Kết cục của điệp viên từng làm việc với Apple
Andrey Shumeyko đóng vai trò điệp viên hai mang cho cả Apple và cộng đồng bẻ khóa các thiết bị của táo khuyết.
Trong hơn một năm, một thành viên tích cực của cộng đồng buôn bán các tài liệu và thiết bị nội bộ Apple hoạt động như một “điệp viên hai mang”.
Andrey Shumeyko, người có biệt danh “YRH04E” hoặc “JVHResearch” trên Internet, đã đánh cắp thông tin nội bộ và các thiết bị của Apple để đem bán trên Twitter và Discord. Thế nhưng, các thành viên trong cộng đồng không biết rằng Shumeyko cũng cung cấp cho bộ phận an ninh của Apple về những vụ rò rỉ thông tin.
Nhân vật có tiếng trong giới tin mật Apple
Mối quan hệ giữa Shumeyko và Apple bắt đầu sau khi anh cảnh báo cho đội chống rò rỉ tin tức của hãng, được gọi là Đội an ninh toàn cầu, về một vụ lừa đảo nhắm vào nhân viên Apple Store năm 2017. Sau đó, anh nối lại mối quan hệ khi nói với nhóm an ninh về các phần mềm nhạy cảm trên một chiếc iPhone 11 bị đánh cắp vào tháng 5/2020.
Chiếc iPhone này được cài sẵn phiên bản ban đầu của iOS 14 dành cho nhân viên nội bộ sử dụng, trước khi công bố tại WWDC sau đó một tháng. Những phiên bản này có thể bị lợi dụng để phát triển những bản mở khóa (jail-break) của iOS. Đây là một trong những sự cố nghiêm trọng nhất đối với đội ngũ an ninh của Apple.
Andrey Shumeyko nhiều lần cung cấp thông tin cho Apple về những vụ rò rỉ thiết bị.
Shumeyko đã gửi cho Apple một bản danh sách bao gồm số điện thoại, ID WeChat và vị trí của 3 người quảng cáo và bán những nguyên mẫu iPhone trên cộng đồng Twitter. Một trong 3 người này sau đó đã bị Apple kiện.
Vì thông tin mà Shumeyko cung cấp rất quý giá, nên đội an ninh của Apple tiếp tục giữ liên lạc với anh trong hơn một năm sau. Tìm kiếm những “tay trong” là cách mà đội chống rò rỉ của Apple, được cho là có cả những cựu nhân viên của CIA và FBI, có được thông tin sớm nhất để ngăn chặn tin tức về thiết bị mới hay những phiên bản phần mềm nội bộ lọt ra ngoài.
Shumeyko hoạt động tích cực trong những cộng đồng rò rỉ thông tin sản phẩm Apple. Không một ai nghi ngờ anh cũng đồng thời tuồn thông tin cho Táo khuyết.
“Họ tin tưởng tôi, thấy tôi cũng dễ mến, nên tôi có thể tận dụng tình cảm đó. Tôi rất tiếc vì đã tham gia chuyện này trong quá khứ, và sẽ cố gắng tối đa để có thể thanh thản”, Shumeyko viết trong một email trao đổi với nhân viên an ninh của Apple.
“Anh ta thực sự nắm nhiều thông tin nội bộ của Apple. Tôi nghĩ anh ấy được cộng đồng tin tưởng vì có nhiều thông tin gốc”, một nhân vật trong nghề chia sẻ với Vice .
Vice cho biết Shumeyko cung cấp bằng chứng là nhiều email trao đổi giữa anh và đội an ninh của Apple. Họ xác nhận đây những email anh nhận được đúng là được gửi từ máy chủ của Apple.
Apple cảm ơn, nhưng kiên quyết không chi tiền
Shumeyko bày tỏ anh muốn giúp Apple để cảm thấy thanh thản sau nhiều năm rò rỉ tin tức của Apple và kiếm tiền từ những giao dịch bất hợp pháp. Anh cũng muốn nhận được tiền hỗ trợ từ Apple khi làm việc “hai mang”.
