Khắc phục sự nhàm chán trong điểm danh trực tuyến
Học online trong thời gian dài, sự nhàm chán, cứng nhắc là điều tối kị. Thay vào đó, mọi hoạt động giảng dạy, học tập của thầy và trò đều hướng tới tính hiệu quả, sinh động từ đầu đến cuối tiết học; trong đó bao gồm cả phần điểm danh.
Loại bỏ dần lối điểm danh cũ mòn
Theo chương trình tinh giản: Với cấp tiểu học, lớp 1 và 2 có thời lượng 25 phút/tiết; lớp 3- lớp 4- lớp 5 là 35 phút/tiết. Tương tự, với bậc THCS và THPT là 45 phút/tiết. Trước mỗi buổi, thậm chí mỗi tiết học, phần điểm danh được coi là bắt buộc để giáo viên chủ nhiệm nắm được sỹ số lớp, làm cơ sở báo cáo Ban giám hiệu nhà trường về việc duy trì nền nếp, kỷ cương, đảm bảo học sinh có tính chuyên cần, tham gia đầy đủ vào các hoạt động hàng ngày của lớp học.
Điểm danh là phần việc hàng ngày của giáo viên và học sinh
Tuy nhiên, nhiều ý kiến phụ huynh và học sinh cho rằng: Việc điểm danh đầu giờ gây mất thời gian, rườm rà, không cần thiết: “Một tiết học ngắn, lớp đông học sinh; cứ điểm danh theo danh sách lớp đúng kiểu truyền thống có khi mất 5-7 phút chưa xong; gọi đến ai, người đấy “có” như ở lớp học trực tiếp thật sự rất lãng xẹt. Nhất đâu sau tiết mục điểm danh là lời cô giảng đều đều thì…hơn ru ngủ”- phụ huynh Hà Huy Long, trú tại quận Hoàng Mai gay gắt.
Thừa nhận một phần ý kiến của phụ huynh trên là đúng, cô Lê Thu Ngân, giáo viên cấp tiểu học tại một trường Tiểu học thuộc huyện Thanh Oai chia sẻ: Hai tuần đầu, quả thật việc điểm danh với học sinh khá mất thời gian. Hàng ngày cô mở lớp trước 15 phút nhưng khi sát giờ học, việc điểm danh theo danh sách lớp vẫn rất vất vả, chủ yếu do học sinh mạng trục trặc, cô gọi tên không nghe thấy để trả lời”.
Bày tỏ về việc điểm danh hàng ngày, Hoàng Duy Anh, học sinh lớp 10 tại một trường THPT thuộc quận Đống Đa than thở: “Điểm danh là một “thủ tục” rất nhàm chán bởi đa phần khi vào lớp là chúng em muốn học bài mới ngay nhưng vẫn phải chờ đợi vài phút để điểm danh gần 50 bạn. Em thấy việc này không cần thiết bởi học trực tuyến có rất nhiều nền tảng, công cụ hiện đại để thay thế hình thức điểm danh truyền thống cũ kỹ; tại sao không dùng?”.
Đa dạng và sáng tạo các hình thức điểm danh
Sau hơn một tháng học trực tuyến, yêu cầu đẩy mạnh chất lượng dạy và học online tiếp tục được đặt ra cấp thiết; đòi hỏi nhà trường, thầy cô giáo tích cực nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp để tăng hứng thú của học sinh với từng tiết học. Hiện mỗi trường dùng các phần mềm dạy học không giống nhau nên cách thức điểm danh cũng được các cô áp dụng rất phong phú, đa dạng.
Với mỗi lớp học, học sinh sẽ được đặt số thứ tự theo danh sách lớp và học sinh có nhiệm vụ nhớ số của mình. Khi vào phòng học cô quy định học sinh ghi theo cú pháp: Số thứ tự- họ tên- lớp. Học sinh mở camera khi học và nhìn vào đó là cô giáo biết sỹ số lớp, không cần phải điểm danh. Giữa hai tiết học, có thể cô giáo bộ môn sẽ kiểm diện lại học sinh nhưng việc này cũng chỉ mất 1-2 phút bởi phần mềm có hỗ trợ việc kiểm tra, kiểm soát học sinh- cô Hán Thu Phương, giáo viên trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, huyện Chương Mỹ cho hay.
