Khả năng nhịn đói khó tin của lạc đà trên sa mạc
Lạc đà có khả năng sống sót ở sa mạc vô cùng cao, thậm chí chúng có thể nhịn đói trong thời gian rất dài!
Lạc đà có hình dáng to lớn và đồ sộ, với hai cái bướu cao lớn, chúng thu hút mọi ánh nhìn ở mọi nơi. Không phải tự nhiên mà lạc đà được mệnh danh là “con tàu của sa mạc”, chúng như được sinh ra để dành cho sa mạc và nhiều cơ quan trong cơ thể chúng có thể giúp chúng sống sót ở sa mạc.
Lấy đôi mắt của lạc đà làm ví dụ, lạc đà sinh ra đã có “mắt hai mí”, mí mắt đặc biệt dày và lông mi rất dài. Tại sao lạc đà lại có mí mắt và lông mi đặc biệt như vậy? Bởi vì gió mạnh thường thổi trên sa mạc nên các loại cát sẽ bị gió thổi bay, rất nguy hiểm. Cấu trúc mắt của lạc đà có thể ngăn ngừa tổn thương mắt một cách hiệu quả. Và đây chỉ là một cơ quan nhỏ trên con lạc đà có đặc điểm thú vị. Điều nổi tiếng và dễ thấy nhất ở con lạc đà chính là cái bướu của nó. Cái bướu giúp lạc đà sống sót trên sa mạc khi không có gì để ăn. Vì vậy, nếu một con lạc đà bị kẹt ở sa mạc và không thể tìm thấy nước hay thức ăn thì nó có thể sống sót được bao lâu?
Bên trong bướu lạc đà có gì? Trên thực tế, hai cái bướu trên lưng lạc đà được dùng để dự trữ mỡ trong trường hợp khẩn cấp. Một con lạc đà với thể chất bình thường có thể nhịn ăn uống trong sa mạc nửa tháng, quả thực là không thể tin được! Suy cho cùng, một người chỉ có thể nhịn ăn nhiều nhất là ba ngày mà thôi. Khi lạc đà không tìm được thức ăn, bướu của chúng sẽ phát huy tác dụng là liên tục cung cấp mỡ cho lạc đà.
Và khi không được ăn trong thời gian dài, cơ thể lạc đà sẽ tự động làm chậm quá trình trao đổi chất. Tình trạng này chỉ có thể kéo dài khoảng một tháng, trong thời gian đó trọng lượng của lạc đà sẽ giảm khoảng 1/3. Nói cách khác, nếu bạn nhốt một con lạc đà vào sa mạc và không cho nó ăn, nó có thể sống sót nhờ bướu của chúng trong khoảng một tháng. Sau một tháng, mỡ tích trữ trong bướu lạc đà sẽ cạn kiệt, nếu lúc này lạc đà không tìm được thức ăn thì rất có thể chúng sẽ chết.
Để so sánh, một con lạc đà có thể sống sót trong khoảng một tháng mà không cần ăn uống, trong khi con người chỉ có thể sống sót tối đa ba ngày nếu không ăn uống. Hơn nữa, lạc đà còn rất giỏi tìm kiếm thức ăn trên sa mạc, đế chân rất dày nên chúng có thể đi lại thoải mái trên sa mạc với nhiệt độ lên tới hơn 70 độ C, thậm chí chúng có thể đi bộ hàng chục km mỗi ngày. Hơn nữa, lạc đà còn có khứu giác và thị giác rất tốt, khi có thể cảm nhận được nguồn nước trong bán kính 20 km. Ngoài ra, lạc đà không bị lạc đường nên lạc đà trên sa mạc hiếm khi chết vì không tìm được thứ gì để ăn.
Vì sao lạc đà gần như không bị tấn công ngoài tự nhiên?
Lạc đà được mệnh danh là 'con tàu sa mạc', không chỉ có thể đi lại lâu trên sa mạc mà chúng còn vô cùng ngoan ngoãn và là trợ thủ đắc lực cho con người.
Tuy nhiên, một số người cũng có thể đặt câu hỏi: Lạc đà là loài khá hiền lạnh, tại sao chúng không có kẻ thù tự nhiên?
Video đang HOT
"Con tàu sa mạc", người bạn thân nhất của nhân loại trong sa mạc
Khi nhắc đến l đà gần như tất cả mọi người sẽ liên tưởng đến sa mạc, nhưng ít người biết rằng lạc đà thực sự có nguồn gốc từ Bắc Mỹ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lạc đà có nguồn gốc đầu tiên ở Bắc Mỹ cách đây 55 triệu năm, vào thời điểm đó, lạc đà rất nhỏ, có kích thước tương đương với những chú chó cưng ngày nay và được các thế hệ sau gọi là "Eo-Camel".
Lạc đà đã sống trên lục địa Bắc Mỹ hơn 50 triệu năm và các loài bắt đầu phát triển mạnh mẽ, bao gồm cả lạc đà hiện đại.
Về bản chất, người ta có thể nói rằng lạc đà có nguồn gốc từ Bắc Mỹ.
Sau đó, sự xuất hiện của cầu Bering Land (một cầu đất khoảng rộng khoảng 1600 km ở đoạn lớn nhất của nó, mà ngày nay là Alaska và phía đông Xibia tại các thời điểm khác nhau trong các kỷ băng hà Pleistocene) đã cho phép những con lạc đà cổ đại di cư đến các khu vực khô hạn nhất châu Á.
Đặc biệt ở Ả Rập, lạc đà đã phát triển một lợi thế tiến hóa độc đáo: khả năng dự trữ và bảo tồn nước. Khả năng này cho phép lạc đà có thể sống sót trong sa mạc trong thời gian dài, tránh xa ốc đảo nơi các loài thú ăn thịt lớn sinh sống.