“Tôi nảy ra ý định sau tin đồn rằng vụ khám xét nhà phóng viên làm rò rỉ mẫu iPhone 4 thực chất do Apple chỉ đạo. Tôi nghĩ rằng kết tội một người làm lộ thông tin mật là không khó, và tôi có thể nhận được phần thưởng kha khá để làm lại cuộc đời”, Shumeyko nói với Vice .
Nguyên bản các mẫu iPhone là vật phẩm giao dịch có giá trị cao trên thị trường.
Vào tháng 6/2020, Shumeyko tiếp tục thông báo với Apple về trường hợp nhân viên của hãng tại Đức. Nhân viên này bị cáo buộc chào bán tài khoản nội bộ của Apple được sử dụng để truy cập email công ty và các tài liệu bị giới hạn truy cập. Shumeyko tiết lộ anh vẫn giữ liên lạc với nhân viên này cho đến khi anh ta bị sa thải.
Video đang HOT
Tuy cung cấp thông tin nhiều lần, anh không hề biết Apple xử lý những tin tức đó như thế nào. Điều đó khiến Shumeyko hoang mang, không biết mình có nên tiếp tục hợp tác, cung cấp tin mật tiếp hay được bảo vệ như nguồn tin không. Đáp lại, nhân viên Apple liên lạc với anh luôn cảm ơn và nhờ anh cung cấp thêm tin tức, nhưng không nhắc gì đến thù lao.
“Bây giờ tôi có cảm giác hủy hoại ai đó mà chẳng để làm gì”, anh chia sẻ nỗi niềm khi tiết lộ về vụ việc của nhân viên Apple tại Đức.
Sau nhiều tuần không nhận được sự hỗ trợ của Apple, anh đã cố tình tiết lộ thông tin rò rỉ về Apple Maps từ nhân viên nội bộ cho trang 9to5Mac . Vài năm trước, Shumeyko từng bán thông tin về iPad Pro cho một cây viết của trang web này với giá 500 USD.
Những chiếc iPhone bản mẫu thường được cộng đồng bẻ khóa săn đón, vì chúng chạy phiên bản iOS nội bộ có thể xâm nhập dễ hơn.
“Tôi biết điều đấy rất tệ. Và tôi xin lỗi”, Shumeyko ngay lập tức hối hận và liên hệ với nhân viên của Apple.
“Trong tương lai, nếu anh muốn đăng bất cứ điều gì, vui lòng tham khảo ý kiến của chúng tôi. Vui lòng hiểu rằng mục tiêu của chúng tôi là bảo vệ Apple. Tất cả hành động của chúng tôi đều dựa trên mục đích làm những gì tốt nhất cho công ty, nhân viên và khách hàng (mà anh là một trong số đó). Do đó, sự trợ giúp của anh là rất quan trọng đối với công ty”, nhân viên Apple phản hồi.
“Tôi chẳng vui vẻ chút nào”
Sau một năm làm việc với Apple, những liên lạc giữa Shumeyko và nhân viên của hãng ngày càng ít, giờ đây gần như không còn. Theo Shumeyko, lần cuối anh nhận được tin từ Apple là vào ngày 15/7.
“Tôi nói ra chuyện này vì giờ đây tôi nhận ra rằng trong mối quan hệ này, tôi chưa bao giờ được coi trọng”, Shumeyko chia sẻ.
Shumeyko cho biết mình vẫn gặp khó khăn về tài chính. Anh phải rao bán dữ liệu nội bộ của Apple trên Twitter để kiếm tiền.
“Tôi chẳng vui vẻ chút nào, nhưng giờ tôi đang thiếu tiền. Tôi có nhiều thứ phải lo hơn ngoài Apple”, Shumeyko chia sẻ trong cuộc trò chuyện gần đây.
Andrey Shumeyko vẫn đang bán dữ liệu Apple để kiếm sống.
Trong khi đó, một trong những người quen của Shumeyko cho rằng mọi người sẽ nghi ngờ và khó cởi mở với anh hơn, sau khi anh tiết lộ mối quan hệ với Apple.
