Khẩn trương nghiên cứu phần mềm dùng chung để hỗ trợ giảng, dạy học trực tuyến
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 508/TB-VP, truyền đạt kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng về việc triển khai các nội dung liên quan đến công tác dạy và học trực tuyến, tại cuộc họp ngày 13-9-2021.
Ảnh minh họa
Căn cứ tình hình thực tiễn của thành phố, UBND thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu các phần mềm dùng chung để hỗ trợ giảng, dạy học trực tuyến bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin, tăng khả năng tương tác giữa giáo viên và học sinh.
Tiếp tục xem xét, đề xuất phương án dạy học trên truyền hình, trên hệ thống Hanoistudy bảo đảm hiệu quả, đúng quy định pháp luật và thành phố; xây dựng kho dữ liệu cho giáo viên và học sinh (chọn lựa đưa những bài giảng mẫu của giáo viên, các clip dạy học… để phổ biến rộng rãi), đồng thời chịu trách nhiệm rà soát, kiểm duyệt kỹ lưỡng nội dung giảng dạy bảo đảm các nội dung, hình ảnh phù hợp, đúng lứa tuổi, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục.
Đặc biệt là tăng cường truyền thông về công tác dạy và học trực tuyến để tạo sự đồng thuận trong dư luận, sự đồng hành của phụ huynh học sinh và cả hệ thống chính trị đối với ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô. Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, các trường học, cơ sở giáo dục chủ động, căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương để sắp xếp, bố trí lịch học trực tuyến và chương trình học bảo đảm phù hợp sức khỏe và tâm sinh lý của các em học sinh…
UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, các trường học, cơ sở giáo dục chủ động, căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương mình để sắp xếp, bố trí lịch học trực tuyến bảo đảm phù hợp để học sinh có thời gian nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động khác; lựa chọn, xây dựng giáo án, chương trình học hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh, đồng thời cung cấp đầy đủ các kiến thức cơ bản theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo…
Video đang HOT
Học trực tuyến: Không kiểm tra, đánh giá học sinh lớp 1, lớp 2
Bộ GD-ĐT cần giảm tải chương trình học trực tuyến, học trên truyền hình, nhất là ở bậc tiểu học để tránh căng thẳng.
Chiều ngày 8/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Hội Khuyến học Việt Nam, đại diện đài truyền hình, kênh truyền hình Trung ương... bàn giải pháp đẩy mạnh dạy học trực tuyến, trên truyền hình và các phương thức giáo dục khác trong tình hình dịch bệnh hiện nay.
Theo khảo sát của Bộ GD-ĐT, việc tổ chức dạy học trong những ngày đầu tiên của năm học mới 2021-2022 gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì buổi làm việc. Ảnh: VGP/Đình Nam.
Không kiểm tra, đánh giá học sinh lớp 1, lớp 2 đang học trực tuyến
Do hệ thống đường truyền internet hạn chế dung lượng, phần mềm dạy học miễn phí chất lượng không tốt, nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập... dẫn đến việc dạy học trực tuyến chất lượng chưa cao. Theo thống kê sơ bộ, TP.HCM còn thiếu 77.000 máy tính để học trực tuyến; nhiều tỉnh vùng khó khăn có từ 50% đến 70% học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến; nhiều thôn bản không có mạng Internet...
Việc học trực tuyến đối với học sinh tiểu học, nhất là đối với lớp 1, lớp 2 gặp khó khăn hơn do các em còn nhỏ, chưa có thời gian làm quen với phương thức học tập mới này công với khả năng sử dụng thiết bị còn hạn chế.
Trong 48 tỉnh, thành phố tổ chức khai giảng năm học mới 2021-2022, 14.010 trường tổ chức học trực tiếp, 11.419 trường tổ chức học trực tuyến, 8.719 trường chưa tổ chức dạy học. Các địa phương tập trung ưu tiên dạy học cho các lớp cuối cấp như lớp 9 và lớp 12.