Biểu hiện cụ thể của khả năng này là bướu, căn cứ vào số lượng bướu mà chia thành lạc đà một bướu và lạc đà hai bướu (lạc đà Bactrian).
Tuy nhiên, điều đáng nói là dù là lạc đà một bướu hay lạc đà Bactrian thì thứ tích trữ trong bướu của chúng không phải là nước mà là mỡ.
Lạc đà một bướu và lạc đà hai bướu (lạc đà Bactrian).
Khi lạc đà di chuyển trên sa mạc, nếu không thể tìm được thức ăn, cơ thể sẽ ưu tiên sử dụng năng lượng từ mỡ ở bướu lạc đà.
Đối với nước trong cơ thể, chúng sử dụng một phương pháp phức tạp hơn để phân phối nước khắp cơ thể, chủ yếu là do thận của lạc đà hoạt động mạnh mẽ, có thể làm cho nước tiểu cô đặc cao, từ đó tạo ra chức năng "khóa nước".
Với chức năng này, lạc đà có thể đi bộ trong vài tuần mà không cần bổ sung nước sau khi uống nước một lần. Ngoài ra, lạc đà có tính tình hiền lành và không mắc bệnh có thể lây sang con người nên lạc đà có thể được thuần hóa để sử dụng cho con người. Tuy nhiên, lạc đà không nhanh lắm, tốc độ tối đa khoảng 40 km/h, nhưng thứ mà chúng có lại là sức bền và khả năng sống sót cao trong sa mạc.
Vì lạc đà được cung cấp chất dinh dưỡng từ bướu và có bộ lông cách nhiệt, nên sức chịu đựng của nó rất cao, với tải trọng 300 kg trên lưng, lạc đà có thể đi lại dễ dàng trên sa mạc và cũng có thể đi rất xa.
Ảnh minh họa.
Cái chết của lạc đà: Loài săn mồi khan hiếm, xác chết là "quả bom"
Trước hết, thiên nhiên là một chuỗi sinh học tuần hoàn, ngay cả con voi nặng 5 tấn cũng có kẻ thù tự nhiên chứ đừng nói đến con lạc đà hiền lành như vậy. Tuy nhiên, chính vì môi trường sống vô cùng khắc nghiệt nên loài có thể săn được chúng cũng rất ít. Lạc đà cực kỳ sợ bị sói xám săn đuổi, loài đặc trưng là sói Ả Rập.
Sói Ả Rập là loài sói sống ở sa mạc, thường đi săn theo đàn từ 5-6 con, tuy nhiên, để thích nghi với môi trường khắc nghiệt của sa mạc, loài sói xám này đã thu nhỏ kích thước và trở thành loài sói nhỏ nhất trong số những phân loài sói xám.
So với những con lạc đà cao và dài hơn hai mét, kích thước chỉ dài khảng 70 cm của sói Ả Rập khiến chúng không thể một mình săn được lạc đà, vì vậy, khi một bầy sói gặp một bầy lạc đà, những con sói Ả Rập cũng sẽ tấn công theo ba điểm, và mục tiêu lý tưởng của chúng là con lạc đà bị tách khỏi đàn trong quá trình di chuyển.
Tuy nhiên, sau khi loại bỏ loài sói Ả Rập đứng trước bờ vực tuyệt chủng, hầu như không còn loài săn mồi nào có thể đe dọa được lạc đà, điều này cũng là do môi trường sa mạc khắc nghiệt, sự khan hiếm loài khiến các loài săn mồi lớn khó có thể tồn tại trong sa mạc.
Sói Ả Rập là một phân loài của sói xám. Sói Ả Rập nhỏ và có màu xám nhạt.
Điều này cũng tạo ra ảo tưởng rằng lạc đà không có kẻ thù tự nhiên, hầu hết lạc đà đều chết vì bệnh tật và tuổi già hoặc bị con người săn đuổi.
Điều đáng nói là nếu gặp phải một con lạc đà chết vì già hay bệnh tật, tất cả sinh vật trên sa mạc sẽ "tránh xa", kể cả con người.
Như đã đề cập ở trên, bướu của lạc đà có rất nhiều mỡ và xung quanh cơ thể có rất nhiều nước, tất cả những thứ này đều là báu vật của lạc đà nhưng cũng là nơi sinh sản của vi khuẩn.
Nếu lạc đà chết, vi khuẩn sẽ dựa vào những chất dinh dưỡng này để sinh sôi trong cơ thể lạc đà, lúc này bộ lông cứng của lạc đà sẽ đóng vai trò bảo vệ. Dưới sự "canh gác" bất thường như vậy, xác lạc đà sẽ giống như một quả bóng cao su, bên trong sẽ chứa đầy vi khuẩn và khi vi khuẩn sinh sản càng nhiều thì xác của lạc đà sẽ càng lớn, chỉ cần chạm vào những sinh vật khác sẽ bị vi khuẩn lây nhiễm.
Hơn nữa, theo thời gian, cơ thể lạc đà sẽ "nổ tung" vì lượng vi khuẩn và khí khổng lồ được sinh ra vượt quá sức chịu đựng của bộ da bên ngoài.
Ảnh minh họa.
Tóm lại, không phải lạc đà không có kẻ thù tự nhiên, chỉ là việc thiếu một số lượng lớn "động vật săn mồi" trên sa mạc đã khiến mọi người có ảo tưởng như vậy.
Quả bóng phun ra từ miệng lạc đà dùng để làm gì? Lạc đà là loài động vật có vú có mức độ tiến hóa cao, chúng tiến hóa từ một loài động vật móng guốc chân mềm nguyên thủy của Bắc Mỹ cách đây khoảng 55 triệu năm. Ngày nay, lạc đà một bướu thường sống ở vùng khí hậu nóng hơn, trong khi lạc đà Bactrian thường sống ở sa mạc núi cao...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đột nhập cửa hàng bánh kẹo, 2 tên trộm có hành động khiến nhiều người sốc nặng

