Khai giảng Lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư
Sáng 10/1, Học viện Tư pháp đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng Lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khóa 4 lần 2 tại Hà Nội.
Phó Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh, các đại diện của Viện kiểm sát, Tòa án quận Bắc Từ Liêm và các cán bộ, giảng viên, học sinh của Lớp đã đến tham dự Lễ khai giảng.
Theo báo cáo sơ bộ về Lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khóa 4 lần 2, Học viện Tư pháp triệu tập 75 học viên, đến nay 65 học viên đã đến nhập học, trong đó có 34 học viên là nam và 31 học viên là nữ. Được biết Lớp sẽ áp dụng Chương trình chi tiết Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư theo hình thức tín chỉ do Giám đốc Học viện Tư pháp ban hành. Theo đó, tổng số tín chỉ mà học viên phải tích lũy là 52 tín chỉ. Đây là chương trình đã được Học viện Tư pháp sửa đổi hoàn thiện sau 4 khoá đào tạo trước đây.
Bên cạnh đó, Học viện cũng lựa chọn những giảng viên giàu kinh nghiệm nghề nghiệp, có kiến thức chuyên môn và có kỹ năng cử đi giảng, các giảng viên là những kiểm sát viên, luật sư, thẩm phán giàu kinh nghiệm, đồng thời áp dụng phương pháp song giảng, tam giảng đối với một số bài học để học viên có cơ hội nắm bắt được kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp của cả ba chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư và có được cái nhìn đa chiều cả từ lý luận và thực tiễn về nghề nghiệp.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh khẳng định việc đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư là mô hình linh hoạt, giúp học viên lựa chọn được nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Đối với riêng nghề Luật sư, ông Thịnh nhấn mạnh nghề luật sư là nghề độc lập, hoạt động tự do và phải chịu trách nhiệm cá nhân. Do đó, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư bày tỏ mong muốn đối với những học viên lựa chọn nghề luật sư sẽ nỗ lực phấn đấu, góp phần vào xây dựng nghề luật sư, đội ngũ luật sư ngày càng vững mạnh.
Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh phát biểu tại buổi Lễ.
Phó Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu chúc mừng các học viên của Lớp, đồng thời đề nghị phải tích cực trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ nghiêm các quy chế, quy định trong đào tạo của Học viện Tư pháp; chủ động nâng cao ý thức học tập, tăng cường hoạt động trao đổi, thảo luận trong thời gian học.
Phó Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu chúc mừng các học viên của Lớp.
Học viện Tư pháp: Tiếp tục mở rộng quy mô và bảo đảm chất lượng đào tạo
Sáng 22/12, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện Đề án "Xây dựng Học viện Tư pháp thành Trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp" (Đề án 2083) do Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì.
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu cho biết, trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã chủ động phối hợp với các Bộ, Ngành, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cơ quan đầu mối triển khai thực hiện Đề án 2083. Bộ Tư pháp đã quan tâm chỉ đạo sát sao Học viện triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao và đạt được một số kết quả.
Cụ thể, hệ thống chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng của Học viện đã được cập nhật, bổ sung, hoàn thiện theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao; cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đào tạo các chức danh tư pháp được giao trong Đề án 2083; chức năng đào tạo của Học viện được mở rộng từ năm 2018; đã thực hiện tốt công tác tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức bộ máy đã cơ bản được kiện toàn...
Trong giai đoạn 2021 - 2030, mục tiêu đề ra là phát triển Học viện theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, mở rộng quy mô và bảo đảm chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ngang tầm khu vực và tiếp cận gần hơn với trình độ quốc tế. Như tiếp tục triển khai Đề án "Xây dựng Học viện Tư pháp thành Trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp"; mở rộng chức năng đào tạo, bồi dưỡng của Học viện; đào tạo, bồi dưỡng kết hợp, học tập điện tử, quản lý học trực tuyến đối với các nội dung phù hợp của các chương trình đào tạo.
Tiếp tục rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp; tăng cường hoạt động liên kết, phối hợp với bộ, ngành, địa phương; tiếp tục củng cố các mối quan hệ hợp tác quốc tế sẵn có...
Tại Hội nghị, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Bổ trợ tư pháp Nguyễn Thị Mai cơ bản đồng ý với phương hướng, nhiệm vụ của Học viện Tư pháp. Đồng thời đề nghị Học viện tích cực phối hợp rà soát, phát hiện kịp thời những vướng mắc, bất cập về thể chế pháp luật điều chỉnh trong một số lĩnh vực bổ trợ tư pháp; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp Trung ương và địa phương; cụ thể hoá chủ trương, cơ chế tuyển dụng, sử dụng đối tượng là học viên đã tốt nghiệp Chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư của Học viện...
Quyền vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phan Thị Hồng Hà cũng đề nghị Học viện tiếp tục phát triển quy mô đào tạo; nâng cao chất lượng cấp độ chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, triển khai giảng dạy theo phương thức B-learning, E-learning đối với một số bài giảng của một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng...
Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh ghi nhận và biểu dương những nỗ lực và kết quả đã đạt được của Học viện Tư pháp trong công tác tổ chức thực hiện Đề án. Đồng thời khẳng định, qua 07 năm thực hiện Đề án, các Bộ, ngành và địa phương liên quan và đặc biệt là Học viện Tư pháp đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ đề ra và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Thứ trưởng đề nghị Học viện Tư pháp chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan hoàn thiện Báo cáo tổng kết gửi Thủ tướng Chính phủ, nghiên cứu đề xuất các nội dung hợp lý, khả thi của Quyết định điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Đề án và lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương có liên quan. Bên cạnh đó, Vụ Tổ chức cán bộ cần phối hợp chặt chẽ với Học viện Tư pháp và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ quy trình, thủ tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện Đề án những năm tiếp theo.
Ngoài ra, Thứ trưởng đề nghị các Bộ, ngành và địa phương có liên quan quan tâm và phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp để tiếp tục thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
Ba cơ hội trở thành Luật sư và chuyên gia quản trị Mô hình đào tạo ngành Luật tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM kết hợp giữa kiến thức pháp lý nền tảng, luật chuyên ngành, kỹ năng hành nghề luật và kiến thức chuyên môn kinh tế. Bên cạnh các đơn vị có bề dày truyền thống về đào tạo ngành luật như Trường ĐH Luật Hà Nội và Trường ĐH Luật TP.HCM, Trường...