vú. Te Papa còn có nhiều triển lãm về nghệ thuật, lịch sử, văn hóa.
Bảo tàng Universeum ở Thụy Điển
Universeum là một điểm dừng chân hoàn hảo cho cả gia đình. Nơi đây được thiết kế riêng cho trẻ em, bao gồm triển lãm, màn hình tương tác và một bể cá. Thậm chí còn có một "khu rừng nhiệt đới" ba tầng với rất nhiều cư dân nhỏ. Trong khi niềm vui tại đây chủ yếu hướng đến trẻ em, thì người lớn cũng có rất nhiều thứ để khám phá. Ở đây, động vật và thiên nhiên pha trộn với công nghệ mới, mang lại trải nghiệm khá thú vị. Du khách có thể đi trên một khu rừng nhiệt đới hoặc lặn xuống vực sâu trong đại dương. Đó sẽ là những cuộc phiêu lưu khó quên.
Thành phố Khoa học và Công nghiệp
Thành phố Khoa học và Công nghiệp ở Paris. Ảnh: Flickr
Thành phố Khoa học và Công nghiệp ở Paris (Pháp) được cho là bảo tàng khoa học lớn nhất châu Âu. Vào năm 2016, Bảo tàng đã kỷ niệm 30 năm thành lập, nó được xây dựng trên địa điểm khai hoang của khu giết mổ Napoleon. Bảo tàng từng tổ chức hàng loạt triển lãm hấp dẫn bao gồm khám phá, y học, không gian, thực vật học và công nghiệp. Ngoài ra còn có một cung thiên văn ấn tượng, một tàu ngầm, nhà hát IMAX, và sân chơi dành cho trẻ em.
Nơi đây thu hút khoảng 5 triệu du khách mỗi năm và là một trong những điểm khám phá nổi tiếng nhất Paris. Nhiệm vụ của bảo tàng là truyền bá kiến thức khoa học và kỹ thuật trong cộng đồng, đặc biệt là cho giới trẻ, thúc đẩy sự quan tâm của công chúng đối với khoa học, nghiên cứu và công nghiệp.
Theo Interestingengineering
Phát hiện tàn tích siêu hiếm của người lính thời Trung cổ Các thợ lặn và nhà khảo cổ học ở Litva đã bất ngờ tìm thấy hài cốt của người lính thời Trung cổ trong một hồ nước. Khám phá này mang đến cho các nhà nghiên cứu cơ hội hiểu thêm về con người thời Trung cổ. Những tàn tích còn sót lại của người lính thời Trung cổ. Nhiều đồ đạc cá...