Kẹt ở Campuchia vì dịch, cô gái trẻ mê luôn “thiên đường secondhand” nước bạn, ngày nào cũng “lê la” 3 khu chợ cho thỏa đam mê
Rất nhiều hàng thùng chất lượng của Việt Nam được nhập về từ Campuchia, chả thế mà chị Nguyễn Hằng mới ghé lần đầu đã mê đến thế.
Hàng thùng từ lâu đã là sở thích và đam mê của rất nhiều chị em. Không chỉ tìm kiếm các mặt hàng ở trong nước, nhiều chị em còn lục tìm cả hàng thùng ở nước ngoài bởi nguồn hàng đa dạng mà chất lượng khỏi chê.
Đến Campuchia vì công việc nhưng vô tình kẹt lại do dịch, chị Nguyễn Thị Hằng (33 tuổi, Hà Nội) lại cho đây là một sự may mắn. “ Mình cũng mơi tim hiêu vê hàng thùng tư trước Têt, chu yêu qua cac group va cach phôi đô cua mọi người.
Mình rât thich nhưng món đô cu cu co y nghia thê nên rât hao hưc tim hiêu thêm sâu vê hàng thùng. Nhưng ở Việt Nam, mình lại chưa tưng mua bât cư mon hàng thùng hay đi chơ secondhand nao ca vì quá bận rộn. Tranh thủ cơ hội này mình đã ghé ngay chợ ở Campuchia vì cũng nghe mọi người rỉ tai từ lâu đây chính là “cha đẻ” của rất nhiều chuyến hàng si về Việt Nam“, chị Hằng chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Hằng (33 tuổi, Hà Nội)
Đi 3 chợ hàng thùng ngay giữa lòng thành phố Phnom Penh
Vì kẹt từ tháng 3, chị Hằng có thời gian tìm hiểu khá kĩ về các chợ hàng thùng nước bạn. Chợ chủ yếu nằm ở thành phố Phnom Penh, cách nơi chị sống tới 4-5 tiêng đi lai. Tới tháng trước rảnh rỗi, chị mới sắp xếp thời gian ghé thủ đô để đi cho biết.
“ Minh ghe 3 chơ si ơ Phnom Penh là: Orussey, Boeung Keng Lang va Olympic. Tuy nhiên ơ Olympic thi tim mai hoi mai không ai chi đung chô khu ban đô secondhand. Vì chợ rất rộng, không phải cả chợ bán hàng thùng mà chỉ một khu mà thôi. Thế là cuối cùng mình đành mò ra một vài shop hàng thùng nam ơ khu ngoai chơ“, chị Hằng chia sẻ.
Nhin chung, chơ đô hàng thùng ở Phnom Penh các chủ cửa hàng buôn ban kha thân thiên, không chăt chem, hoi han, măc ca, noi chuyên thoai mai. Chính ngươi Campuchia va khach Tây cung thich đi chơ hàng thùng và mua nhiêu.
Chu yêu khách sẽ dung tiêng Anh noi chuyên, măc ca khi mua ban. Đai bô phân ngươi ban hang đêu biêt dung tiêng Anh, buôn ban khá nhiêt tinh, hiên lanh.
Video đang HOT
Người bán hàng ở các chợ hàng thùng ở Campuchia đều nhiệt tình, hiền lành và thân thiện.
Điều đặc biệt chợ hàng thùng của Campuchia
Các sạp hàng thùng ở đây người ta sẽ ngồi theo khu, bày biện giống như kios bán đồ thời trang bình thường của Việt Nam vậy. Phân khu hàng đổ đống chủ yếu là các loại áo, váy mỏng. Hàng treo sào sẽ đủ thương hiệu, từ châu Á cho tới châu Âu. Đồ trông khá mới mẻ, ít mùi, vẫn nhăn nheo cũ kỹ nhưng sờ chất thấy rất ưng.
Sạp hàng thùng ở đây ngồi theo khu, bày biện giống như kios bán đồ thời trang bình thường của Việt Nam.
Giá đồ hàng thùng ở bên Campuchia cực rẻ. Hàng đổ đống dưới sạp thì chỉ 1 đô la/chiếc (23.000 đồng). Những món đồ treo sào thì giá sẽ cao hơn, từ 2 – 5 đô la/chiếc (47 – 116.000 đồng/chiếc). Áo khoác, đồ nhung, jean giá tầm 4 – 5 đô la (93 – 116.000 đồng/chiếc).
Khách thường mua sẽ thường mặc cả bằng cách gộp vài chiếc hoặc bớt giá từ 1 – 1,5 đô la/chiếc (23 – 35.000 đồng/chiếc) thì chủ cửa hàng sẽ đồng ý bán ngay.
Giá bán các món đồ khá rẻ.
Theo chị Hằng quan sát, chơ Boeung Keng Kang co nhiêu hàng thùng nam khá đep, đa dang. Orussey va Boeung Keng Kang đêu co đu tư quân ao tơi giay dep, tui vi. Chị Hằng cũng nghe mọi người mê hàng thùng gợi ý, Central Market cung co đô hàng thùng chất lượng và Russian Market thi đô khá mơi, gia cung ôn. Chu yêu phu kiên vong, thơi trang hoa tiêt hoa văn kiêu Nga.
