Kết nối việc học với cuộc sống và công việc
Tại RMIT Việt Nam, từ ngày đầu bước vào học đến suốt hành trình sau đó, sinh viên được dìu dắt theo những lộ trình khác nhau để đến ngày tốt nghiệp các em hoàn toàn có thể tự tin bước vào thị trường lao động sôi động.
Qua chương trình Hoàn thiện kỹ năng cá nhân, sinh viên RMIT Việt Nam phát triển kỹ năng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng tương lai
Hoàn thiện kỹ năng cá nhân để sẵn sàng làm việc
Một trong những hoạt động giúp bồi đắp kỹ năng thực tế cho các em là chương trình Hoàn thiện kỹ năng cá nhân, sáng kiến của trường nhằm giúp sinh viên RMIT Việt Nam phát triển những kỹ năng để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng tương lai.
Trong buổi ra mắt mô hình mới của chương trình vào cuối năm 2016, Giáo sư Gael McDonald – Hiệu trưởng trường – cho biết chương trình mới được thiết kế quanh sáu bộ kỹ năng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên tiềm năng. Bà nói: “Nhà tuyển dụng không chỉ cần những tân khoa có kiến thức chuyên ngành, họ còn cần nhân viên có kỹ năng mềm để giao tiếp, hợp tác và thương thảo hiệu quả trong thế giới thay đổi nhanh chóng hiện nay”.
Qua chương trình, cùng các môn học chính khóa, các em sẽ được bồi đắp để trở thành những người có tư duy sáng tạo, giao tiếp tự tin, biết cách làm việc trong môi trường đa văn hóa, lãnh đạo có nhân cách, chuyên gia hoạch định sự nghiệp và công dân thời đại số. Các em có thể tích lũy sáu bộ kỹ năng này qua các lớp kỹ năng mềm hoặc các hoạt động ngoại khóa đa dạng diễn ra ở mỗi học kỳ. Sau khi hoàn thành chương trình, các em sẽ được ghi nhận vào bảng điểm chính thức, và khi tốt nghiệp, các em sẽ nhận được chứng chỉ hoàn tất chương trình cùng bộ hồ sơ số mà các em có thể dùng làm minh chứng trong hồ sơ xin việc sau này.
Sinh viên tìm hiểu thông tin về cơ hội việc làm tại Ngày hội Việc làm được tổ chức tại RMIT Việt Nam, cơ sở Nam Sài Gòn
Lợi thế cạnh tranh nhờ kết nối với doanh nghiệp
Bên cạnh đó, nhờ mối quan hệ chặt chẽ và bền vững mà trường đã tạo dựng được với nhiều ngành nghề khác nhau, trong suốt hành trình học tại RMIT Việt Nam, sinh viên luôn có cơ hội tìm hiểu, làm việc và giao lưu kết nối với doanh nghiệp.
Bà Manuela Spiga, Trưởng phòng Tư vấn hướng nghiệp và Quan hệ doanh nghiệp, cho biết trường xây dựng được mối quan hệ bền chắc với các tập đoàn đa quốc gia lớn, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài, “nhờ đó, các em có cơ hội tìm việc làm cũng như vị trí thực tập nhờ chương trình thực tập sinh và các buổi giao lưu với đại diện trong ngành”.
Video đang HOT
“Một cách hay để có được câu trả lời đáng tin và chuẩn xác liên quan đến nghề cũng như công việc tương lai là nói chuyện với những người thực sự đang làm việc trong ngành”, bà Spiga giải thích về lợi thế khác biệt mà chương trình Cố vấn nghề nghiệp độc đáo và đặc trưng của trường đem đến. “Chỉ từ đầu năm đến nay, chương trình đã kết nối 62 sinh viên RMIT với chuyên gia các ngành khác nhau để khám phá cơ hội nghề nghiệp cả ở Việt Nam và nước ngoài. Đôi bên phải gặp gỡ ít nhất một tiếng mỗi bốn tuần trong suốt kỳ cố vấn nghề nghiệp kéo dài 12 tuần”.
Sinh viên RMIT Việt Nam thể hiện ý tưởng và dự án của mình với nhà tuyển dụng tại Đêm giao lưu kết nối gần đây
Sinh viên còn có cơ hội bước khỏi vùng an toàn của bản thân và thể hiện trước các chuyên gia ở những Đêm giao lưu với doanh nghiệp mà trường thường xuyên tổ chức.
