Khẩn cấp bế, cõng nạn nhân tai nạn vào viện sớm nhất có nên không?
BS Nguyễn Tiến Văn, Trưởng khoa Ngoại chấn thương (BV Đa khoa Nông nghiệp) cho biết, với đặc thù là cơ sở y tế nằm sát đường quốc lộ, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 20 – 30 ca cấp cứu tai nạn, tuy nhiên còn nhiều trường hợp sơ cứu không đúng cách khiến bệnh nhân tổn thương nặng nề hơn.
Tại hội nghị khoa học chấn thương chỉnh hình thường kỳ diễn ra chiều 1/10, BS Văn cho biết, số ca tai nạn cấp cứu được đưa đến BV Đa khoa Nông nghiệp phần lớn là tai nạn giao thông, với khoảng 20 – 30 ca mỗi ngày.
Tuy nhiên, trong số các ca bệnh được đưa đến cấp cứu, một số trường hợp sơ cứu sai cách, do người dân thấy người bị nạn, chảy máu là nôn nóng đưa đến viện sớm nhất.
“Sai lầm thường gặp nhất, cũng là phản xạ tự nhiên của nhiều người khi thấy người bị nạn, đó là tập tức bế vác, cõng nạn nhân vào viện vì cho rằng nên đưa vào viện càng nhanh, càng tốt. Trong khi đó, với một số trường hợp như gãy chi thể lại không được nẹp giữ hay gãy cột sống không được cố định là một sai lầm nghiêm trọng, khiến nạn nhân càng thương tổn nặng nề hơn, dẫn đến bị liệt toàn thân, thậm chí dẫn tới tử vong”, BS Văn nói.
Trong thực tế điều trị, đã có những trường hợp bị chết oan chỉ vì do cách khiêng lên cáng, lên ô tô không đúng phương pháp của người thân, của cộng đồng.
“Sơ cứu đúng cách, kịp thời sẽ tăng cơ hội sống cho người bệnh, giảm nguy cơ tổn thương thêm. Đôi khi những cách sơ cứu dù đơn giản lại có thể giúp người bệnh thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong gang tấc.
Như với người bị tai nạn giao thông mà vẫn hoàn toàn tỉnh táo, không chảy máu, thậm chí đứng dậy được, đừng dại chở ngay người bệnh đến viện, mà hãy để bệnh nhân nằm nghỉ để theo dõi nhịp thở.
Còn khi bị gãy xương (thường là bị gãy cẳng chân, tay), triệu chứng rõ nhất là đau và có khả năng mất vận động bên bị gãy. Triệu chứng tại chỗ sưng, tím, thậm chí những chỗ gãy hở còn thòi cả xương.
Video đang HOT
Lúc này, không nên có những tác động vào vết gãy, vì tất cả những can thiệp đó có thể làm cho xương bị di lệch thêm. Tuyệt đối không kéo, nắn xương cho bệnh nhân.
Hãy đặt bệnh nhân tư thế nằm và nên nẹp tạm thời chỗ xương gãy lại, dù có thể không biết nẹp đúng quy cách, nhưng sẽ hạn chế di động của xương và để người bệnh đỡ đau, sau đó đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện.
Còn trong trường hợp thấy người bệnh chảy máu, hãy cầm máu cho bệnh nhân trước khi đưa tới viện, bằng cách lấy một cục bông đè mạnh vào vết thương – động tác rất đơn giản nhưng cầm máu hiệu quả.
Với bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, bất tỉnh, cần chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện ở tư thế nằm nhưng phải thận trọng trong nhấc bệnh nhân lên cáng, tuyệt đối không bế xốc bổng, bế gập người lại, mà cần 2 – 3 người, người giữ phần đầu vai, người vùng chân, người giữ vùng lưng để di chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng nhất.
Trong mọi trường hợp khi sơ cứu, việc đầu tiên là cần phải kiểm soát được đường hô hấp cho bệnh nhân, làm đường thở thông thoáng. Nếu đường thở bị tắc nghẽn do đất, cát, răng giả, đờm dãi… phải móc ngay ra. Nếu người bệnh không thở được thì phải hô hấp nhân tạo. Muốn hạn chế tình trạng suy hô hấp thì nên đặt bệnh nhân nằm đầu cao. Nếu bệnh nhân bị huyết áp thấp, hoặc bệnh nhân có bệnh sọ não cần lưu ý không nên đặt nằm ở tư thế đầu quá cao.
