Khắc phục khan hiếm máu điều trị trong dịp hè
Để đảm bảo đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh, Việt Nam cần tối thiểu 2% dân số hiến máu với khoảng gần 2 triệu đơn vị máu mỗi năm.
Hàng ngàn người tham gia hiến máu trong ngày hội hiến máu Giọt hồng tri ân tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội – ẢNH CÔNG THẮNG
Ngày hội hiến máu Giọt hồng tri ân và Hội quân Hành trình đỏ lần thứ 7 – 2019″ được tổ chức trong 2 ngày 26 – 27.7 tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
Đây là năm đầu tiên chương trình vận động hiến máu Hành trình đỏ – Kết nối dòng máu Việt được tổ chức trong thời gian dài nhất (50 ngày, từ 11.6 – 31.7), với sự tham gia của nhiều địa phương nhất (39 tỉnh, thành phố).
Hành trình thu hút hàng vạn người tham gia, tổ chức được 265 ngày hiến máu, tiếp nhận hơn 85.000 đơn vị máu. Các tỉnh, thành phố đã tổ chức thành công các ngày hội Hành trình Đỏ thu được trên 1.500 đơn vị máu như: TP.HCM, Hải Phòng, Thanh Hoá, Đắk Lắk, Bắc Ninh, Hà Nội…
TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư, Trưởng ban tổ chức Hành trình Đỏ 2019, cho biết: “Hành trình Đỏ ra đời trong sự cấp thiết về việc đảm bảo được nguồn máu cho cấp cứu và điều trị vào dịp hè khan hiếm máu. Trong 7 năm qua, 50 tỉnh, thành phố tổ chức Hành trình Đỏ đóng góp hơn 255.000 đơn vị máu, trở thành chương trình vận động hiến máu có quy mô lớn nhất cả nước”.
Video đang HOT
Chương trình vận động hiến máu Hành trình đỏ – Kết nối dòng máu Việt được tổ chức tại 39 tỉnh,thành vói hàng vạn người tham gia – ẢNH CÔNG THẮNG
Tại Hà Nội, Hành trình đỏ 2019 được tổ chức với chuỗi các hoạt động liên tục trong 2 ngày 26 – 27.7 với trọng tâm là ngày hội hiến máu Giọt hồng tri ân tiếp nhận được 3.000 đơn vị máu trong ngày 27.7.
13% người dân mang gen bệnh tan máu bẩm sinh
TS Bạch Quốc Khánh cho biết, các hoạt động hiến máu tình nguyễn trên đã khắc phục tình trạng thiếu máu dịp hè và nâng cao nhận thức của người dân về phòng tránh bệnh tan máu bẩm sinh – căn bệnh đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến giống nòi, đến chất lượng dân số với khoảng 13% người dân nước ta mang gen bệnh này và 20.000 bệnh nhân được phát hiện và điều trị thường xuyên.
Cũng theo TS Bạch Quốc Khánh, máu là một loại thuốc đặc biệt mà không có chế phẩm thay thế được, máu chỉ có thể được hiến tặng từ những người khỏe mạnh. Máu cần cho nhiều chuyên khoa, cả cho điều trị hằng ngày cũng như cho cấp cứu ngoại khoa, sản khoa, nội khoa. Máu cũng rất cần để sẵn sàng dự trữ cho thảm họa, an ninh, quốc phòng. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đối với một quốc gia, mỗi năm cần tối thiểu khoảng 2% dân số tham gia hiến máu.
“Theo thống kê của Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, năm 2018 cả nước tiếp nhận được hơn 1,3 triệu đơn vị, đạt trên 1,6% dân số hiến máu. Như vậy, máu cho điều trị vẫn còn thiếu, thiếu ở nhiều địa phương trên toàn quốc và thiếu ở nhiều thời điểm trong năm, nhất là dịp hè và dịp tết. Đây là thời điểm giảm sút lực lượng hiến máu chủ lực là các học sinh sinh viên do có kỳ nghỉ dài ngày “, TS Bạch Quốc Khánh cho biết.
Theo Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư, hiện 98,3% lượng máu điều trị được tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện, tương đương 1,68% dân số tham gia hiến máu, tỷ lệ hiến máu nhắc lại đạt 42,5%.
Theo Thanh niên
Phú Yên: Hơn 1.000 người tham Ngày hội hiến máu "Hành trình đỏ" năm 2019
Ngày 6/7, hơn 1.000 người, hầu hết là tuổi trẻ tỉnh Phú Yên đã đến tại Nhà Văn hóa lao động tỉnh (TP. Tuy Hòa) để đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện.
Với hơn 1.000 người tham gia hiến máu, chương trình "Hành trình đỏ" tại Phú Yên dự kiến sẽ huy động hơn 1.000 đơn vị máu, trong đó 900 đơn vị máu sẽ được dự trữ tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và hơn 100 đơn vị máu cung cấp riêng phục vụ cấp cứu và điều trị cho bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên.
Hơn 1.000 người tham gia hiến máu tình nguyện ở Phú Yên
Chương trình "Hành trình đỏ" năm nay mang thông điệp "Mỗi giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại" đã được cán bộ công nhân viên chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên, sinh viên và người dân ở các địa phương trong tỉnh hưởng ứng và đăng ký tham gia hiến máu.
Phát biểu phát động tại chương trình "Hành trình đỏ", ông Phạm Đại Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên kêu gọi mọi tầng lợp nhân dân tích cực tham gia hiến máu nhân đạo. Hiến máu cứu người là việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng, là nghĩa cử cao đẹp, sẻ chia những giọt máu tình nguyện, mang lại sức khoẻ, sự sống và niềm hy vọng cho người bệnh; đồng thời, góp phần khắc phục tình trạng thiếu máu phục vụ công tác cứu chữa người bệnh tại các cơ sở y tế hiện nay.
Nhiều người dân ở các huyện xa xôi vẫn về tại TP. Tuy Hòa để tham gia hiến máu
Ông Phạm Tuấn Dương, Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết: Đây là lần thứ 3 chương trình "Hành trình đỏ" được tổ chức tại Phú Yên.
"Mỗi năm chương trình đi qua, số lượng người tham gia hiến máu càng đông hơn. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền của địa phương là rất tốt. Hiểu biết của người dân về hiến máu tình nguyện được nâng cao rõ rệt. Phú Yên cũng là địa phương có nhiều cơ quan đơn vị tham gia hiến máu và ngày càng có nhiều người tham gia hiến máu nhắc lại nhiều lần. Các mô hình Câu lạc bộ tuyên truyền hiến máu: "Giọt hồng Phú Yên", Câu lạc bộ hiến máu dự bị "Ngân hàng máu sống" được duy trì hiệu quả..." ông Dương đánh giá.
Trung Thi
Theo Dân trí
Nguy cơ biến mất một số nhóm người dân tộc thiểu số do bệnh tan máu bẩm sinh Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng suy tim, tiểu đường, thai lưu, đẻ non... Đồng thời giảm chất lượng sống, tuổi thọ của người bệnh, suy thoái giống nòi. Một số vùng dân tộc rất ít người, nguy cơ biến mất sẽ đến nếu không có giải pháp...