Khai trương Bảo tàng văn minh quốc gia Ai Cập sau lễ tiếp nhận 22 xác ướp hoàng gia
Một ngày sau khi tiếp nhận 22 xác ướp hoàng gia trong một lễ rước long trọng, Bảo tàng Văn minh Quốc gia Ai Cập đã chính thức được mở cửa trong ngày 4/4 cho du khách tới tham quan.
Bảo tàng Văn minh Quốc gia Ai Cập nằm ở thành phố Fustat thuộc khu vực Cairo cổ đại, với diện tích khoảng 15 ha và là một trong những bảo tàng lớn nhất trên thế giới. Bảo tàng này vừa chính thức mở cửa và bán vé trực tuyến. Thông qua trang web, du khách có thể đặt vé ngay tại nhà và xem các hiện vật khác nhau thông qua phần số hóa của bảo tàng.
Bảo tàng Văn minh Quốc gia Ai Cập nằm ở nằm ở thành phố Fustat thuộc khu vực Cairo cổ đại.
Khuôn viên bảo tàng gồm trung tâm triển lãm, trung tâm phục chế cổ vật và trung tâm giải trí bao gồm nhà hàng, quán ăn tự phục vụ và chợ bán đồ cổ. Đây là một trong số rất ít bảo tàng trưng bày các khía cạnh khác nhau của nền văn minh Ai Cập trong suốt các thời đại, kể từ thời kỳ tiền kỷ nguyên đến thời kỳ hiện đại. Bảo tàng cũng giới thiệu một số khảo cổ quan trọng của các thời đại khác nhau.
Đáng chú ý, bảo tàng sẽ trưng bày 22 xác ướp hoàng gia có niên đại từ các triều đại 17, 18, 19, 20. Trong số các xác ướp hoàng gia được chuyển giao có xác ướp của Vua Ramses II, Vua Seqnen Ra Taa, Vua Tuthmosis III, Vua Seti I, Nữ hoàng Hatshepsut, Nữ hoàng Meritamun, vợ của Vua Amenhotep I và Nữ hoàng Ahmose Nefertari.
Không gian hiện đại với hình ảnh 3D.
Khu vực sảnh trưng bày các xác ướp hoàng gia sẽ được mở cửa cho du khách chiêm ngưỡng từ ngày 18/4, trùng với Ngày Di sản Thế giới.
Ngày đầu tiên khai trương, Bảo tàng Văn minh Quốc gia đã chứng kiến lượng khách tham quan đông đảo để khám phá hàng trăm hiện vật của nền văn minh Ai Cập.
Đồ trang sức bằng vàng của các hoàng hậu Ai Cập xưa.
Đồ gốm cổ xưa của người Ai Cập.
Ngôi nhà mới cho bộ sưu tập cổ vật từ mộ vua Tutankhamun
Đại bảo tàng Ai Cập, nơi sẽ trưng bày cổ vật từ mộ vua Tutankhamun, dự kiến mở cửa đón khách vào năm 2021. Du khách có thể mất đến 2 ngày mới có thể tham quan hết bảo tàng này.
Gần một thế kỷ qua, vua Tutankhamun (gọi tắt là vua Tut) gần như đã trở thành biểu tượng cho Ai Cập Cổ đại. Mặt nạ xác ướp của ông được chế tác hơn 3.300 năm trước từ gần 11 kg vàng dát mỏng với đường kẻ mắt bằng ngọc lưu ly cùng đôi mắt bằng thạch anh và đá obsidian.
Đó có lẽ là cổ vật được nhiều người nhận ra nhất.
Video đang HOT
Từng bị chôn vùi trong Thung lũng các vị vua ở Ai Cập, mặt nạ này đã được mang đi khắp thế giới và thu hút khách tham quan với hào quang sang trọng và sự bí ẩn.
Kế hoạch xây dựng Đại bảo tàng Ai Cập bắt đầu từ năm 2003. Ảnh: Stephanie Vermillion.
Người Ai Cập cổ đại đã tạo ra tượng đài kỳ vĩ cho người chết và kỳ quan bằng đá granite cùng đá vôi - bao gồm cả kim tự tháp ở Giza. Giờ đây, hậu duệ của họ đang xây dựng ngôi nhà mới cho vua Tutankhamun và tổ tiên ông chỉ cách đó hơn 1,6 km. Đó là công trình hoành tráng bằng kính và bê tông.
Tính đến nay, quá trình xây dựng đã kéo dài 8 năm. Việc mở cửa bị trì hoãn nhiều lần. Tuy nhiên, có lý do để nơi này mang tên Đại bảo tàng Ai Cập.
