Kháng thuốc: SOS
Hiện nay, nhiều người chỉ mới cảm sốt hay ho, dù chưa cần dùng nhưng cũng có thể tự ý sử dụng kháng sinh. Và tình trạng người bán thuốc vào vai bác sĩ vẫn diễn ra phổ biến tại các nhà thuốc… Báo Nghệ An ghi nhận ý kiến của những người liên quan.
Chị N.T.L, 33 tuổi, phường Hưng Dũng:
“Con tôi 5 tuổi, ho sốt 2 hôm nay nên tôi ra mua thuốc về cho con uống. Những lần trước mua thuốc ở đây về tôi thấy con thôi bệnh, khỏe nhanh. Tôi vẫn biết là cho con đi khám bệnh, điều trị thì tốt hơn nhưng đi bệnh viện thì phải chờ đợi rất lâu, tốn kém đã đành, nhiều khi vào viện có nhiều cháu mắc bệnh khác lại lây sang con mình thì khổ. Nói chung thì người bán cho mình thuốc gì, hướng dẫn sử dụng sao thì mình biết theo vậy thôi…”.
Chủ một nhà thuốc đường Nguyễn Phong Sắc, thành phố Vinh:
“Là dược sĩ, cũng được học hành, nghiên cứu đầy đủ nên hiểu rõ công dụng, hướng dẫn liều lượng cho người mua chứ. Tôi biết là tự ý bán thuốc kê đơn là không đúng nhưng mình không bán thì họ cũng sang nhà thuốc khác mua thôi. Vừa rồi, tôi cũng đã được tập huấn về việc kết nối nhà thuốc nhưng thấy rối rắm quá, như phải nhập thông tin người mua, tên thuốc, giá thuốc; rồi phải mua máy tính, nối mạng, trả tiền phần mềm… Chỗ mình nhà thuốc đạt chuẩn GPP rồi thì đáng lo chi. Nên lo là thuốc bán trên mạng kìa”.
Bác sĩ CKI Ngô Nam Hải – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, chống độc, thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh:
Vấn đề kháng thuốc, ngoài nhận thức của người dân còn có lỗi lớn của người bán thuốc. Người bán thuốc đang bán kháng sinh vô tội vạ. Họ dựa trên những đơn thuốc cũ của bác sĩ để tự ý kê, bán thuốc cho người bệnh có triệu chứng tương tự. Trong khi bệnh lý, biểu hiện giống nhau nhưng ở mỗi người lại phải dùng thuốc khác nhau. Phải hiểu rằng: Dược sĩ, người bán thuốc không có khả năng kê đơn, không được phép tự ý bán thuốc kháng sinh.
Tình trạng kháng thuốc còn do một số bác sĩ ở phòng khám tư. Các bác sĩ này muốn bệnh nhân khỏi bệnh thật nhanh mà không suy xét hậu quả sau này khi cho bệnh nhân sử dụng phổ kháng sinh rất rộng, diệt nhiều loại vi khuẩn. Trong người chúng ta có rất nhiều loại vi khuẩn, có vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi. Việc dùng phổ kháng sinh rộng khiến cả quần thể vi khuẩn thay đổi, biến đổi gen để chống lại kháng sinh phổ rộng, chưa kể đến nhiều vi khuẩn có lợi cũng bị diệt đi.
Trước đây, ở Bệnh viện Đa khoa thành phố rất ít vi khuẩn kháng thuốc; nhưng bây giờ vi khuẩn kháng thuốc rất là nhiều. Vi khuẩn có ở những bệnh nhân nặng được các bệnh viện tuyến Trung ương chuyển về điều trị, thở máy tại đây. Nhiều vi khuẩn kháng hết tất cả các loại kháng sinh. Phải nói rằng, bác sĩ tuyến trên dùng kháng sinh rất mạnh, phổ rất rộng.
Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Anh Sơn – Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An:
“Kháng thuốc có thể chia làm 2 loại: kháng thuốc trong bệnh viện và kháng thuốc trong cộng đồng. Các nghiên cứu đã chứng minh những bệnh nhân nằm viện một thời gian dài sẽ xuất hiện kháng thuốc. Và kháng thuốc cộng đồng là do lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài nguyên nhân ở người dân, dược sĩ, người bán thuốc, bác sĩ thì một nguyên nhân lớn nữa là do việc lạm dụng kháng sinh trong việc trồng trọt, chăn nuôi, thực phẩm chứa kháng sinh.