“Tôi nghĩ rằng bạn không thể kể câu chuyện về dữ liệu rò rỉ của Apple một cách công khai và an toàn. Những sự kiện kiểu này chỉ khiến tăng sự thù địch trong cộng đồng mà thôi”, người này chia sẻ.
Chính phủ Trung Quốc từng 'dời' một ngọn núi để phục vụ Apple
Trong lúc khảo sát địa điểm, đối tác sản xuất của Apple chỉ vào ngọn núi nhỏ phía xa, nói rằng nhà máy sẽ xây dựng ở đó. Chính phủ Trung Quốc đã "dời" ngọn núi ấy để phục vụ Apple.
Từ khi thành lập dây chuyền đầu tiên tại Trung Quốc vào đầu những năm 2000, Apple đã mở rộng quy mô sản xuất, biến đất nước này trở thành trung tâm cung ứng thiết bị cho công ty trên toàn cầu.
Tuy nhiên, chuyên gia Doug Guthrie nhận định sự phụ thuộc quá lớn có thể gây khó khăn cho Táo khuyết trước những yêu cầu từ chính phủ Trung Quốc.
Guthrie là một trong những chuyên gia hàng đầu về thiết lập quan hệ làm ăn với Trung Quốc. Năm 2014, Guthrie gia nhập Apple để tư vấn hoạt động của công ty tại Trung Quốc.
Cảm nhận các công ty phương Tây sẽ gặp khó tại Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình, Guthrie cho rằng Apple có thể là một trong những mục tiêu lớn nhất. Đa số sản phẩm Apple được lắp ráp tại Trung Quốc. Đất nước này cũng là thị trường lớn thứ 2 của Táo khuyết trên toàn cầu.
"Các vị có hiểu Tập Cận Bình là ai không? Có nghe những gì đang diễn ra ở đây không?" là các câu hỏi Guthrie đưa ra trong buổi họp với các lãnh đạo Apple. Ông đã giải thích kỹ các rủi ro mà Apple có thể đối mặt khi vẫn phụ thuộc vào chuỗi cung ứng Trung Quốc.
Apple nhượng bộ Trung Quốc
Trên thực tế, nhiều công ty Mỹ như Apple, Nike đã đối mặt tình cảnh khó khăn dưới thời ông Tập. Dù hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc vẫn sinh lời, những yêu cầu, chính sách được ban hành đang làm khó các doanh nghiệp Mỹ.
Samm Sacks, chuyên gia về Trung Quốc tại tổ chức New America Foundation cho rằng các công ty phương Tây thường xuyên gặp khó khi kinh doanh tại Trung Quốc. Những thách thức luôn hiện hữu và thay đổi theo thời gian.
Trung tâm dữ liệu mới của Apple tại Quý Dương (Trung Quốc) dùng để lưu trữ thông tin người dùng iCloud nước này.
Tương tự nhiều công ty Mỹ, Apple dễ dàng bị ảnh hưởng bởi chính sách của chính phủ Trung Quốc. Giữa tháng 5, bài viết trên New York Times cho thấy nhằm tuân thủ quy định mới về an ninh mạng của Trung Quốc, Apple đã chấp nhận xây dựng trung tâm dữ liệu tại Quý Dương để lưu trữ thông tin người dùng iCloud tại nước này.
Theo Apple, dữ liệu người dùng iCloud khi chuyển sang máy chủ địa phương sẽ được đảm bảo an toàn, kiểm soát theo quy trình bảo mật nghiêm ngặt. Tuy nhiên, bài báo khẳng định hãng đã "nhường phần lớn quyền kiểm soát cho chính phủ Trung Quốc".
Trả lời báo chí, Apple bác bỏ nhận định để mặc dữ liệu người dùng cho chính phủ Trung Quốc.
"Chúng tôi chưa bao giờ xâm phạm sự bảo mật của người dùng, cũng như dữ liệu của họ tại Trung Quốc hay bất cứ nơi nào", phát ngôn viên của Apple cho biết ông Guthrie chỉ là nhân viên bậc trung, không chịu trách nhiệm ban hành chính sách tại Apple. Ông đã rời Táo khuyết vào năm 2019.
