Kết hợp nước chanh và tỏi giúp cải thiện huyết áp
Kết hợp nước chanh và tỏi có thể là một phương pháp tự nhiên, an toàn để giảm mức cholesterol và cải thiện huyết áp.
Một nghiên cứu từ Đại học Khoa học Y khoa Isfahan (MUI) cho thấy rằng kết hợp tỏi sống và nước chanh có thể làm giảm cholesterol và huyết áp ở những người bị tăng lipid máu – một tình trạng liên quan đến nồng độ triglyceride, cholesterol và các lipid khác trong máu.
Kết hợp tỏi sống và nước chanh có thể làm giảm cholesterol và điều hòa huyết áp. Ảnh: NHẬT LINH
Phương thuốc tự nhiên này cung cấp một giải pháp thay thế cho các loại thuốc như statin nhằm làm giảm mức cholesterol nhưng không có thêm lợi ích giảm huyết áp.
Huyết áp cao và cholesterol cao là hai trong số các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất để phát triển bệnh tim mạch. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ), khoảng 37 – 48 triệu người trưởng thành bị huyết áp cao và cholesterol cao không kiểm soát được tình trạng của họ.
Lợi ích của tỏi và nước chanh kết hợp
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tỏi có thể làm giảm mức cholesterol.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí International Journal of Preventive Medicine, các nhà nghiên cứu từ MUI đã xem xét công dụng của tỏi sống kết hợp với nước chanh có thể ảnh hưởng đến huyết áp và mức cholesterol.
Các nhà khoa học đã lấy mẫu của 112 người mắc bệnh mỡ máu cao và chia họ thành bốn nhóm. Bốn nhóm được yêu cầu ăn lượng tỏi và nước chanh khác nhau trong tám tuần.
Nhóm đầu tiên phải ăn 20 gram tỏi cộng với một muống nước chanh, nhóm 2 và 3 chỉ sử dụng tỏi hoặc nước chanh, nhóm cuối cùng không sử dụng cả hai. Ngoài ra, những người tham gia cũng phải lưu giữ hồ sơ hoạt động ăn kiêng và thể chất trong suốt tám tuần.
Dựa trên các mẫu máu được lấy trước và sau khi kết thúc xét nghiệm, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự giảm đáng kể về tổng lượng cholesterol và huyết áp trong nhóm sử dụng cả tỏi và nước chanh so với các nhóm khác.
Video đang HOT
Ngoài ra, nhóm sử dụng cả tỏi và chanh kết hợp cũng cho thấy sự giảm fibrinogen, protein trong huyết tương cần thiết cho quá trình đông máu. Nồng độ fibrinogen bất thường và các yếu tố đông máu tương tự khác có thể dẫn đến sự hình thành cục máu đông hoặc huyết khối, theo Natural News.
Tỏi như một sự thay thế tự nhiên cho statin
Điều trị cholesterol cao thường liên quan đến một nhóm thuốc gọi là statin. Những chất này làm giảm lipoprotein mật độ thấp, còn được gọi là cholesterol xấu, nồng độ cao có thể tích tụ dưới dạng mảng bám trong thành động mạch.
Tỏi và chanh – một sự thay thế tự nhiên cho statin. Ảnh: NHẬT LINH
Statin làm giảm mức cholesterol bằng cách ngăn chặn một loại enzyme gọi là HMG-CoA reductase, có liên quan đến quá trình tổng hợp cholesterol. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, statin có thể gây ra tác dụng phụ như đau cơ, tổn thương gan, thậm chí vàng da và phá hủy các tế bào cơ.
Ngoài ra, không nên sử dụng statin cho những người mắc bệnh tiểu đường và bệnh gan hoặc phụ nữ có thai và cho con bú.
Mặt khác, nghiên cứu MUI cho thấy tỏi có thể được sử dụng để giảm cholesterol.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Pennsylvania, Hoa Kỳ đã tìm thấy một hợp chất trong tỏi có tên là S -allyl cysteine hoạt động như một chất ức chế tổng hợp cholesterol mạnh. Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng hợp chất S -allyl cysteine này làm giảm thêm hoạt động của HMG-CoA reductase.
Các nghiên cứu này cho thấy rằng tỏi hoặc kết hợp với nước chanh có thể cung cấp cho chúng ta một phương pháp tự nhiên, an toàn để giảm mức cholesterol và cải thiện huyết áp, theo Natural News.
Giới bác sĩ đau đầu vì hiện tượng "cực kỳ hiếm gặp" nhưng xuất hiện ngày càng nhiều trên bệnh nhân COVID-19
"Đây là một trong những vấn đề được bàn luận nhiều nhất về dịch bệnh," Tiến sĩ Michelle Gong - trưởng khoa điều trị tích cực tại Trung tâm y tế Montefiore, New York - cho biết.
Ảnh minh họa
Hiện tượng hiếm gặp
Bệnh nhân COVID-19 của tiến sĩ Kathryn Hibbert đang có tình trạng sức khỏe xấu. Khi huyết áp của bệnh nhân giảm mạnh, tiến sĩ Hibbert cố chèn một đường truyền tĩnh mạch vào động mạch ở cổ tay bệnh nhân. Tuy nhiên, một cục máu đông đã làm nghẽn ống truyền.