Nghệ An đang có nhiều bệnh nhân kháng thuốc. Năm 2016, UBND tỉnh có đặt hàng cho Sở Y tế Nghệ An đề tài nghiên cứu tình trạng kháng thuốc ở trẻ em, người lớn nói chung. Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An có tham gia đề tài tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện. Qua quá trình 2 năm thực hiện, có 600 bệnh nhân đã được lựa chọn nghiên cứu. Trong đó, có 18% bệnh nhân có vi khuẩn mọc, tức là ít nhất kháng từ 1 loại kháng sinh trở lên.
Video đang HOT
Khi bệnh nhân kháng thuốc, phải nói rằng cực kỳ khó khăn để điều trị. Bệnh nhân kháng thuốc có 2 mức độ là kháng thuốc và đa kháng. Với bệnh nhân kháng thuốc, chúng tôi sẽ hội chẩn các khoa liên quan để tìm phác đồ điều trị phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả điều trị, không để tác dụng phụ cho bệnh nhân. Ở bệnh viện đã gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhân kháng thuốc đa kháng (kháng 3 kháng sinh trở lên, 2 nhóm kháng sinh khác nhau).
Với bệnh nhân đa kháng, ngoài hội chẩn trong bệnh viện còn cần phải hội chẩn với tuyến trên, để tìm ra phác đồ điều trị hiệu quả người bệnh. Điều trị bệnh nhân đa kháng rất là khó, nhiều khi mình phải chấp nhận những thuốc có thể để lại tác dụng phụ nhằm bảo toàn tính mạng bệnh nhân”.
Dược sĩ Trần Minh Tuệ – Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An:
“Đầu năm 2018, Bộ Y tế đã ban hành “Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020″. Sở Y tế Nghệ An đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án này. Sau khi có Quyết định của UBND tỉnh, Sở Y tế – cơ quan chủ trì, chỉ đạo đã tiến hành thành lập ban chỉ đạo và triển khai phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và các sở ban, ngành, địa phương liên quan, như Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm tuyên truyền về vấn đề kháng thuốc, kê đơn và bán thuốc kê đơn…
Ngành y tế cũng tiến hành đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về vấn đề kê đơn, bán thuốc cho các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, người tham gia vào chuỗi cung ứng thuốc, người bán thuốc. Ngành y tế đã giao cho Trường Đại học Y Vinh thực hiện nghiên cứu vấn đề kê đơn và nhận thức người dân. Cùng với đó, Sở Y tế cũng đã thành lập các đoàn thanh tra kiểm tra vấn đề kê đơn và bán thuốc kê đơn trong địa bàn toàn tỉnh.
Đặc biệt, trong năm 2018, Nghệ An triển khai sớm việc kết nối liên thông các cơ sở bán lẻ thuốc. Khi liên thông, chúng ta sẽ kiểm soát được nguồn gốc, xuất xứ của thuốc và quan trọng nhất là hạn chế được tình trạng bán thuốc không kê đơn. Hiện nay, vấn đề kết nối đã được triển khai tới tất cả các nhà thuốc, một số quầy thuốc. Nghệ An đặt ra lộ trình đến hết năm 2019 sẽ kết nối 100% cơ sở bán lẻ thuốc trên tỉnh Nghệ An.
Hiện nay, vấn đề kiểm soát kê đơn và bán thuốc kê đơn, ngành y tế rất chú trọng và thực hiện quyết liệt. Tuy nhiên, việc thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn ở nhận thức của người dân vẫn đến cơ sở mua thuốc để tự điều trị. Thứ đến, người bán vẫn không tuân thủ các quy định. Chế tài xử lý vi phạm bán thuốc kê đơn chưa đủ sức răn đe, theo Nghị định 176 thì nếu vi phạm chỉ phạt từ 200.000-500.000 đồng/lần. Việt Nam cũng chưa có chế tài để xử lý những cơ sở bán lẻ thuốc không thực hiện kết nối liên thông”.
Sở Y tế Nghệ An kiểm tra việc bán thuốc theo đơn ở một quầy thuốc.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, 90% số nhà thuốc tại Việt Nam bán thuốc kháng sinh không kê đơn, 87% người dân có thể dễ dàng đến nhà thuốc mua kháng sinh không theo đơn của bác sĩ.
Hàng năm, trên thế giới có hàng triệu người chết do kháng thuốc, trong đó có 1,4 triệu trẻ em. Nếu kháng thuốc, người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng ở tất cả các nhóm tuổi.
Thanh Sơn – Thành Cường
Theo baonghean
Cảnh báo: Kiểu hôn lãng mạn cặp đôi nào cũng đã thử qua có thể là nguyên nhân khiến bạn lây bệnh lậu ở cổ họng
Nghiên cứu mới đây lại báo cáo rằng bệnh lậu có thể lây lan chỉ qua con đường... hôn miệng.
