Khánh thành bàn giao phòng học tại Trường Tiểu học Mường Lống 2 (Kỳ Sơn)
Sáng 16/4, tại xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn ( Nghệ An), Công ty CP Trung Đô phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức khánh thành và bàn giao phòng bán trú cho Trường Tiểu học Mường Lống 2.
Dự và chứng kiến lễ khánh thành có đại diện UBND huyện Kỳ Sơn, UBND xã và hơn 200 thầy và trò Trường Tiểu học Mường Lống 2.
Các đại biểu, nhà tài trợ và các em học sinh dự lễ khánh thành và bàn giao phòng học tại Trường Tiểu học Mường Lống 2. Ảnh: Nguyễn Hải
Công trình phòng học bán trú cho Trường Tiểu học Mường Lống 2 được khởi công xây dựng đầu tháng 12/2020 do Công ty CP Trung Đô tài trợ thông qua kết nối của Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Công trình có tổng trị giá 470 triệu đồng, trong đó 390 triệu đồng xây dựng 2 nhà bán trú, 5 nhà vệ sinh khép kín và một số thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho học sinh bán trú trị giá gần 80 triệu đồng.
Cắt băng khánh thành và bàn giao phòng học bán trú cho thầy trò Trường Tiểu học Mường Lống 2. Ảnh: Nguyễn Hải
Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Nguyễn Duy Hiền – Giám đốc Công ty CP Trung Đô chúc mừng thầy và trò nhà trường đã có công trình nhà học mới. Chân thành cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ của huyện Kỳ Sơn và các đơn vị liên quan để giúp công trình thi công đúng tiến độ.
Đây là tấm lòng, tình cảm của Công ty chia sẻ, hỗ trợ thầy và trò vùng cao đặc biệt khó khăn Kỳ Sơn; mong thầy cô giữ vững phong trào thi đua dạy tốt,dạy dỗ các em vượt qua khó khăn, học tập và rèn luyện để trở thành người có ích cho quê hương đất nước.
Video đang HOT
Đại diện nhà tài trợ và UBND huyện Kỳ Sơn trao các phần quà và bánh kẹo cho học sinh Tiểu học bán trú tại Trường. Ảnh: Nguyễn Hải
Tại buổi lễ, đại diện UBND huyện Kỳ Sơn chân thành cám ơn sự chia sẻ, giúp đỡ tận tình các nhà tài trợ; đồng thời cho biết: Do địa bàn rộng và nguồn lực hạn chế nên mặc dù cố gắng nhưng việc đầu tư, kiên cố trường lớp gặp nhiều khó khăn.
Địa bàn xã Mường Lống có 2 trường tiểu học, trong đó Trường Tiểu học Mường Lống 2 đóng tại bản Sa Lầy, cách trung tâm xã khoảng 4 km, điều kiện đi lại đặc biệt khó khăn, dù cố gắng nhưng huyện mới chỉ đầu tư được 7 phòng học kiên cố, còn 5 phòng học tạm và thiếu nhà vệ sinh. Điểm trường có 200 học sinh ở 5 độ tuổi, trong đó 79 học sinh học bán trú, khi chưa được xây dựng, vào mùa mưa và nhất là mùa đông đến điều kiện học hành, ăn ở của thầy và trò rất khó khăn.
Học sinh rửa tay tại nhà vệ sinh mới được bàn giao sau giờ học. Ảnh: N.H
Xã Mường Lống nằm cách thị trấn Mường Xén khoảng 50 km về phía Đông Bắc và là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Sơn. Xã gồm 13 bản, chủ yếu là đồng bào Mông với hơn 885 hộ/4.731 nhân khẩu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tỷ lệ hộ nghèo hiện còn trên 35%, hộ cận nghèo 40,01%.
Tủa Chùa - Điện Biên: Trẻ đến trường trong cơn khát nước
Những ngày gần đây, Tủa Chùa - Điện Biên được "giải nhiệt" bằng một vài cơn mưa rải rác. Nhưng nhiều nơi trên địa bàn, những đứa trẻ vẫn phải đến trường cùng cơn khát.
Cô giáo Nguyễn Thị Thương, giáo viên Trường Mầm non Sính Phình (xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa) gạn từng gáo nước dưới đáy mó cạn kiệt cách xa trường hơn 1km.
Bể nước chỉ để... ngắm
Đã gần 10 năm gắn bó với Trường Mầm non Sính Phình, cô giáo Nguyễn Thị Thương thấu hiểu được nỗi vất vả, nhọc nhằn vì thiếu nước nơi đây. Ngay cạnh trường có bể nước đó nhưng cũng chỉ để "ngắm" bởi không có nguồn nước nào dẫn tới được bể.
Cô Thương cho biết, mó nước cách trường khoảng hơn 1km. Hàng ngày, các cô phải tranh thủ nghỉ trưa hoặc tan giờ thay nhau dùng can đi lấy nước. Nhiều thì không chở được, mà muốn lấy nhiều cũng khó vì mó nước đến lượt mình múc cũng đã gần cạn rồi. Nước lấy về cũng chẳng đủ để tắm rửa, nấu cơm, mọi thứ sinh hoạt mà thiếu nước cực kỳ vất vả.
Theo bà Nguyễn Thị Xuân, Hiệu trưởng Trường Mầm non Sính Phình, khó khăn nhân lên khi nhà trường bắt đầu nấu ăn cho học sinh bán trú. Bởi không biết là nước có đảm bảo hay không. Cứ nhìn rồi nghĩ là sạch thì cô và trò cùng dùng để nấu ăn. Nhà trường cũng mong muốn được đầu tư xây dựng bể nước ngầm chứa - hứng nước mưa để dùng.