Theo chia sẻ của Hiệu trường trường THCS Xuân La, quận Tây Hồ Trần Thị Mỹ Lâm thì việc điểm danh của giáo viên giờ đây được tiến hành rất nhanh; hầu như không phải gọi từng học sinh theo cách thủ công như trước mà có thể thay thế bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc trò chơi; nếu học sinh nào không làm nghĩa là không có mặt ở tiết học. Việc này vừa đỡ mất thời gian vừa tạo hứng thú và trách nhiệm cho học sinh.
“Việc thực hiện điểm danh đầu giờ là rất quan trọng. Nhà trường đã họp thống nhất giáo viên đánh số theo thứ tự danh sách lớp và khi học sinh vào phòng phải đảm bảo đảm đúng tên, đúng thứ tự và có hình ảnh thì giáo viên mới cho vào. Việc điểm danh chỉ mất tối đa 3 phút mỗi buổi và đều trước giờ vào học chính thức nên không ảnh hưởng gì đến thời lượng và chất lượng tiết học”- thầy Hoàng Chí Sỹ, Hiệu trưởng trường THPT Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức cho biết.
Giáo viên có thể tạo niềm vui đầu buổi học bằng những cách thức điểm danh sáng tạo
Ngoài ra, để tăng cường ý thức tự giác và tinh thần kỷ luật của của học sinh, một số trường sử dụng điểm danh bằng phần mềm google form. Theo đó, trước khi vào lớp 15 phút, giáo viên sẽ gửi đường link để học sinh tự ghi họ tên, lớp theo đúng yêu cầu, sau đó bấm “gửi đi”. Sau tháo tác đó, tên học sinh có ngay trong danh sách của giáo viên và việc này được quy định sẽ diễn ra trước 8 giờ sáng hàng ngày, nếu học sinh nào không thực hiện có nghĩa là vắng mặt. Vì đánh vào ý thức, sự chuyên cần nên 100% học sinh điểm danh đúng giờ và việc này diễn ra rất nhanh.
Một cách thức khác, đó là điểm danh trong giờ học. Ví như cách làm của cô Lê Thị An, giáo viên một trường THCS thuộc huyện Mê Linh đang thực hiện. Theo đó, đầu giờ sáng cô chỉ nhìn danh sách hiển thị, camera của lớp để bao quát, nắm số lượng chung. Trong giờ học, cô sẽ gọi học sinh phát biểu xây dựng bài theo danh sách lớp; đảm bảo ai cũng được gọi và có ý thức, trách nhiệm xây dựng bài. Khi học sinh trả lời, đồng thời cô đánh dấu vào mục điểm danh. Như vậy, học sinh sẽ không có cảm giác nhàm chán hoặc nặng nề so với điểm danh đầu buổi học.
Điểm danh là một phần việc nhỏ nhưng có vai trò quan trọng, được duy trì trong cả học trực tuyến và trực tiếp. Đến nay, dù hình thức điểm danh đã có nhiều sáng tạo, đổi mới hơn nhưng các trường học và thầy cô giáo vẫn cần lưu tâm đến phần việc này để mỗi tiết học online được trân trọng từng giây, từng phút bởi rõ ràng công sức bỏ ra của cả thầy, trò và gia đình trong mỗi tiết học online là rất lớn.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Nguyễn Kim Sơn: Thay đổi, chuyển đổi, thích ứng
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhiều lần nhấn mạnh 3 từ khóa này trong cuộc phỏng vấn với Tuổi Trẻ về năm học đặc biệt này khi lần đầu tiên học sinh nhiều nơi bắt đầu năm học mới bằng lễ khai giảng online và đến nay vẫn học online.
Một học sinh lớp 1 ở TP.HCM đang học trực tuyến - Ảnh: NHƯ HÙNG
Từng bước một, ngành giáo dục sẽ có các giải pháp để khắc phục khó khăn. Trong đó, sự hỗ trợ, phối hợp của các bộ, ngành, địa phương và sự chung tay của mỗi bậc phụ huynh, toàn xã hội sẽ là yếu tố quan trọng giúp ngành thực hiện mục tiêu đặt ra cho năm học mới.
Bộ trưởng NGUYỄN KIM SƠN
Bộ trưởng NGUYỄN KIM SƠN nói: "Trong vòng 3 - 4 tháng qua, ngành giáo dục có điều chỉnh, chuyển đổi thích ứng với tình hình dịch COVID-19, lấy chống dịch là ưu tiên số 1 và tranh thủ chuyển đổi số để điều chỉnh phương pháp giáo dục.