Trong hai đêm giao lưu vừa được tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM, đại diện của hơn 100 doanh nghiệp có tiếng đã đến tham dự sự kiện và tạo điều kiện cho hơn 200 sinh viên “vượt qua những e dè ban đầu, trình bày ý tưởng cũng như dự án của mình một cách rõ ràng với nhà tuyển dụng tiềm năng, và chủ động nói chuyện với khách mời để tìm kiếm cơ hội phỏng vấn xin việc”.
Ngoài ra, chương trình Thực tập sinh của trường cũng nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của doanh nghiệp với gần 600 vị trí thực tập hằng năm cho sinh viên.
Sinh viên RMIT Việt Nam tìm kiếm cơ hội thực tập tại một sự kiện tuyển dụng
Sau khi hoàn tất chương trình học, các em có thể tìm công việc toàn thời gian hoặc vị trí thực tập từ Job Shop (một dạng dịch vụ giới thiệu việc làm cho sinh viên) và các Ngày tuyển dụng. Năm nay, trường tập trung hơn vào việc kết nối sinh viên năm cuối với các nhà tuyển dụng có tiếng, nên từ đầu năm đến nay đã có tổng cộng sáu Ngày tuyển dụng với sự tham gia của 20 doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế như Central Group, Tetra Pak, Lazada và Prudential.
“Những gì chúng tôi đang nỗ lực thực hiện tại RMIT Việt Nam là tìm nhiều cách khác nhau giúp sinh viên phát triển kỹ năng có thể chuyển đổi – những thứ giúp các em sẵn sàng cho cuộc sống và công việc tương lai”, bà Spiga kết lời.
Theo thanhnien.vn
Anh em sinh đôi ở Mỹ trúng tuyển vào Apple ngay sau tốt nghiệp
Hai chàng trai 21 tuổi khuyên ứng viên xin việc kể câu chuyện chân thật của mình, không kể chuyện mà bạn nghĩ nhà tuyển dụng muốn nghe.
Cameron và Tyler Haberman, anh em sinh đôi cách nhau một phút, vừa tốt nghiệp Trường Kinh doanh Hass, Đại học California tại Berkeley. Tháng 9 năm nay, hai chàng trai 21 tuổi sẽ cùng làm việc cho Apple, công ty có giá trị bậc nhất thế giới.
Theo Business Insider, bến đỗ của anh em nhà Haberman là Chương trình Phát triển Tài chính (FDP), chương trình luân chuyển hai năm trong Apple nhằm đưa tài năng trẻ đến các bộ phận của doanh nghiệp, từ giao dịch tài chính đến bán lẻ. Hầu hết người tham gia bắt đầu từ khi là sinh viên đại học, theo chương trình thực tập 12 tuần. Sau khi tốt nghiệp, họ có thể được mời quay lại FDP của Apple để làm việc toàn thời gian.
Cặp song sinh không chỉ gây ngạc nhiên khi gia nhập Apple cùng lúc. Tyler cho biết anh đến muộn so với lịch phỏng vấn 10 phút do kẹt xe, còn Cameron gặp nhiều khó khăn sau khi bị ong cắn. Sau khi vượt qua suôn sẻ, họ chia sẻ một số mẹo phỏng vấn xin việc dành cho cho sinh viên tốt nghiệp.
Tyler (trái) và Cameron (phải) sẽ du lịch châu Âu cùng nhau trước khi đầu quân vào Apple đầu tháng 9. Ảnh: Berkeley Haas
Kể một câu chuyện hấp dẫn
Anh em nhà Haberman từng nghĩ không thuộc về môi trường công nghệ cao, do xuất thân từ tầng lớp lao động. Cả hai lớn lên ở thành phố Visalia (bang California, Mỹ), nơi nhiều thế hệ trong gia đình vẫn ở lại vùng đất đó. Giáo dục không được coi trọng ở Visalia, họ không biết kỳ thi SAT là gì cho đến khi học năm thứ hai trung học. Súng, ma túy và băng đảng tội phạm là những vấn đề chính ở đây.
Trúng tuyển Đại học California tại Berkeley nằm ngoài tưởng tượng của Tyler và Cameron. Trước đó, họ ghé thăm trường trong chuyến đi thực tế dành cho những học sinh được vinh danh.