Tiềm năng và sự phụ thuộc vào Trung Quốc
Khi còn là sinh viên năm 2, chuyên ngành Kinh tế học tiếng Quan Thoại tại Đại học Chicago, Guthrie tạm dừng việc học, vay tiền từ gia đình rồi chuyển sang Đài Loan. Tại đây, ông tham gia đạp xe cùng câu lạc bộ mỗi sáng, học tiếng Quan Thoại rồi dạy tiếng Anh vào buổi chiều.
Sau khi lấy bằng tiến sĩ tại Đại học California, Guthrie tham gia giảng dạy ở Đại học New York vào năm 1997. Nhờ những nghiên cứu về tiềm năng kinh tế của Trung Quốc, Guthrie được nhiều công ty tìm đến để nhờ tư vấn.
Apple mở rộng dây chuyền tại Trung Quốc bằng nhà máy sản xuất iPod, dòng sản phẩm bán chạy của hãng vào đầu những năm 2000.
Thời điểm đó, Trung Quốc đang chuyển hướng từ đất nước sản xuất đồ chơi, giày tennis sang xe hơi và máy tính. Chính phủ nước này thường yêu cầu các công ty nước ngoài chia sẻ công nghệ, đổi lấy quyền tiếp cận nguồn lao động và khách hàng.
Để ngăn chặn điều đó, Guthrie và những chuyên gia khác đã thúc đẩy việc kết nạp Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Năm 2001, Trung Quốc là thành viên của tổ chức.
Cùng năm đó, Apple mở dây chuyền sản xuất tại Trung Quốc. Dù chỉ hoạt động với quy mô nhỏ, các lãnh đạo Apple nhanh chóng nhận ra tiềm năng tại đất nước này.
Năm 2004, Apple mở rộng dây chuyền tại Trung Quốc bằng nhà máy sản xuất iPod, sản phẩm ăn khách của hãng vào thời điểm ấy. Trong lúc khảo sát địa điểm, lãnh đạo đối tác sản xuất của Apple chỉ vào ngọn núi nhỏ phía xa, nói rằng nhà máy sẽ xây dựng ở đó. Các giám đốc Apple có phần bối rối, nhưng nhà máy cần xây dựng và hoạt động sau 6 tháng.
Chưa đầy một năm sau, các giám đốc Apple trở lại Trung Quốc. Nhà máy đang hoạt động và ngọn núi biến mất. Chính phủ Trung Quốc đã "dời" ngọn núi ấy để phục vụ Apple.
Trong nhiều năm sau, Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD để thiết lập chuỗi cung ứng cho Apple, hỗ trợ tuyển dụng công nhân và xây nhà máy. Hiện nay, đa số iPhone, iPad và máy tính Mac của Apple được lắp ráp tại Trung Quốc.
Sau khi nghỉ việc tại Trường Kinh doanh Đại học George Washington vào năm 2014, Guthrie làm việc cho Apple, tư vấn về hoạt động của công ty tại Trung Quốc. Dự án nghiên cứu đầu tiên của Guthrie liên quan đến chuỗi cung ứng.
CEO Apple Tim Cook bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Khi mới làm việc, Guthrie cho biết các lãnh đạo Apple nhận thấy sự phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc nên muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Ấn Độ và Việt Nam là 2 quốc gia được cân nhắc, nhưng Guthrie cho rằng đó không phải sự thay thế phù hợp.
Dù chính phủ Việt Nam cởi mở hợp tác, Guthrie nhận thấy lượng công nhân tại đây chưa đủ nhiều. Trong khi đó, Ấn Độ đông dân nhưng yếu tố liên quan đến bộ máy chính quyền khiến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy trở nên phức tạp.
Nhiều dây chuyền sản xuất, là đối tác của Apple đã được mở tại Việt Nam, Ấn Độ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, CEO Tim Cook từng công khai tuyên bố chuỗi cung ứng của họ vẫn sẽ tập trung tại Trung Quốc.