Không chỉ riêng Sính Phình. Chuyện thiếu nước vào mùa khô xảy ra ở hầu hết các xã vùng cao của huyện Tủa Chùa như: Lao Xả Phình, Trung Thu, Tả Sìn Thàng, Tủa Thàng... Thiếu nước sinh hoạt đang là vấn đề gây khó khăn, trở ngại cho việc duy trì chất lượng dạy và học của các trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn xã Trung Thu.
Hai cấp tiểu học và THCS trên địa bàn hiện có gần 550 em đang sinh hoạt tập trung theo hình thức bán trú. Việc cung cấp nước sinh hoạt tại các đơn vị trường học vào các tháng mùa khô này chủ yếu ưu tiên dành cho các bữa ăn và nhu cầu sử dụng khác ở mức tối thiểu. Các nhu cầu sinh hoạt khác như tắm, giặt... học sinh phải tự đi lấy nước từ các nguồn khác nhau ở các khe suối, mó nước xa trường học.
Tuy nhiên, trường lo lắng tình trạng khô hanh kéo dài thì việc thiếu nước sinh hoạt sẽ trầm trọng hơn. Bởi mùa khô ở các xã vùng cao của huyện Tủa Chùa thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giáo viên và học sinh phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt trong nhiều tháng.
Cô Hoàng Thị Ngọc, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học cơ sở (THCS) Trung Thu (Tủa Chùa - Điện Biên) cho biết, hai mẹ con cô mỗi năm mất chừng 8 tháng chống chọi với "cơn khát" nước sinh hoạt. Vào mùa khô, cô phải vượt trên 1km mới đến được "mó nước".
Những hôm may mắn, đi sớm, cô Ngọc gánh về được chừng 2 can đầy. Thế là cả ngày hôm đó mấy mẹ con vui lắm vì có thể "xúng xính" nước sài. Nhưng cũng có những hôm lại trở về tay không vì đã đến giờ lên lớp mà vẫn chưa đến lượt.
Câu chuyện thiếu nước sinh hoạt còn hiện hữu ở hầu hết các bản trong xã, nhiều khu dân cư bắt đầu khốn khó do thiếu nước sinh hoạt. Hệ thống nước tự chảy qua nhiều năm bị hư hại, chưa kể nguồn nước cũng suy giảm, người dân buộc phải dè sẻn, tích trữ nước để dùng.
Học sinh Trường PTDTBT THCS Trung Thu đi gánh nước sau giờ học.
Để giáo viên không là phu cõng nước
Trước những áp lực, hàng loạt giải pháp mang tính cấp bách đã được vận dụng. Chính quyền các địa phương vận động người dân nạo vét nguồn nước, sửa chữa đường ống dẫn. Kêu gọi người dân có ý thức tiết kiệm nước. Cô Hoàng Thị Ngọc cho biết rằng, lâu nay, bà con ở đây dùng nước tự chảy không phải trả tiền. Mùa có nước bà con thường có thói quen xả nước chảy cả ngày lẫn đêm. Học sinh cũng theo thói quen cố hữu đó, chưa biết tiết kiệm.
"Đến việc nhỏ nhất như rửa tay xong thì khóa vòi nước, thầy cô cũng phải nhắc nhở từng em. Nhà trường vận động, dặn dò các em, đồng thời tuyên truyền phụ huynh các em chung tay tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước", cô Ngọc tâm sự.
Ông Vừ A Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa cho biết, đã chuẩn bị một số giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân, giáo viên và học sinh. Đẩy mạnh nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ, vận hành khai thác công trình sau đầu tư và sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm. Thành lập, kiện toàn các tổ, đội quản lý, vận hành, khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn. Kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành quy định hỗ trợ nguồn kinh phí để vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình.
Huy động các nguồn vốn, ưu tiên sửa chữa, nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước tập trung. Tính toán hợp lý quy mô công trình xây mới để vừa có thể đảm bảo phục vụ nhu cầu bền vững. Đầu tư gắn liền với quản lý, đảm bảo phát huy hiệu quả. Cùng với đó là tăng cường tuyên truyền vận động bảo vệ và phát triển rừng để đảm bảo nguồn nước thường xuyên, bền vững cho các công trình.
Đối với những bản không có nguồn nước chủ động, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham mưu để kiến nghị tỉnh xem xét đầu tư trong thời gian tới. Chỉ đạo các xã lồng ghép với chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc để hỗ trợ bình chứa nước, tích nước. Khuyến khích cho người dân xây dựng các bể chứa tích nước vào mùa mưa.
Trong khi chờ các dự án cấp nước được phê duyệt, sửa chữa, khởi công, thì hàng ngày hàng nghìn học sinh và giáo viên các xã vùng cao huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên vẫn phải mang can đi nhiều cây số tìm nguồn nước. Hơn bao giờ hết, giáo viên, học sinh và người dân nơi đây mong sớm có một dự án cấp nước sinh hoạt mang tính lâu dài và bền vững để xoá đi cảnh "khát nước" đã kéo dài nhiều năm, để cuộc sống sinh hoạt, giảng dạy và học tập ổn định hơn.
Xây mới 1.000 nhà vệ sinh trường học: Sức khỏe học đường là tương lai tầm vóc Việt Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam H'Hen Niê hai lần nghẹn ngào vì quá xúc động, khi phát biểu tại lễ phát động "Điều ước cho em" - một chương trình thiện nguyện mà cô là Đại sứ. Trước hình ảnh thiếu thốn những điều thiết yếu như bữa ăn, lớp học, nhà vệ sinh của các học sinh vùng khó khăn trên...