Điểm đáng chú ý, số giáo viên, học sinh thuộc diện F0, F1 còn nhiều, chưa kể số giáo viên, học sinh đang ở các khu cách ly y tế ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dạy và học ở một số địa phương.
Bộ GD-ĐT hiện nay đã ban hành các văn bản hướng dẫn năm học mới, trong đó có việc tổ chức dạy học qua internet, dạy học trên truyền hình; bổ sung bài giảng, học liệu phục vụ học trực tuyến, học trên truyền hình.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết đối với học sinh lớp 1, lớp 2 thì dạy học trên truyền hình sẽ là trọng tâm. Ảnh: VGP/Đình Nam.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định trong tình hình dịch bệnh hiện nay, dạy học trực tuyến là phương thức chính, dạy học trên truyền hình là phương thức bổ trợ quan trọng nhất.
Bộ trưởng lưu ý 'Đối với học sinh lớp 1, lớp 2 thì dạy học trên truyền hình sẽ là trọng tâm. Trước mắt giáo viên không thực hiện kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học trực tuyến hoặc trên truyền hình đối với học sinh lớp 1, lớp 2'.
Hiện Bộ GD-ĐT đã tổ chức xây dựng video bài giảng phát trên truyền hình cho môn học các lớp 1, 2 và 6 (Tiếng Việt và Tiếng Anh lớp 1). Đối với các lớp còn lại (3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12), Bộ lên phương án tổng hợp các nguồn bài giảng hiện có ở địa phương, kết hợp điều phối, phân công địa phương và xã hội hóa việc sản xuất bài giảng, Bộ hỗ trợ thẩm định bài giảng.
Ngoài ra, ở những nơi khó khăn về dạy học trực tuyến, trên truyền hình, các nhà trường sẽ thực hiện phát phiếu học tập đến học sinh để đảm bảo việc học không bị gián đoạn. Đối với bậc học mầm non, Bộ GD-ĐT tổ chức xây dựng ngân hàng video clip để phụ huynh hướng dẫn, giáo dục trẻ ở nhà.
Lồng ghép thêm kiến thức cơ bản về phòng chống dịch Covid-19
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD-ĐT làm việc trực tiếp với các đài truyền hình, kênh truyền hình của Trung ương rà soát lại độ bao phủ, khả năng dành thời lượng phát sóng các bài giảng truyền hình, các đài địa phương có phương án tiếp sóng để có diện bao phủ tốt nhất, đến nhiều học sinh nhất, kể cả những em có điều kiện học trực tuyến.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: 'Tinh thần là một môn học, lớp học phải có ít nhất 2 khung giờ phát bài giảng truyền hình trong một ngày, nhất là bậc tiểu học'.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cần giảm tải chương trình học trực tuyến, học trên truyền hình, nhất là ở bậc tiểu học để tránh căng thẳng. Bộ nên lưu ý các bài giảng lồng ghép, tăng cường phổ biến kiến thức, kỹ năng cho các phụ huynh, kiến thức cơ bản về phòng chống dịch trong môi trường giáo dục và trong xã hội.
' Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu: Việc áp dụng phương thức dạy học trực tuyến hoặc trên truyền hình phải gắn với đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, đặc biệt là trong thi cử, nhất là các kỳ thi phục vụ cho việc chọn trường ở các lớp đầu cấp, để bảo đảm quyền lợi cho học sinh'.
Như vậy, năm học mới bắt đầu chưa được một tuần, để đảm bảo việc học tập của học sin, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị hỗ trợ ngành giáo dục triển khai chuyển đổi số trong bối cảnh phức tạp của đại dịch COVID-19.
Thừa Thiên Huế sẽ thi học kỳ 2 bằng hình thức trực tuyến Hình thức thi học kỳ 2 trực tuyến đang được ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế lên phương án và áp dụng ngay trong những ngày tới khi học sinh toàn tỉnh tạm dừng tới trường do dịch bệnh Covid-19. Ngày 11/5, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, do ảnh hưởng...