Bệnh lậu là một trong những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Không những thế, nó còn được đánh là nguy hiểm bởi mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một chủng đặc biệt của căn bệnh này có khả năng kháng thuốc và lây lan nhanh chóng, trở thành vấn đề cực kì lo ngại. Nếu như trước đây các giả định cho rằng bệnh lậu chỉ có thể lây truyền qua quan hệ tình dục trực tiếp (có sự tiếp xúc với bộ phận sinh dục) thì nghiên cứu mới đây lại báo cáo rằng bệnh lậu có thể lây lan chỉ qua con đường... hôn miệng.
Bệnh lậu là một trong những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến.
Theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ở Melbourne (Úc) được công bố trên tạp chí Sexually Transmitted Infections (Nhiễm trùng tình dục), hôn sâu (hay còn gọi là hôn kiểu Pháp hoặc hôn bằng lưỡi) có thể là con đường làm lây lan bệnh lậu.
Để phân tích xem bệnh lậu ở cổ họng có thể được truyền qua nụ hôn sâu hay không, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 3.091 người đàn ông tại một trung y tế công cộng lớn ở Melbourne từ năm 2016-2017. Tất cả những người bao gồm là đồng tính hoặc lưỡng tính. Phó giáo sư Eric Chow của Trung tâm sức khỏe tình dục Melbourne nói với tờ The Independent rằng việc lựa chọn các đối tượng như trên là có chủ ý vì bệnh lậu phổ biến ở cộng đồng này hơn là ở người dị tính ở Úc.
Bệnh lậu có thể phát triển ở trực tràng, cổ họng hoặc mắt và ngày càng trở nên khó điều trị do một số chủng nhiễm trùng có khả năng kháng kháng sinh.
Theo truyền thống, các nhà vận động y tế công cộng luôn khuyên mọi người sử dụng bao cao su để giảm nguy cơ mắc bệnh lậu. Nhưng sau phát hiện mới thì có thể thấy lời khuyên này có vẻ không đủ.
Những người tham gia được yêu cầu điền vào một cuộc khảo sát mô tả các hành vi tình dục của họ với các đối tác nam trong 3 tháng qua và phải nói rõ 3 vấn đề:
- Có hôn nhưng không quan hệ tình dục,
- Quan hệ tình dục nhưng không hôn,
- Hôn và quan hệ tình dục.
Kết quả thu được cho thấy số người chỉ có hôn mà không có quan hệ tình dục là thấp nhất (1,4%) nhưng tỉ lệ những người đàn ông này cho kết quả dương tính với bệnh lậu cổ họng cao hơn hẳn so với những người chỉ quan hệ tình dục mà không hôn.
Điều này khiến các nhà nghiên cứu kết luận rằng bệnh lậu ở cổ họng có thể lây lan chỉ qua việc hôn lưỡi. Nhưng họ nói rõ rằng nghiên cứu này chỉ mang tính quan sát và do đó, có thể xác nhận nguyên nhân và kết quả.
Bệnh lậu ở cổ họng có thể lây lan chỉ qua việc hôn lưỡi.
Nhận xét rằng bệnh lậu có thể lây truyền qua nụ hôn, ông Chow Chow cho biết thêm rằng sử dụng nước súc miệng sát trùng có thể là một cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh lậu họng. "Điều này đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh bệnh lậu có khả năng kháng thuốc cao (hay còn gọi là siêu lậu)", ông nói thêm.
Tuy nhiên, Chow giải thích rằng cần nghiên cứu thêm và nhóm của ông hiện đang thực hiện một thử nghiệm lâm sàng kiểm tra xem liệu sử dụng nước súc miệng hàng ngày có thể ngăn ngừa bệnh lậu hay không. Nếu nó hoạt động, nó có thể là một cách can thiệp đơn giản và rẻ tiền cho mọi người.
Các triệu chứng bệnh lậu ở phụ nữ có thể bao gồm:
- Đau khi đi tiểu.
- Tiết dịch âm đạo bất thường.
- Ra máu giữa các kì kinh nguyệt.
Đối với nam giới, các triệu chứng mắc bệnh lậu có thể bao gồm:
- Viêm bao quy đầu.
- Tiết dịch bất thường từ đỉnh dương vật.
Theo Helino
Bé trai 5 tuổi suy đa tạng, nguy kịch tính mạng vì dùng thuốc nam hạ sốt Bị sốt cao liên tục, gia đình cho cháu V.Đ.K uống thuốc hạ sốt và sử dụng thuốc nam. Ba ngày sau, cháu bé phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng suy đa phủ tạng, nguy cơ tử vong. Chiều 9/5, thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, sau gần 10 ngày cấp cứu, điều trị tích cực,...