Khoảng 20% lớp đại học là sinh viên ngoại quốc, trong khi anh em Haberman chưa bao giờ lên máy bay. Bạn bè của họ có điểm thi tốt hơn, điểm trung bình ở trường trung học cao hơn và có vẻ được gia đình chu cấp nhiều tiền hơn. Bố Tyler và Cameron là kỹ thuật viên máy tính, mẹ bán hàng tạp hóa, kinh tế gia đình không dư dả.
Tuy nhiên, hai anh em thể hiện rất xuất sắc ở Berkeley. Thành công trong học tập khiến họ ngày càng tự tin. Họ tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu, tìm được vị trí trong trường. Đam mê dành cho tài chính cũng được nuôi dưỡng trong thời gian ở đây.
Cameron, người có thể được phân biệt bằng chiếc mũi hơi gãy, cho biết hai anh em sẵn sàng cho các cuộc phỏng vấn của Apple bằng cách chuẩn bị ba câu chuyện. Họ kể về quá trình được nuôi nấng trước khi trở thành con người hiện tại, những điều tiết lộ chân thật nhất về bản thân.
"Đừng kể câu chuyện mà bạn nghĩ rằng họ muốn nghe. Hãy kể câu chuyện của bạn, bởi họ thực sự muốn nghe điều đó", Cameron nói.
Tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty
Sau khi vượt qua cuộc phỏng vấn cam go đầu tiên, anh em Haberman lấy tinh thần cho vòng hai. Với họ, không có sự chuẩn bị nào là thừa thãi.
Cả hai vào trang web của Apple, nghiên cứu kỹ để hiểu rõ hơn về giá trị và sản phẩm của công ty. Họ cũng lên trang web tìm kiếm việc làm Glassdoor, nơi mọi người chia sẻ câu hỏi từng gặp trong cuộc phỏng vấn của các công ty cụ thể. Tyler và Cameron miệt mài tập trả lời.
"Tôi nghĩ chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho mọi thứ", Cameron nói.
Cặp song sinh sát cánh bên nhau từ thời đi học. Ảnh: Berkeley Haas
Gây ngạc nhiên với nhà tuyển dụng bằng một câu hỏi
Cuối mỗi cuộc phỏng vấn, thông thường nhà tuyển dụng sẽ dành thời gian để ứng viên đưa ra thắc mắc nếu có. Anh em song sinh cho biết đây là cơ hội để thể hiện sự am hiểu của bản thân về công ty. Hoặc nếu có thể giữ cho cuộc trò chuyện tiếp tục một cách vui vẻ, ứng viên đã thể hiện được một số kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng tìm kiếm.
Đối với câu hỏi cá nhân dành cho người phỏng vấn, Cameron chia sẻ: "Tôi sẽ hỏi, Kế hoạch nghề nghiệp của ông là gì trước khi đảm nhiệm vai trò này, và kế hoạch đó thay đổi như thế nào kể từ khi ông vào công ty?".
Nếu cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp, Tyler sẽ hướng đến một số chủ đề thân mật hơn. Anh có thể hỏi người phỏng vấn định làm gì vào cuối tuần, hoặc tò mò về việc họ có thường la cà với đồng nghiệp ngoài giờ làm hay không. Mục tiêu của anh là biểu lộ những mặt thuộc về con người, không phải đưa ra các câu trả lời máy móc.
Gửi kèm đơn xin việc dù không được yêu cầu
Anh em nhà Haberman cho biết một số công ty công nghệ không yêu cầu thư xin việc trong hồ sơ. Tuy nhiên, ứng viên vẫn nên viết để thể hiện sự nghiêm túc với vị trí ứng tuyển. Hành động nhỏ này có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Thùy Linh
Theo vnexpress.net
Ai cũng có một miền kí ức không thể quên mang tên Cấp 3 Chúng ta luôn nghĩ 3 năm là một khoảng thời gian rất dài nhưng vèo một cái, ngày tốt nghiệp đã đến từ bao giờ. Hai chữ "tốt nghiệp" nghe thì đơn giản nhưng lại gắn với biết bao cảm xúc bồi hồi. Nếu nhắc đến một quãng thời gian không thể nào quên trong cuộc đời, có lẽ rất nhiều người sẽ...