Khả năng 3 tháng cuối năm, hầu hết địa phương sẽ chuyển sang trạng thái bình thường mới, phương pháp giảng dạy sẽ phải điều chỉnh lại cho phù hợp. Các địa phương, nhà trường, thầy cô và học sinh cần chấp nhận nó như điều tất yếu và thích ứng với nó một cách linh hoạt.
Dù vậy, điều bất biến là tinh thần kiên trì với chất lượng giáo dục, lấy phát triển con người làm mục tiêu quan trọng trong bất cứ điều kiện nào".
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ
* Học online đã kéo dài từ năm học trước, nhưng đến nay nhiều nơi vẫn lúng túng. Với học sinh lớp 1, lớp 2, học online không hiệu quả nhưng mỗi nơi một kiểu, nơi thì dừng, nơi vẫn học, mà chưa thấy Bộ GD-ĐT có quan điểm cụ thể. Đến thời điểm này, bộ đánh giá thế nào, nên dừng hay tiếp tục?
- Trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp, thầy và trò không thể đến trường thì học trực tuyến là giải pháp không thể khác, dù chúng ta chưa có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết. Khó khăn và nhiều nơi còn lúng túng là có thật và khó tránh khỏi khi những điều kiện để thực hiện chưa thể ngay lập tức đáp ứng yêu cầu triển khai trên diện rộng.
Đối với cấp tiểu học, đặc biệt là lớp 1, lớp 2 - lứa tuổi cần được giáo viên "cầm tay chỉ bảo", thử thách càng nhiều hơn khi 2 năm qua là những năm đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 với 2 lớp học này.
Bộ đã đưa ra hướng dẫn rất cụ thể về phương pháp, điều kiện để dạy học trực tuyến với những lớp này. Chỉ khi nào các trường đáp ứng được yêu cầu cần thiết mới triển khai dạy học.
Tất nhiên, với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1, lớp 2, việc học trực tuyến kéo dài sẽ không tốt. Vì vậy, với các lớp này, bộ đã chỉ đạo các địa phương, trường học ưu tiên hình thức dạy học qua truyền hình, đồng thời không thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ cho tới khi học sinh được ôn tập trực tiếp.
Bộ cũng phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng các bài giảng và phát sóng đồng thời trên 3 kênh VTV1, VTV2, VTV7. Các kênh truyền hình địa phương tiếp sóng hoặc phát lại trong các khung giờ phù hợp.
Thực tế, nếu tháng 10 tình hình dịch bệnh chuyển biến tốt hơn, việc học tập có thể sẽ chuyển dần sang học trực tiếp.
Tuy nhiên, phải chia sẻ thêm rằng các bài giảng trên truyền hình sẽ không chỉ là giải pháp tình thế trước mắt, không chỉ để phục vụ học tập trong giai đoạn chống dịch mà đó là một phần của công cuộc chuyển đổi số, hướng tới tích hợp với kế hoạch chuyển đổi số lâu dài trong công tác điều hành, quản lý giáo dục.
Nhờ các bài giảng này, học sinh các vùng miền khác nhau đều có cơ hội được học các giáo viên dạy tốt. Chưa kể dịch bệnh khó lường, việc này còn giúp chúng ta chủ động được việc học tập trong mọi tình huống.
Không chỉ lớp 1, lớp 2, mà từ lớp 3 - 12, bộ cũng đang xây dựng các bài giảng truyền hình làm công cụ hỗ trợ cho cả thầy và trò, thống nhất phương pháp, cách thức áp dụng được cho số đông, diện rộng.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ
* Nhiều địa phương đang bối rối với việc cho học sinh trở lại trường, ví dụ ngay tại Hà Nội có những huyện rất rộng, vài tháng qua không có ca COVID-19 mới nhưng cũng chưa cho học sinh đến trường. Quan điểm của Bộ GD-ĐT về việc này ra sao?
- Thận trọng và an toàn là cần thiết. Sắp tới Bộ Y tế sẽ xúc tiến tiêm vắc xin cho học sinh, ưu tiên trước hết với các em từ 12 - 18 tuổi sẽ tạo điều kiện mở cửa trường học. Để trở lại trường học, điều quan trọng vẫn là đảm bảo an toàn, sức khỏe cho thầy cô và học trò.
Căn cứ theo chỉ đạo chung và khuyến cáo của Bộ Y tế, các địa phương cần có quyết sách cho phù hợp. Các phường, xã có nguy cơ thì khoanh vùng hẹp ở phường, xã đó, còn phường, xã khác vẫn cho học sinh đến trường với quy định phòng dịch chặt chẽ.