Cô gái câu được con cá mú khổng lồ nặng 264kg trên biển

108 "cây thần linh" nghìn năm tuổi ở Lâm Đồng được công nhận cây di sản

Nước biển ở Hạ Long màu đỏ phát ánh sáng xanh trong đêm, chuyên gia nói gì?

Tìm thấy 2 loài nấm có khả năng phát sáng, thuộc diện kỳ bí nhất thế giới

Trái Đất từng mưa không ngừng trong 2 triệu năm, dẫn tới điều này

Vì sao vẫn chưa tìm thấy hài cốt trong xác tàu Titanic?

Mua lại căn nhà bỏ hoang, người đàn ông phát hiện ra bí mật kinh hoàng

Con trâu được trả 30 tỷ đồng, người đàn ông quyết không bán

Đài quan sát Nam Cực phát hiện tín hiệu "kỳ lạ nhất vũ trụ"

Kỳ lạ "khu chợ ma" ở châu Á: Đêm mở, sáng đóng, có người kiếm gần 300 triệu/tháng

Biệt phủ được xây dựng suốt 12 năm bị yêu cầu phá dỡ gấp
Có thể bạn quan tâm

Tựa game bom tấn vừa làm lại đã bị ví là thảm họa, đánh giá trên Steam lao dốc nghiêm trọng
Mọt game
08:57:16 22/05/2025
Con trai đập bỏ nhà cũ, mẹ già ngồi thẫn thờ, rơi lệ nơi góc sân
Góc tâm tình
08:52:23 22/05/2025
Jin (BTS) chia sẻ về khoảnh khắc khó quên với Tom Cruise
Sao châu á
08:36:53 22/05/2025
Kevin Spacey trở lại Cannes, các nhiếp ảnh gia xô đổ hàng rào
Sao âu mỹ
08:32:05 22/05/2025
Em gái "chân dài" của Lâm Tây tuổi 18 xinh như búp bê, nhìn ảnh hồi nhỏ mới thấy "dậy thì thành công" cỡ nào
Sao thể thao
08:30:43 22/05/2025
Cao Viên Viên gây thương nhớ ở Liên hoan phim Cannes
Hậu trường phim
08:24:01 22/05/2025
Bé gái 19 tháng tuổi ngã vào xô đựng nước thải điều hòa
Sức khỏe
08:05:53 22/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 42: Việt 'sốc nặng' phát hiện An - Nguyên yêu nhau
Phim việt
07:40:20 22/05/2025
Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân
Tin nổi bật
07:35:49 22/05/2025
Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine
Thế giới
07:29:42 22/05/2025