Theo PGS-TS Hà Huy Tùng Giám đốc BV Đa khoa Nông nghiệp cho biết sơ cứu đúng cách cho người bị tai nạn là công việc rất phức tạp. Với mong muốn hạn chế những hậu quả đáng tiếc do sơ cấp cứu cho người bị tai nạn. Tại hội nghị này các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chấn thương ngoài chia sẻ các kinh nghiệm cấp cứu ngoại viện cũng đã cập nhật những tiến bộ mới trong điều trị về phẫu thuật điều trị các bệnh lý khớp gối, gãy xương cánh tay…
Theo các chuyên gia, đối với bệnh nhân phẫu thuật sau chấn thương việc phục hồi chức năng chiếm tới 40- 60% thành công của quá trình điều trị, do đó kể sau khi xuất viện người bệnh cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Mẹ trẻ hốt hoảng vì con nuốt phải nắp chai nước ngọt - vật dụng tưởng vô hại nhưng lại nguy hiểm chết người
Nắp chai bia, nước ngọt là vật dụng thường xuyên xuất hiện trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, không ít bậc cha mẹ lại thiếu cảnh giác với nó, trong khi thực tế đã có nhiều tai nạn đau lòng khi trẻ nhỏ vô tình nuốt phải nắp chai.
Hóc dị vật dẫn đến ngạt thở và tử vong là tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ. Ở độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi, các bé thường rất tò mò, muốn khám phá mọi thứ xung quanh mình và có thói quen nhét những món đồ mà mình cầm - nắm được vào miệng. Với những thứ như thạch rau câu, hạt nhãn, hạt vải, viên bi hay đồ chơi quá bé, bố mẹ không nên cho con tiếp xúc. Tuy vậy, trong mỗi gia đình vẫn còn tồn tại nhiều vật dụng nguy hiểm, có thể gây tai nạn cho trẻ nhỏ nhưng lại không được mọi người lưu tâm, điển hình là chiếc nắp chai bia, nước ngọt.
Nắp chai nước ngọt - là vật dụng thường xuyên xuất hiện trong mỗi gia đình nhưng ít người lường được sự nguy hiểm của nó với con em mình. (Ảnh minh họa)
Mới đây, trên một nhóm kín chuyên chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con trên mạng xã hội. Bà mẹ trẻ tên Q.H đã được một phen hốt hoảng khi con trai của mình thoát khỏi bàn tay tử thần.
Giao con cho chồng trông để nấu bữa sáng, nhưng ông xã mải quét nhà nên để con tự chơi một mình. Quay đi quay lại, chị Q.H thấy con trai nôn ọe rồi lấy tay móc trong cổ họng. Vội chạy lại chỗ con, chị phát hiện chiếc nắp chai trong miệng con. Nhanh trí, chị dốc bé xuống rồi móc dị vật ra.
Chị Q.H được phen hết hồn vì con trai nuốt phải chiếc nắp chai nước ngọt. (Ảnh: FBNV)
Hú hồn hú vía, mãi về sau mới lấy lại được bình tĩnh, chị Q.H lên mạng chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo cho mọi người về sự nguy hiểm của những vật dụng tưởng như vô hại. Đó cũng là lời cảnh tỉnh với những người làm cha làm mẹ, đừng vì một phút lơ là mà phải hối hận cả đời.
Câu chuyện của chị Q.H nhanh chóng nhận được sự quan tâm của các thành viên trong nhóm. Nhiều người cũng bất ngờ bấy lâu nay vẫn sử dụng bia, nước ngọt và vứt nắp chai lung tung, không nghĩ đến hậu quả của nó.
Bên cạnh đó, sự việc tương tự cũng đã xảy ra tại nhiều gia đình khác, các mẹ chỉ biết bảo nhau nên cẩn thận, trông nom các bé kỹ càng, hạn chế tối đa đồ vật nguy hiểm trong nhà để tránh những tai nạn đáng tiếc.
Nhiều gia đình cũng đã gặp phải sự cố tương tự. (Ảnh: chụp màn hình)
Bố mẹ cũng nên lưu ý, không ít trường hợp, vừa thấy trẻ cho dị vật vào miệng, phụ huynh đã la mắng khiến trẻ phát hoảng, thay vì nhả ra thì lại nuốt vào. Nhiều người lớn cho tay vào miệng bé cố móc dị vật mà không biết cách làm này khiến dị vật càng mắc sâu hơn.
Khi không may con gặp tai nạn hóc dị vật, bố mẹ nên bình tĩnh, một tay giữa bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 - 7 cái vào lưng bé (chỗ giữa hai xương bả vai).
Cách làm này khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài. Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức. Để tránh bé bị ngạt quá lâu, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.
Theo Helino
70% trẻ nhập viện Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình do gãy tay Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình (TP.HCM) đã đưa vào hoạt động Khoa Nhi với 10 phòng, 60 giường bệnh, được thiết kế rất thân thiện với trẻ em. Trong phòng bệnh khoa Nhi của bệnh viện Chấn thương chỉnh hình/ ảnh: Duy Tính Hôm nay (19.9), tiến sĩ - bác sĩ Phan Đức Minh Mẫn, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Chấn thương...