Bất ngờ với nguồn gốc 2 con lạc đà ăn cỏ ven đường ở Cao Bằng
Theo chính quyền địa phương, hai con lạc đà đã xuất hiện cách đây vài tháng.
Ngày 25/11, mạng xã hội Facebook lan truyền hình ảnh lạ kỳ khi 2 con lạc đà đang ăn cỏ ở ven đường tại xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Sau khi hình ảnh này xuất hiện, nhiều cư dân mạng đã tỏ ra thích thú khi thấy loài vật không có trong tự nhiên ở Việt Nam lại “thảnh thơi” ăn cỏ ven đường trên mảnh đất hình chữ S.
Hai con lạc đà “thảnh thơi” ăn cỏ ven đường tại Cao Bằng (Ảnh: Hoa Cẩm Đào)
Liên quan đến vụ việc này, tối cùng ngày, một lãnh đạo UBND xã Xuân Trường cho biết, 2 con lạc đà trong hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội Facebook đúng là ở địa phương này. Hai con lạc đà này đã xuất hiện cách đây vài tháng, được cán bộ đồn Biên phòng Xuân Trường phát hiện gần khu vực biên giới.
Video đang HOT
Theo vị này, hiện đồn Biên phòng Xuân Trường đang chăn nuôi 2 con lạc đà trên, chưa có ai tới nhận. Hằng ngày, hai con lạc đà được thả ra môi trường tự nhiên để ăn cỏ.
Theo tìm hiểu của PV, lạc đà có nguồn gốc từ các vùng sa mạc của Châu Á và Bắc Phi. Đây là loài động vật lớn nhất sống được trên sa mạc và các vùng khô cằn thiếu nước uống.
Trước đó, cũng tại một địa danh khác của tỉnh Cao Bằng là xã Đức Long, huyện Thạch An, người dân đã tình cờ phát hiện 4 con chuột túi lang thang kiếm ăn ngoài tự nhiên, gần khu dân cư. Sau đó, 4 con chuột này đã được lực lượng chức năng đưa về Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên – trực thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên chăm sóc.
Trung Quốc phục hồi hóa thạch khủng long có niên đại hơn 130 triệu năm
Hai bộ hóa thạch của loài khủng long sừng Ceratosaurus và loài khủng long vây kiếm Stegosauria gần như còn nguyên cả xương và da, với mức độ nguyên vẹn hiếm thấy trên toàn thế giới.
Một bộ hóa thạch khủng long. (Nguồn: Xinhua)
Các nhà khoa học làm việc tại Viện Địa chất và Cổ sinh vật học thuộc trường Đại học Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, vừa hoàn tất phục hồi hai bộ hóa thạch của loài khủng long ăn cỏ, có niên đại hơn 130 triệu năm.
Theo trưởng nhóm khoa học trên, hai bộ hóa thạch trên đã được phát hiện vào năm 2017 tại huyện tự trị dân tộc Mãn Phong Ninh, thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc.
Trong hai bộ hóa thạch trên, một bộ thuộc loài khủng long sừng Ceratosaurus và bộ còn lại thuộc loài khủng long vây kiếm Stegosauria. Cả hai bộ gần như còn nguyên cả xương và da, với mức độ nguyên vẹn hiếm thấy trên toàn thế giới.
Giáo sư Trương Phúc Thành thuộc Viện Địa chất và Cổ sinh vật học khẳng định: "Hóa thạch khủng long Ceratosaurus được phát hiện lần này là một phần quan trọng trong việc lấp đầy 'chuỗi đứt gãy' trong sơ đồ tiến hóa của loài khủng long Ceratosaurus. Bộ xương được bảo tồn gần như nguyên vẹn của mẫu vật này sẽ cung cấp bằng chứng quan trọng để nghiên cứu thêm về con đường tiến hóa của khủng long Ceratosaurus nguyên thủy."
Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng hóa thạch khủng long Stegosaurus được bảo tồn gần như nguyên vẹn như vậy là do vào thời điểm đó núi lửa hoạt động thường xuyên. Tro núi lửa rơi xuống sông, theo thời gian "bọc" lấy xác của những con khủng long bị rơi xuống nước (có thể do trượt chân khi uống nước hoặc do tuổi cao), nhờ đó mà hóa thạch được bảo tồn nguyên vẹn.
Hóa thạch khủng long Stegosauria này lần đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Hà Bắc, cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho thấy hoạt động của loài khủng long Stegosauria vẫn còn tồn tại ở miền Bắc Trung Quốc trong Kỷ Phấn trắng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng huyện Phong Ninh và khu vực xung quanh nơi phát hiện hóa thạch nói trên, vào 130 triệu năm trước đã từng phân bố rừng và hệ thống nước tương đối rộng lớn, cung cấp nơi trú ẩn hiệu quả và nguồn thức ăn dồi dào cho các loài khủng long ăn cỏ sinh sống theo bầy đàn thời bấy giờ. Đây là nền tảng môi trường sinh thái mà các loài khủng long lớn hoặc bầy đàn sinh sống ở đây./.
Vì sao lạc đà gần như không bị tấn công ngoài tự nhiên? Lạc đà được mệnh danh là 'con tàu sa mạc', không chỉ có thể đi lại lâu trên sa mạc mà chúng còn vô cùng ngoan ngoãn và là trợ thủ đắc lực cho con người. Tuy nhiên, một số người cũng có thể đặt câu hỏi: Lạc đà là loài khá hiền lạnh, tại sao chúng không có kẻ thù tự nhiên?...