Đại bảo tàng có diện tích gần nửa triệu m2, bằng kích thước nhà ga của sân bay lớn. Phần lớn chi phí xây dựng đến từ khoản vay Nhật Bản.
Người Ai Cập thực sự muốn khách du lịch quay lại con số khổng lồ như trước khi nước này bị ảnh hưởng bởi biến động chính trị sau Mùa xuân Ả Rập 2011.
Bảo tàng là canh bạc được tính toán kĩ - khoản đặt cược trị giá 1 tỷ USD vào vua Tut. Bảo vật của pharaon này sẽ trở thành điểm thu hút chính khi du khách đến đây vào năm sau. Đây là vị trí trưng bày cuối cùng của chúng.
Kết quả của mối tình ngang trái?
Một loạt kho báu của Tutankhamun được đưa đi khắp nơi từ những năm 1960. Chân dung của Tutankhamun luôn được lý tưởng hóa, như trên mặt nạ xác ướp nổi tiếng của pharaon này.
Tuy nhiên, thực tế có vẻ khác. Những hình ảnh về xác ướp không mấy đẹp đẽ của vua Tutankhamun lần đầu được tiết lộ năm 1925 cho thấy pharaon này có lẽ là con của mối tình loạn luân.
Tutankhamun cao khoảng 1,65 m và các nhà khoa học cho rằng vua Tut có chân khoèo và răng vẩu.
Vua Tut qua đời ở tuổi 18 hoặc 19 và các nhà Ai Cập học vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân cái chết.
Bức tượng vàng của Tutankhamun trong tư thế đang cầm cây lao. Ảnh: AFP.
"Khi bạn tìm hiểu sâu về vật dụng nhà vua, về lịch sử nhà vua, bạn sẽ phát hiện vua Tut là vị vua thực sự quan trọng", ông Tayeb Abbas, trưởng bộ phận khảo cổ tại Đại bảo tàng Ai Cập, nói với CNN.
"Cuộc sống và cái chết của vua Tut vẫn còn là bí ẩn. Đó là lý do mọi người trên khắp thế giới vẫn bị vua Tut mê hoặc", ông nói thêm.
Công trình khổng lồ
Quá trình thành lập bảo tàng mới đã kéo dài gần bằng tuổi thọ vua Tut. Người ta chọn ra thiết kế đạt giải vào năm 2003.
Cuộc Cách mạng Ai Cập 2011 trì hoãn mọi thứ và việc xây dựng chỉ bắt đầu một cách nghiêm túc năm 2012.
Năm 2018, CNN lần đầu đến quan sát dự án này.
"Đây là địa danh mới đang được thêm vào khung cảnh hoàn chỉnh của thành phố Cairo. Lần đầu tiên, các kim tự tháp và kho báu tuyệt vời của Tutankhamun sẽ nằm trong tầm mắt", ông Tarek Tawfik, cựu tổng giám đốc của Dự án Đại bảo tàng Ai Cập, nói với CNN vào thời điểm đó.
Bảo tàng được xây dựng xung quanh bức tượng khổng lồ của Ramses II. Ảnh: AFP.
Khi CNN quay lại bảo tàng vào tháng 5/2020, công trình có vẻ khá đẹp và sẵn sàng đón khách.
Tuy nhiên, nhìn từ phía sau, nơi này vẫn là công trường xây dựng. Covid-19 không giúp ích gì cho quá trình hoàn thiện bảo tàng.
Mọi người đi vào công trường đều phải kiểm tra nhiệt độ, kể cả nhóm của CNN.
Bên trong, các nhóm công nhân đeo thùng chất khử trùng trên lưng và đi phun thuốc xung quanh.
"Chúng tôi đang làm việc chăm chỉ, bất chấp Covid-19", thiếu tướng Atef Moftah, kỹ sư quân đội và người giám sát chung của bảo tàng, cho biết. "Chúng tôi đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khử trùng mọi thứ và mọi người".
Rất dễ hình dung dự án này thực sự khổng lồ như thế nào.
Ai Cập đã cho xây dựng sảnh trước của bảo tàng xung quanh tượng Ramses Đại đế (Ramesses II) - tượng lớn nhất trong số tất cả hiện vật của bảo tàng.
Cao hơn 20 m và được chế tác từ 83 tấn đá granite đỏ, bức tượng vẫn rất lộng lẫy ngay cả với chiếc mũi bị mẻ và những ngón chân phủ bụi.
Bảo tàng mới đáng để tham quan hơn so với bên ngoài nhà ga chính ô nhiễm của Cairo - nơi từng đặt bức tượng này.
Bên trong bảo tàng vẫn là công trường xây dựng ngổn ngang. Ảnh: AFP.
Hầu hết tượng khác nằm trên cầu thang lớn phía sau Ramses Đại đế vẫn đang bị bọc lại.
