Khẩn trương đưa lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa vào học
Đó là chia sẻ của GS.NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, tại lớp tập huấn về phương pháp biên soạn Lịch sử Việt Nam.
Lớp tập huấn này được tổ chức tại ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia TP HCM ngày 16/12.
Theo GS Phan Huy Lê, hiện những kiến thức lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mới chỉ có trong một số chương trình bồi dưỡng dành cho giáo viên, nhưng chưa có tài liệu chính thức nào trong sách giáo khoa. Theo lộ trình cũng chưa thể đưa kịp vào chương trình sách giáo khoa đổi mới.
Ảnh: Tuổi Trẻ.
“Tuy nhiên, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã có những thống nhất với Bộ GD&ĐT để đưa nội dung này vào phần tích hợp giữa môn Địa lý và Lịch sử. Theo đó, những kiến thức lịch sử về xác lập hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và quá trình đấu tranh bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo của dân tộc sẽ được bổ sung, tích hợp thành một phần riêng dựa trên nền tảng những kiến thức địa lý về Biển Đông có sẵn trong sách giáo khoa. Vấn đề này phải cập nhật ngay, không thể chậm trễ” – GS Phan Huy Lê nhấn mạnh.
Video đang HOT
Hiện nay một số tỉnh, thành phố ven biển đã đưa vào chương trình học những kiến thức mở rộng về biển đảo, lịch sử xác lập và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo ở địa phương.
“Trên thực tế, đây là nội dung rất quan trọng, nhất thiết phải trang bị cho lớp trẻ, bởi vấn đề này không đơn thuần thuộc về lịch sử, quá khứ mà là vấn đề mang tính thời sự cao. Giới trẻ lớn lên, dù ở vị trí nào cũng có quyền được tìm hiểu và nhận thức sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo nước nhà. Đó là phần không thể thiếu để giới trẻ hoàn thành trách nhiệm công dân, khơi gợi lòng tự hào dân tộc. Do đó, việc tích hợp này cần sớm áp dụng trên phạm vi toàn quốc” – GS Phan Huy Lê cho biết thêm.
GS Phan Huy Lê khẳng định, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và Bộ GD&ĐT cũng đã nhất trí những điểm chung về tiến trình tích hợp, phân hóa môn Lịch sử.
Phương án tích hợp sẽ được triển khai nhiều ở các lớp dưới và phân hóa dần ở các lớp trên. Theo đó, môn lịch sử được tích hợp vào hai môn “cuộc sống quanh ta” và “tìm hiểu xã hội” ở bậc tiểu học.
Ở bậc THCS, bộ môn về khoa học xã hội sẽ được tách thành hai môn Lịch sử và Địa lý. Đối với bậc THPT, ngoài những học sinh lựa chọn học môn lịch sử (nội dung kiến thức nâng cao), những học sinh còn lại bắt buộc phải lựa chọn môn sử địa (nội dung kiến thức cơ bản).
GS Phan Huy Lê khẳng định: “Vấn đề cấp thiết nhất là phải cải cách tình trạng giảng dạy môn lịch sử làm sao cho thật sinh động, hấp dẫn học sinh”.
Theo Hải Quân/Tuổi Trẻ
'Sách giáo khoa Lịch sử khó dạy và nhàm chán'
Dạy Lịch sử 10 năm, tôi thấy không phải học sinh không yêu Sử, cũng không phải môn này khó học. Chúng ta cũng đừng cho rằng, tất cả thầy cô dạy Lịch sử không hay.
Theo tôi, việc một số học sinh, phụ huynh quay lưng với Lịch sử do những vấn đề sau đây:
Cách biên soạn sách giáo khoa Lịch sử hiện nay rất khó dạy, khó học và nhàm chán. Các sự kiện trong sách chưa trung thực.
Cụ thể, các cuộc chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhằm giáo dục cho học sinh truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, qua đó thể hiện sự biết ơn các thế hệ cha ông đi trước để sống có ích cho xã hội.
Học sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM trong giờ học môn Sử - Ảnh: Tuổi Trẻ.
Vậy mà từ thời dựng nước, giữ nước đến các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, sách Sử chỉ toàn trình bày ta thắng, địch thua, địch bị thiệt hại bao nhiêu quân còn về phía ta không hề nói đến sự hy sinh, gian khổ trong chiến đấu.
Chính vì vậy, giới trẻ sẽ không hiểu hết công lao của những người đã ngã xuống.
Hai là, học Sử làm gì khi không xin được việc? Học Lịch sử làm gì khi không phải môn thi tốt nghiệp, đại học? Đây là thực tế nhu cầu của xã hội.
Thư ba, do nhận thức của một bộ phận nhà quản lý giáo dục, giáo viên và phụ huynh luôn coi Sử là môn phụ nên không mặn mà.
Muốn thay đổi nhận thức về vai trò của Lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trước hết phải đưa môn này thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia. Khi đó, học sinh, phụ huynh sẽ được lợi.
Các em sẽ học, biết và yêu Sử và điều tất yếu sẽ yêu nước. Học sinh không phải học thêm - vấn nạn của xã hội - vẫn thi tốt môn này. Phụ huynh sẽ bớt khoản tiền đóng cho con học thêm hàng năm, bởi các em hoàn toàn có thể tự học.
Theo Zing
'Nên thay bộ sách giáo khoa Lịch sử' "Sách giáo khoa môn Lịch sử hiện dài dòng, nặng nề về kiến thức và thiếu hấp dẫn trong cách trình bày", GS.TS.NGND Vũ Dương Ninh nêu quan điểm. Là người tham dự hội nghị bàn về việc bỏ tích hợp môn Lịch sử ngày 7/12, GS.TS.NGND Vũ Dương Ninh cho rằng, cần xác định rõ yêu cầu học Sử của từng cấp...