Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở Bắc Kạn
Năm học mới 2021 – 2022 bắt đầu với niềm vui dành cho các em học sinh và giáo viên ở Bắc Kạn khi được đến trường dạy và học trực tiếp nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19. Tuy nhiên, vấn đề thiếu giáo viên đứng lớp vẫn đang là nỗi lo với giáo dục Bắc Kạn.
Giờ học tại Trường tiểu học ức Xuân, TP Bắc Kạn.
Là trung tâm của tỉnh nhưng đến nay, TP Bắc Kạn vẫn chưa khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên. Trưởng phòng Giáo dục và ào tạo TP Bắc Kạn, Cù Thị Huệ cho biết, thành phố đã tuyển 596 giáo viên theo biên chế được giao, nhưng nếu tính theo định mức giáo viên trên số lượng học sinh như quy định thì địa phương thiếu tới 71 giáo viên các bậc học.
iều này gây nhiều khó khăn cho việc bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. ể khắc phục tạm thời, Phòng Giáo dục và ào tạo TP Bắc Kạn đã chỉ đạo các trường rút toàn bộ giáo viên đang làm tổng phụ trách sang dạy học; phân công các giáo viên dạy liên trường.
Tuy bước đầu đáp ứng được việc dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng lại gây ra những xáo trộn nhất định. “Sang năm, số giáo viên thiếu sẽ còn nhiều hơn vì theo chương trình mới, học sinh lớp 3 đã bắt đầu học môn Tin học mà chúng tôi vẫn chưa biết sẽ khắc phục thế nào”, bà Cù Thị Huệ cho biết thêm.
Từ năm 2015 đến nay, số lượng giáo viên, cán bộ quản lý ngành giáo dục tại Bắc Kạn đã tinh giản hơn 460 người. Từ năm 2019 các địa phương của tỉnh Bắc Kạn cũng đã chấm dứt hợp đồng với nhiều giáo viên làm công tác chuyên môn. Việc giao biên chế giáo viên được tính toán theo định mức học sinh mỗi lớp khiến Bắc Kạn “thiệt thòi” vì tỉnh có nhiều trường ở vùng cao, số học sinh mỗi lớp không theo định mức.
Số lớp tăng lên nhưng chỉ tiêu biên chế giáo viên lại không đáp ứng yêu cầu. Năm học 2021 – 2022, toàn tỉnh còn thiếu 405 giáo viên ở các cấp học so với định mức. Trong đó, mầm non thiếu 68, tiểu học thiếu 179, THCS thiếu 134, THPT thiếu 20…
Khắc phục tình trạng nêu trên, Sở Giáo dục và ào tạo tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo rà soát, sắp xếp, bố trí, dự kiến giáo viên dạy lớp 2, lớp 6 năm học 2021 – 2022 theo hướng ưu tiên biên chế, tuyển dụng giáo viên cho những môn học mới ở các cấp học; linh hoạt bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên hiện có. Những khối lớp triển khai thực hiện trước thì ưu tiên bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo quy định đối với mỗi cấp học. Xây dựng các phương án bố trí giáo viên dạy liên trường, liên cấp; điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu. Tỉnh rà soát nhu cầu tuyển dụng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2021 – 2022 đến năm học 2024 – 2025 của các cấp học để tiếp tục bố trí, bổ sung biên chế, chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên; xây dựng phương án đối với giáo viên Tin học, Tiếng Anh, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật). ến nay, các trường tiểu học và THCS trong tỉnh đã lựa chọn được hơn 2.000 giáo viên, chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trong năm học 2021 – 2022. Trong đó, đội ngũ giáo viên dạy lớp 2 là 852 người; đội ngũ giáo viên dự kiến dạy lớp 6 là 1.187 người.
Tại hội nghị trực tuyến với Bộ Giáo dục và ào tạo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, Phạm Duy Hưng cho rằng, việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới tại tỉnh Bắc Kạn thực hiện theo đúng lộ trình. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các trường và điểm trường xa nhau cho nên phải bố trí nhiều điểm trường để bảo đảm tất cả học sinh được đến lớp. Trường, lớp học còn thiếu; nhiều lớp học được xây dựng từ lâu có diện tích hẹp chỉ bố trí được khoảng từ 20 đến 25 học sinh/lớp…
Số người làm việc trong các cơ sở giáo dục được giao hằng năm không đủ theo định mức quy định; việc thực hiện tinh giản 10% biên chế đã ảnh hưởng đến số lượng biên chế. Vì vậy, tỉnh Bắc Kạn kiến nghị không thực hiện cắt giảm biên chế các đơn vị sự nghiệp giáo dục và giao đủ số biên chế viên chức theo định mức được quy định.