Đối với Guthrie, lập trường trên dễ khiến Apple gặp nguy hiểm, đặc biệt khi chính phủ Trung Quốc nhiều lần gây sức ép lên các doanh nghiệp Mỹ. Năm 2014, nước này ra chính sách giới hạn tỷ lệ lao động tạm thời trong lực lượng nhân công của một nhà máy xuống 10%. Từ ngày đầu tiên áp dụng, Apple và các nhà cung ứng đã vi phạm quy định.
Guthrie cho biết các lãnh đạo Apple lo lắng và bối rối. Họ biết công ty không thể tuân thủ quy định do lao động tạm thời rất cần để đáp ứng thời điểm nhu cầu mua sắm tăng.
"Bạn được cho là không tuân thủ quy định. Họ làm vậy không phải để đóng cửa nhà máy của bạn, mà để bạn nhận ra họ muốn gì rồi tìm giải pháp đáp ứng", Guthrie cho biết.
Lời cảnh báo thành sự thật
Guthrie đã giải thích cặn kẽ rủi ro của Apple khi tập trung quá nhiều dây chuyền sản xuất tại Trung Quốc. Sự phụ thuộc ấy khiến công ty có rất ít đòn chống đỡ.
Trên thực tế, Apple đã "vật lộn" với nhiều yêu cầu từ chính phủ Trung Quốc. Có thời điểm họ muốn Apple cung cấp mã nguồn bảo mật của iPhone, nghĩa là phải tạo ra "cửa hậu" cho phép nhà chức trách vượt qua lớp bảo mật.
Trung Quốc mang đến thị trường kinh doanh lớn cho Apple, nhưng sự phụ thuộc quá nhiều vào đất nước tỷ dân đã gây nên tình thế khó xử cho Táo khuyết.
Một lãnh đạo tiết lộ Apple đã bác bỏ yêu cầu, đồng thời giải thích với chính phủ Trung Quốc rằng họ không cần dữ liệu người dùng.
Apple còn phải chú ý đến thứ hạng trong danh sách công ty có trách nhiệm xã hội được Trung Quốc công bố thường niên. Năm 2017, hãng đã chia sẻ báo cáo về những đóng góp tại Trung Quốc. Các lãnh đạo Apple đã vui mừng khi báo cáo được chính phủ Trung Quốc khen ngợi.
Điểm số trách nhiệm xã hội của Apple tại Trung Quốc tăng đều đặn. Từ năm 2016 đến 2020, thứ hạng của Apple nhảy từ 141 lên 30 trên tổng số các doanh nghiệp hoạt động tại đất nước tỷ dân.
Tuy nhiên, không phải lúc nào Apple cũng thành công trong việc từ chối các yêu cầu của chính phủ Trung Quốc. Ví dụ, Tim Cook đã đồng ý lưu trữ dữ liệu người dùng trên máy chủ được vận hành bởi chính quyền Trung Quốc. Ngoài ra, thiết bị phần cứng gọi là "chìa khóa" giải mã dữ liệu iCloud cũng được đặt ở Trung Quốc, không phải Mỹ.
Cảnh báo của Guthrie đã đúng. Trung Quốc mang đến thị trường kinh doanh lớn cho Apple, nhưng sự phụ thuộc quá nhiều vào đất nước tỷ dân đã gây ra tình thế khó xử cho Táo khuyết.
Apple tung chiêu marketing "đi vào lòng đất", tưởng đơn giản mà hiệu quả, hoá ra lại khiến người dùng "sôi máu" thế này? Không rõ đây là chủ ý thực sự của Apple, hay người dùng chỉ đang làm quá mọi thứ lên? "Táo Khuyết" dưới triều đại của Tim Cook vẫn luôn là một hãng sản xuất cực kỳ khôn khéo trong việc xây dựng thương hiệu của mình trong mắt công chúng. Người dùng có thể không để ý nhưng trong mọi sự kiện...