Sẽ có 87 tượng của các pharaon và thần Ai Cập trên bậc thang. Khi du khách đi lên, họ sẽ thấy lịch sử 5.000 năm của Ai Cập Cổ đại hiện ra trên từng bước chân. Họ sẽ có trải nghiệm như vậy khi bảo tàng thật sự mở cửa.
"Dự án này dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay", ông Moftah cho biết. "Sau đó, vào đầu năm tới, chúng tôi sắp xếp cổ vật trong 4-6 tháng. Hy vọng rằng lúc đó, Covid-19 sẽ kết thúc và thế giới lại yên bình".
Theo CNN, du khách có thể phải dành ra 2 ngày để tham quan hết bảo tàng rộng lớn này.
"Bức tranh toàn cảnh về cái chết của vua Tut"
Lang thang trong bảo tàng, du khách sẽ nhận ra một hình ảnh quen thuộc lặp đi lặp lại.
Kim tự tháp ở khắp nơi, cả kim tự tháp đứng và kim tự tháp ngược được xây dựng thành các cấu trúc và khảm trên bề mặt đồ sộ của bảo tàng. Người tham quan cũng có thể nhìn thấy kim tự tháp thực sự qua những ô cửa kính khổng lồ.
Khung cảnh nhìn từ cửa sổ của Đại bảo tàng Ai Cập. Ảnh: AFP.
Người ta cho rằng kim tự tháp Kheops lớn nhất trong quần thể kim tự tháp Giza cách đó hơn 1 km mất khoảng 20 năm xây dựng. Từ cuộc thi thiết kế kiến trúc đến lúc bảo dự kiến mở cửa vào năm 2021, quá trình xây dựng Đại bảo tàng Ai Cập cũng đã mất gần 20 năm.
Bảo tàng này rõ ràng là công trình ảnh hưởng đến danh tiếng Ai Cập. Song song với nhà trưng bày, Ai Cập cũng đang thực hiện chương trình đặc biệt bảo tồn từng kho báu của vua Tut để có thể lần đầu tiên trưng bày mọi thứ cùng nhau.
Trung tâm Bảo tồn của Đại bảo tàng Ai Cập là trung tâm lớn nhất ở Trung Đông. Khu vực đó gồm hành lang dường như vô tận dẫn đến khoảng 10 phòng thí nghiệm khác nhau, tất cả đều dành cho hoạt động bảo tồn.
Khu vực này vô cùng yên tĩnh. Các chuyên gia làm việc bên trong cần sự tập trung cao độ, con mắt tinh tường và bàn tay vững vàng.
Công tác bảo tồn cần người có con mắt tinh tường và bàn tay vững vàng. Ảnh: AFP.
Chỉ riêng cổ vật của vua Tut, đã có hơn 5.000 hiện vật cần bảo tồn. Howard Carter, người có công trong việc tìm ra lăng mộ vua Tut đã gọi bộ sưu tập đó là: "Bức tranh toàn cảnh tuyệt đẹp về cái chết của Tutankhamun".
Một phần kinh phí cho công tác bảo tồn đến từ việc trưng bày kho báu của Tutankhamun ở nước ngoài.
"Khi tôi đưa triển lãm Tutankhamun tới Mỹ, Australia, Nhật Bản và Anh, tôi đem về cho Ai Cập 120 triệu USD để xây dựng phòng thí nghiệm cho việc bảo tồn", Zahi Hawass, nhà khảo cổ và cựu bộ trưởng Bộ Các vấn đề Cổ vật, nói.
Trong phòng thí nghiệm, có thể nhìn thấy nữ thần sư tử Menhit với mũi và nước mắt bằng thủy tinh xanh. Thần Ammut - vị thần phần hà mã, phần cá sấu, phần sư tử với hàm răng và lưỡi màu đỏ bằng ngà - cũng xuất hiện.
Ngoài ra, trung tâm bảo tồn còn có những ghế nghi lễ dài dường như đã được dùng để đẩy Tutankhamun lên đường sang thế giới bên kia. Sau khi được bảo tồn, chúng vẫn ở trong tình trạng tốt đáng kinh ngạc.
Được chứng kiến tất cả cổ vật này trước khi nó được đặt dưới lớp kính trong bảo tàng mới là một đặc ân.
Những cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới Các cung điện hoàng gia luôn là điểm đến thu hút du khách, không chỉ bởi vẻ đẹp, sự đồ sộ mà còn bởi các giá trị văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật mà nó chứa đựng. Lâu đài Prague Castle (Séc): 70.000 m2 Lâu đài Prague nằm tại thành phố Prague được xây dựng vào thế kỷ thứ 9, từng được...