Video đang HOT
Bộ Giáo dục và ào tạo cũng cần hướng dẫn cụ thể việc thực hiện đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định số 116/2020/N-CP, trong đó, nên có sự ràng buộc của sinh viên đã được các địa phương cử đi học, tránh tình trạng thực hiện “đặt hàng” nhưng sinh viên sau khi tốt nghiệp lại tham gia giảng dạy tại địa phương khác.
Long An: Chủ động triển khai chương trình GDPT mới theo đúng lộ trình
Trong quá trình triển khai chương trình GDPT mới, ngành GD Long An gặp nhiều thuận lợi nhờ sự quan tâm của chính quyền, sự đồng tình của PHHS, sự nỗ lực của đội ngũ. Tuy vậy, địa phương cũng có không ít khó khăn.
Các thiết bị hiện đại như bảng tương tác, tivi thông minh,... còn ít (Ảnh:Giáo viên cung cấp)
Chủ động khắc phục tình trạng thiếu giáo viên
Theo Sở GD&ĐT Long An, về định mức giáo viên (GV) so với quy định về tỉ lệ GV/lớp ở các cấp học, hiện tại toàn tỉnh còn thiếu nhiều GV. Cấp mầm non thiếu 324 GV; cấp tiểu học thiếu 297 GV; cấp THCS thiếu 345 GV, cấp THPT thiếu 133 GV.
Để khắc phục tình trạng thiếu GV nêu trên, UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo Sở GD&ĐT, UBND cấp huyện lập kế hoạch tuyển dụng số lượng viên chức còn thiểu ở năm học 2020-2021.
Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện chủ trương điều chuyển GV giữa các đơn vị huyện, thị xã, thành phố nhằm khắc phục tình trạng thừa, thiếu mất cân đối đội ngũ cũng như triển khai việc hợp đồng theo Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 3/7/2020 của Chính phủ về giải pháp đối với GD và y tế.
Luật Giáo dục năm 2019 quy định GV mầm non phải đạt trình độ CĐ, GV phổ thông đạt trình độ ĐH, do đó nguồn tuyển GV đáp ứng trình độ chuẩn càng ít (đặc biệt là cấp tiểu học và THCS) dẫn đến rất khó tuyển GV theo nhu cầu. Chính sách đối với nhà giáo chưa thu hút, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm còn đi làm nhiều việc khác; nguồn sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo sư phạm chưa đáp ứng được nhu cầu của các địa phương.
Học sinh Long An trong giờ thực hành tin học (Ảnh: Ngọc Thạnh)
GV tiếng Anh, Tin học thực hiện chương trình GDPT 2018 vẫn còn thiếu. Tổng số lớp cấp tiểu học năm học 2020-2021 là 4.306 lớp nhưng số GV tiếng Anh hiện có chỉ 421 GV; số GV Tin học hiện có chỉ 264 GV; hiện tại còn thiếu 138 GV môn tiếng Anh và 41 GV Tin học.
Giám đốc Sở GD&ĐT Long An Nguyễn Thanh Tiệp cho biết: Để khắc phục tình trạng thiếu GV tiếng Anh và Tin học phục vụ Chương trình GDPT 2018, tỉnh đã chủ động rà soát đội ngũ GV tiếng Anh, Tin học các trường, thực hiện điều động GV từ các đơn vị thừa sang đơn vị thiếu, phân công 1 GV dạy nhiều đơn vị trên cùng địa bàn, giảm nhiệm vụ kiêm nhiệm đối với GV tiếng Anh và Tin học.
Cử GV chưa đạt chuẩn tham gia đào tạo nâng chuẩn theo lộ trình nâng chuẩn đào tạo của GV mầm non, tiểu học, THCS giai đoạn 1 (2020-2025); Thực hiện tuyển dụng bổ sung GV tiếng Anh và Tin học; Thực hiện hợp đồng GV tiếng Anh, Tin học theo Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 3/7/2020 của Chính phủ.
Về cơ sở vật chất (CSVC) và trang thiết bị dạy học, Sở GD&ĐT Long An cho biết, mặc dù được tỉnh quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học 2 buổi/ngày, cũng như thực hiện đổi mới chương trình GDPT mới.
Phòng học, phòng chức năng vẫn còn thiếu, CSVC ở một số cơ sở giáo dục (CSGD) được xây dựng lâu ngày nên có hiện tượng xuống cấp. Các thiết bị hiện đại như bảng tương tác, tivi thông minh... còn ít, số lượng máy tính phòng tin học chưa đảm bảo 1 học sinh/1 máy.