Bác sĩ Hibbert thử dùng một ống khác và ống này tiếp tục bị nghẽn. Tới lần thử thứ ba, bà mới thành công.
"Hiện tượng máu đông xảy ra ngay trước mặt tôi. Gặp một lần đã là hiếm, và gặp hai lần liên tiếp là cực kỳ hiếm," tiến sĩ Hibbert nói. Hiện bà Hibbert đang là trưởng khoa điều trị tích cực (ICU) tại bệnh viện Massachusetts.
Hibbert và các bác sĩ khác đã phát hiện một số bệnh nhân nhiễm virus corona có những cục máu đông. Hiện tượng này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu máu đông đi vào tim hoặc phổi.
"Số lượng bệnh nhân COVID-19 có máu đông tôi thấy ở ICU là nhiều chưa từng có. Vấn đề máu đông dường như khá phổ biến ở các bệnh nhân nguy kịch vì virus corona," Tiến sĩ huyết học Jeffrey Laurence tại thành phố New York cho biết.
Trong một nghiên cứu công bố hồi tuần trước, Laurence và các đồng nghiệp cho biết đã khám nghiệm thi thể của 2 bệnh nhân COVID-19 và phát hiện máu đông trong phổi, ngay bên dưới bề mặt da. Họ cũng tìm thấy các cục máu đông ở dưới da của 3 bệnh nhân đang được điều trị khác.
Tại Hà Lan, một nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ xuất hiện máu đông "cao bất thường" ở các bệnh nhân COVID-19 tại ICU.
Một nhóm các chuyên gia thế giới từ hơn 30 bệnh viện mới đây đã đưa ra một kết luận tương tự: dù chưa rõ nguyên nhân tại sao, nhưng bệnh nhân COVID-19 trong tình trạng nguy kịch thường có nguy cơ xuất hiện máu đông.
"Đây là một trong những vấn đề được bàn luận nhiều nhất về dịch bệnh," Tiến sĩ Michelle Gong - trưởng khoa điều trị tích cực tại Trung tâm y tế Montefiore, thành phố New York - cho biết.
Tại Montefiore, các bác sĩ đã bắt đầu cho bệnh nhân COVID-19 sử dụng thuốc chống đông máu để ngăn chặn máu đông. Không phải tất cả các bệnh viện đều thực hiện việc này, nhưng nhiều bác sĩ cũng bắt đầu quan tâm tới hiện tượng máu đông.
Tiến sĩ Todd Rice - phó giáo sư y khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, Nashville - nói: "Đó là điều bất thường, và chúng tôi đang phân vân không biết liệu có phải đông máu là một trong những lí do gây tử vong ở bệnh nhân hay không".
Khó khăn trong điều trị
Mặc dù sử dụng liều thấp các loại thuốc chống đông máu có thể giúp bệnh nhân tránh khỏi nguy cơ, nhưng không có nghĩa rằng chúng có thể ngăn hoàn toàn khả năng bị đông máu. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc chống đông máu liều cao, bệnh nhân có thể bị chảy máu không ngừng và cũng gây ra tử vong.
Vấn đề này đã trở thành câu hỏi hóc búa đối với các bác sĩ. Một số bệnh nhân có thể cần sử dụng thuốc chống đông máu liều cao khi các bài xét nghiệm máu cho thấy họ có nguy cơ cao bị đông máu.
Các bác sĩ tại Harvard đang đề xuất nghiên cứu trên quy mô lớn về việc sử dụng thuốc chống đông máu ở các bệnh nhân COVID-19.
Chuyên gia huyết học Laurence nói ông muốn tìm hiểu nguyên nhân căn bản của hiện tượng này.
"Chúng tôi muốn ngăn chặn tác nhân gây đông máu. Nhiều bệnh nhân đang bị đông máu quá mức và chúng tôi muốn giải quyết vấn đề này".
Tiến sĩ Hibbert cho biết bà vẫn đang chờ đợi ngày có nghiên cứu chứng minh tại sao bệnh nhân COVID-19 lại có hiện tượng bị đông máu, và giải pháp cho tình trạng này là gì.
"Đây là một trong những thách thức trong việc điều trị cho bệnh nhân nguy kịch. Chúng tôi phải cố gắng quyết định xem liệu đây có phải tình trạng hiếm gặp hay là một xu hướng thường thấy và cần phải thay đổi cách điều trị trên quy mô lớn," bà nói.
Tất Đạt
Kiểm soát bệnh cao huyết áp với loại trái cây dễ tìm Hàm lượng kali cao trong chanh giúp chúng ta có một giấc ngủ ngon hơn và giảm căng thẳng, từ đó có thể giữ cho huyết áp trong phạm vi bình thường. Ảnh minh họa Theo Boldsky, chanh rất giàu vitamin C, chất xơ và nhiều hợp chất khác rất có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Chúng có thể giúp cải...