Không chủ quan, không nóng vội nhưng cũng không vì những vùng nhỏ có ca bệnh mà ảnh hưởng cả vùng lớn, ảnh hưởng đến số đông.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Tạo động lực cho giáo viên
Ở khía cạnh đời sống, thu nhập của giáo viên là vấn đề đã được nhắc tới nhiều năm qua và vẫn đang là một trong những trở ngại về động lực cho đội ngũ.
Tuy nhiên, nếu nhìn những chính sách ban hành gần đây, từ những chính sách dành cho sinh viên sư phạm đến cho giáo viên mới vào nghề, giáo viên có thâm niên công tác, có thể thấy đã có những chuyển động theo hướng tích cực.
Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để đề xuất những chính sách phù hợp về thu nhập cho nhà giáo.
Bên cạnh việc xây dựng chính sách, thời gian tới bộ sẽ đặc biệt quan tâm tới khâu kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, để chính sách thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra động lực cho giáo viên.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ
Thi tốt nghiệp THPT 2022 ra sao?
* Nhiều người đánh giá kỳ thi tốt nghiệp THPT có những bất cập khi nảy sinh những chuyện kỳ lạ đạt 30 điểm cũng không đỗ đại học. Bộ trưởng cũng nói năm 2022 sẽ đổi mới kỳ thi, nhưng việc đổi mới này sẽ thế nào, bao giờ mới công bố?
- Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Mấy năm trở lại đây, kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn là thi "hai trong một", mà được xác định và triển khai theo hướng là thi tốt nghiệp THPT. Nếu là kỳ thi tuyển sinh đại học, học sinh đăng ký vào trường đó, thi cạnh tranh 30 điểm mà không đỗ thì đúng là có vấn đề thật.
Còn 30 điểm này là điểm thi tốt nghiệp, nhằm đánh giá việc hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, nhưng điểm thi cũng được sử dụng làm căn cứ và công cụ tuyển sinh.
Đó là chưa kể thông tin về một vài trường hợp điểm rất cao nhưng chưa đỗ là cộng cả điểm ưu tiên và chỉ là số đặc biệt ít, rơi vào các trường tuyển sinh bằng nhiều hình thức, chỉ để lại chỉ tiêu lấy điểm thi tốt nghiệp THPT rất ít và kèm theo các yêu cầu khác.
Thí sinh tới một điểm thi ở Hà Nội tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 - Ảnh: N.TRẦN
Năm 2022 là năm tiếp theo việc dạy học chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, những học sinh sẽ tham gia kỳ tốt nghiệp năm 2022 sẽ là những em có 3 năm (lớp 10, lớp 11, lớp 12) học tập trong điều kiện khó khăn bởi dịch bệnh.
Vì vậy, việc đổi mới phải đảm bảo phù hợp với thực tế dạy học, tránh gây xáo trộn cho học sinh, giáo viên và xã hội.
Bộ GD-ĐT đang xây dựng phương án thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2022 - 2025 để lấy ý kiến các chuyên gia, nhà giáo, nhà quản lý và toàn xã hội. Định hướng là việc phân cấp, trao quyền cho địa phương trong tổ chức sẽ được thực hiện mạnh mẽ hơn nữa.
Kỳ thi sẽ triển khai đúng tính chất thi tốt nghiệp THPT, đánh giá kết quả học tập của người học, đầu ra của THPT, đánh giá chất lượng dạy và học phổ thông của các trường học và từng địa phương, xét công nhận tốt nghiệp THPT, là căn cứ để có những chính sách và chỉ đạo ngành giáo dục.
Các trường đại học, cao đẳng có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm một trong các công cụ để tuyển sinh, nhưng trách nhiệm thực thi quyền tự chủ trong tuyển sinh sẽ phải được các trường triển khai ở mức cao hơn.
Phương án thi tốt nghiệp THPT cụ thể sẽ được Bộ GD-ĐT công bố trong ít ngày tới.
'Học sinh lớp 1, 2 hoàn toàn có thể học online' Theo chuyên gia Hoài Nga, nếu phụ huynh hỗ trợ con, giáo viên đủ năng lực và học sinh sẵn sàng, việc học online với lớp 1, 2 hoàn toàn khả thi. Tại talkshow trực tuyến Học sinh tiểu học học online - Thách thức hay cơ hội? do trường Phổ thông liên cấp Olympia tổ chức sáng 28/2, thạc sĩ tâm lý...