Trường THPT Thiên Hộ Dương, TX Kiến Tường, Long An chuẩn bị đưa vào hoạt động trong năm học 2021-2022, theo định hướng chất lượng cao (Ảnh: Sở GD&ĐT Long An)
Đảm bảo triển khai chương trình GDPT mới đúng lộ trình
Theo Sở GD&ĐT Long An, năm học 2020-2021, tỉnh đã chỉ đạo các CSGD tiểu học thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1; hướng dẫn xây dựng kế hoạch GD thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với cấp tiểu học, các CSGD ưu tiên bố trí giáo viên dạy lớp 1 đảm bảo tỉ lệ 1,5 GV/lớp để thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo quy định.
Triển khai tốt chương trình GDPT mới đối với lớp 1, đảm bảo theo lộ trình quy định. Số HS lớp 1 trong tỉnh được học 2 buổi/ngày đạt 97,3%.
Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện theo Chương trình GDPT 2018, các trường tổ chức thực hiện đạt hiệu quả trong sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới tại các tổ, khối chuyên môn trong trường và giữa các trường tiểu học; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học.
Động viên GV tham gia sinh hoạt chuyên môn qua trang mạng thông tin "Trường học kết nối". Trong học kỳ I, Sở GD&ĐT Long An đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp tỉnh môn Tiếng Việt lớp 1 cho 85 đại biểu tham dự...
Các cơ sở GD tiểu học đủ điều kiện CSVC, đội ngũ GV thực hiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày... Hiệu trưởng trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu theo quy định, phù hợp và hiệu quả.
Trường THPT Hậu Nghĩa Long An xây dựng theo mô hình trường chất lượng cao
Bên cạnh đó, các Phòng GD&ĐT đã tích cực chủ động tham mưu với các cấp lãnh đạo để có kế hoạch phát triển GD của địa phương. Trong đó quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch, tăng cường các nguồn lực đầu tư CSVC, phát triển đội ngũ GV, đẩy mạnh XHH để đảm bảo các điều kiện chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới thực hiện dạy học 2 buổi/ngày; nâng cao chất lượng GD toàn diện; giảm thiểu tối đa tỉ lệ HS bỏ học, khắc phục triệt để tình trạng "HS ngồi nhầm lớp".
Đảm bảo tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, HS học đúng độ tuổi (6-11 tuổi) đạt 99,9%, HS khuyết tật học hòa nhập đạt 85,0%, tỉ lệ HS bỏ học 0,01%, HS học 2 buổi/ngày đạt 87,7%.
Đối với cấp THCS, THPT, Ngành GD Long An duy trì và nâng cao chất lượng GD, tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm luôn đạt trên 99%; GD mũi nhọn ngày càng được ổn định và nâng cao về chất lượng; đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình trường học. Ngoài trường phổ thông, trường năng khiếu, trường chuyên, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết thông qua Đề án phát triển trường THPT hoạt động theo định hướng chất lượng cao giai đoạn 2016-2020; các kế hoạch, chỉ tiêu đều đạt và vượt theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh.
Thực hiện chương trình GDPT2018 đảm bảo theo đúng theo lộ trình của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Long An ban hành Đề án biên soạn nội dung GD địa phương của tỉnh; lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, GV cốt cán, đại trà theo lộ trình. Tính đên thời điểm hiện tại 100% cán bộ quản lý, GV đã hoàn thành Module 1.
Sở GD&ĐT Long An tổ chức Hội nghị giới thiệu SGK lớp 2, lớp 6 (Ảnh: Ngọc Thạnh)
Về thay SGK lớp 2, lớp 6 , UBND tỉnh Long An đã ban hành Kế hoạch về việc triển khai thực hiện Chương trình GDTP mới trên địa bàn tỉnh và giao Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở,ngành liên quan triển khai thực hiện.
UBND tỉnh cũng đã có Quyết định thành lập các Hội đồng lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 và Quyết định ban hành tiêu chí lựa chọn SGK để triển khai lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 áp dụng cho các CSGD trên địa bàn tỉnh từ năm học 2021-2022.
Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT đã xây dựng Kế hoạch về việc lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 trên địa bản tỉnh và đã triển khai, tổ chức cho đội ngũ GV nghiên cứu, lựa chọn SGK theo đúng tinh thần Thông tư 25/TT-BGDDT ngày 26/8/2020 của Bộ GD&ĐT .
Thiếu giáo viên Ngoại ngữ, Tin học khi thực hiện Chương trình GDPT mới Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 2, lớp 3 ở nhiều địa phương đang dần khó khăn do thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên môn Ngoại ngữ và Tin học. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu tính theo đúng định mức từng cấp học thì cả nước...