Các món đồ bày bán theo sạp khá đa dạng.
Nếu bạn ghé chơ Orussey, muôn tim khu hàng thùng thì nên đi tư công sau lên tâng 2 vao la tơi. Đi công chinh (măt co chư) thi phai đi ngươc lai vê phia sau mơi găp đúng khu bán đồ, mà mất thời gian. Hằng thích nhất ở khu chợ Orussey là nơi này co khu thơ sưa đô tai chơ luôn. Thêm khuy, cuc, rông, hep đêu sưa luôn tai đây.
Mua hàng thùng lại có thợ sửa đồ ngay tại chỗ.
“ Lần đầu đi chợ secondhand của Campuchia, mình xách tới 18 mon vơi tông 38 đô la (khoảng 881.000 đồng) sau hơn 3 tiêng tìm mua. Cảm giác thực sự rât sương, như băt đươc vang. Sương hơn ca mua đô mơi ấy“, chị Hằng chia sẻ.
Con chơ Boeung Keng Kang va Central Market se la đich tơi tiêp theo của chị Hằng trong thời gian tới, bởi chị “chính thức” bị mê đồ secondhand của Campuchia mất rồi.
"Thiên đường mua sắm" của sinh viên Hà Nội vắng vẻ, đìu hiu chưa từng thấy.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, toàn bộ sinh viên, học sinh được nghỉ học thời gian dài đã khiến khung cảnh buôn bán tại chợ Nhà Xanh vắng vẻ, đìu hiu chưa từng thấy.
Chợ Nhà Xanh nằm trên đường Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội, gần với rất nhiều các trường cao đẳng và đại học lớn. Được mệnh danh là "thiên đường mua sắm" của sinh viên Hà Nội, nơi những trào lưu thời trang mới luôn được cập nhật liên tục và nhanh nhất, giá lại cực kì phù hợp với các bạn sinh viên.
Chợ Nhà Xanh đã trở thành một trong những khu chợ sinh viên nổi tiếng và được ưa chuộng nhất Hà Nội bởi những sản phẩm tại đây vừa đa dạng phong phú, mà giá thì lại cực kỳ phải chăng. Thế nhưng, những ngày này, khung cảnh chợ Nhà Xanh vắng vẻ chưa từng thấy.
Khung cảnh chợ Nhà Xanh vắng vẻ chưa từng thấy.
Chị Thu, chủ quầy hàng bán quần áo tại chợ cho biết từ Tết đến giờ, sinh viên nghỉ, lại thêm dịch bệnh, mọi người sợ không dám đến những nơi đông người nên hàng hóa ế ẩm. "Gian hàng của tôi bán đồ chủ yếu cho các bạn sinh viên, đồng giá 50.000đ/ sản phẩm. Những năm trước, chợ này luôn tấp nập, đông đúc, nhất là vào cuối tuần. Thế nhưng giờ, cả ngày không có ai vào hỏi, không mở hàng, bày hàng thì xót ruột, mà mở ra không ai mua nên chán lắm", chị Thu chia sẻ thêm.
Cũng theo chị Thu, những năm trước, sinh viên ra vào tấp nập, mỗi tháng trừ chi phí đi chị cũng lãi được 10-15 triệu đồng, nhưng giờ, có ngày không bán được gì. "Chị thuê phía trong này còn rẻ, chỉ 7-8 triệu/ tháng. Nhưng mấy sạp ở mặt đường giá thuê cao lắm, 20-30 triệu đồng/ tháng. Không biết chủ cho thuê có giảm giá thuê hay hỗ trợ gì không, chứ thế này thì lỗ chổng vó", chị Thu nói.
Từ đầu chợ đến cuối chợ, không có bóng dáng của khách mua hàng.
Anh Thắng, một chủ cửa hàng bán đồ nam cũng không khỏi ngán ngẩm: "Mở thì mở thế thôi nhưng có ai mua đâu? Mấy chục triệu tiền thuê cửa hàng một tháng mà giờ thế này. Tuần trước còn lác đác có người mua, nhưng từ hôm thứ 7 đến nay thì vắng hẳn. Chỉ mong dịch bệnh qua nhanh cho chúng tôi yên ổn làm ăn"
Chị Hoài, người bán nước tại chợ chia sẻ: "Nhìn những bãi trông xe xung quanh chợ là biết. Trước đây luôn tấp nập xe ra vào với vài trăm chiếc nhưng nay chỉ còn vài chiếc lèo tèo của chủ quầy phía trong gửi. Hầu như không có xe ra vào. Mấy cửa hàng bán đồ ăn nhanh trong chợ đều đóng cửa nghỉ bán hết rồi, vì bán cũng không ai mua".
Theo Dân Việt
Nông dân Sơn La thu cả tỷ đồng/ha mỗi năm nhờ trồng Na Hoàng hậu Nhờ trồng Na Hoàng hậu ghép mà nông dân Sơn La thu được cả tỷ đồng/ha mỗi năm. Năm 2019, Chương trình phát triển cây ăn quả của tỉnh Sơn La tiếp tục có bước nhảy vọt. Không chỉ tiêu thụ trong tỉnh, trong nước, sản phẩm quả của Sơn La còn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Autralia,...