Ken Robinson: Theo đuổi trường phái phát triển khả năng sáng tạo
Ken Robinson là một trong những nhà nghiên cứu giáo dục Anh nổi tiếng và có uy ín nhất thế giới. Ông từng đưa ra luận điểm: “Nhà trường phổ thông giết chết sự sáng tạo”.
Nhà nghiên cứu Ken Robinson.
Quan điểm này của ông đã trở thành một hiện tượng, được hơn 300 triệu người trên thế giới thảo luận. Những năm vừa qua, Robinson đã xuất bản một số cuốn sách như: “Giáo dục chống lại tài năng”, “Thiên chức” và “Tìm kiếm thiên chức của mình”. Xin trân trọng giới thiệu một số luận điểm chính của Ken Robinson.
Không đáp ứng những thách thức của thời đại
Hầu như toàn bộ hệ thống giáo dục trên thế giới được xây dựng để đáp ứng những thách thức của thế kỷ trước, thời đại công nghiệp hóa. Trong khi đó, các hình thức lao động mới ngày càng dựa vào trình độ kiến thức cao của các chuyên gia, cũng như tư tưởng sáng tạo và đổi mới. Thế giới của công nghệ hiện đại đòi hỏi khả năng trí tuệ hoàn toàn khác so với những nhu cầu của mô hình xã hội công nghiệp.
Quan niệm cho rằng, giữa giáo dục phổ thông và việc làm sau đó tồn tại mối quan hệ tuyến tính buộc các trường phổ thông ưu tiên những môn học cần thiết nhất cho nền kinh tế. Nhưng trong thế kỷ 21, việc làm và năng lực cạnh tranh hoàn toàn phụ thuộc vào những phẩm chất mà hệ thống nhà trường đang kìm hãm bằng mọi cách. Chúng ta đang sống trong một xã hội được hình thành bởi những tư tưởng, niềm tin và giá trị của trí tưởng tượng và văn hóa của con người. Nhận thức tiềm năng sáng tạo thể hiện sự tìm kiếm thiên chức của mình. Giáo dục phải giúp chúng ta tìm ra thiên chức đó. Hiện, có quá nhiều người sống cả đời mà không phát hiện ra tài năng của mình.
Xem xét lại các nguyên tắc dạy học cơ bản
Khả năng sáng tạo hiện nay cũng quan trọng như sự biết đọc, biết viết và chúng ta phải cung cấp cho nó một vị thế.
Ở trường phổ thông, có thể bạn hơi bị đánh lạc hướng khỏi những môn học mà bạn thích thú, bởi vì chúng không bao giờ trở thành nghề của bạn: “Đừng học nhạc, bạn không bao giờ trở thành nhạc sĩ, đừng học vẽ, bạn không bao giờ trở thành họa sĩ”. Lời khuyên tốt đấy, nhưng, sai: Thế giới của chúng ta đang biến đổi từng ngày.
Video đang HOT
Chương trình giảng dạy nghèo nàn, không cân đối đẻ ra một nền giáo dục nghèo nàn, không cân đối.
Chương trình phải tạo ra vị thế bình đẳng và những điều kiện như nhau để phát triển các môn đọc và làm tính, khoa học tự nhiên với khoa học nhân văn, nghệ thuật cũng như giáo dục thể chất. Ngôn ngữ và toán học cung cấp nhiều thứ hơn là kiến thức về ngôn ngữ với kỹ năng tính toán. Việc học ngôn ngữ phải bao gồm văn học, khả năng hùng biện và kỹ năng lắng nghe. Một khi các môn học cơ bản này đã được nắm vững, toán học sẽ mở đường tới các lĩnh vực vô cùng trừu tượng và ngôn ngữ triết học của khoa học và công nghệ.
Nhiều người từ chối học những gì mình yêu thích vì lý do tài chính, cố tình lựa chọn các lĩnh vực hoạt động không thích nhưng mang lại thu nhập. Tuy nhiên, nhiều công việc đem lại cho bạn thu nhập hôm nay có thể dễ dàng đánh mất ý nghĩa trong thập kỷ sau. Nếu bạn không bao giờ học cách suy nghĩ sáng tạo và khám phá khả năng thực sự của mình, thì lúc đó bạn sẽ làm gì? Cụ thể hơn, con cái chúng ta sẽ làm gì, nếu chúng ta tiếp tục chuẩn bị cho chúng vào đời bằng mô hình giáo dục cũ, cản trở việc tìm tòi và sáng tạo?
Đánh mất khả năng phạm sai lầm
Trẻ em không sợ sai lầm, chính vì thế các em rất mạnh dạn trong sáng tạo, nhưng hệ thống giáo dục đương đại được xây dựng trên cơ sở không chấp nhận sai lầm. Kết quả là con người đánh mất khả năng phạm sai lầm và cùng với nó, mất khả năng
sáng tạo.
Sáng tạo là quá trình tạo ra những ý tưởng độc đáo có giá trị. Có thể sáng tạo trong bất kỳ lĩnh vực nào cần đến trí tuệ. Đó có thể là âm nhạc, vũ đạo, sân khấu, toán, khoa học, kinh doanh, mối quan hệ với người khác, vì trí thông minh của con người rất đa dạng và con người có thể sáng tạo theo nhiều cách rất khác nhau.
Có biết bao đứa trẻ rời khỏi bốn bức tường của nhà trường phổ thông và trở thành những con người thiếu tự tin, thất vọng về bản thân, coi mình là kẻ vô dụng và bất tài? Các em đang mất phương hướng và không biết làm gì tiếp theo. Bởi những gì các em yêu thích và có khả năng thường không được đánh giá cao ở nhà trường
phổ thông.
Vai trò của học sinh và người thầy
Nguồn lực con người giống tài nguyên thiên nhiên ở chỗ nó nằm sâu bên trong, cần được khai phá, và phải tạo điều kiện để nó thể hiện.
Không một cuộc thi nào, không một chương trình máy tính nào có thể phát hiện những đặc điểm tinh tế nhất của sở thích cá nhân giúp phân biệt hứng thú bình thường với niềm đam mê cháy bỏng tiềm ẩn trong con người. Chỉ người thầy giàu kinh nghiệm mới có thể làm được điều đó.
Một chức năng khác của người thầy là khích lệ HS. Người thầy giúp chúng ta tin tưởng vào khả năng của mình. Họ ở bên cạnh để nhắc nhở chúng ta về những gì chúng ta đã biết và những gì chúng ta có thể đạt được, nếu chúng ta tiếp tục làm việc chăm chỉ.
Giáo viên là một nghề cực kỳ sáng tạo
Một lớp học ở Phần Lan.
Nếu bạn biết khơi dậy sự tò mò ở HS, các em sẽ học tập mà không cần hỗ trợ thêm. Nhận thức là lẽ đương nhiên đối với trẻ em.
Khó khăn ở chỗ phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay không tập trung vào việc dạy và học, mà vào thi cử. Thay vì sự tò mò, ham hiểu biết chúng ta có một nền văn hóa bằng lòng. Cả HS lẫn GV được đào tạo để làm theo các bài mẫu hơn là đánh thức sức mạnh của trí tưởng tượng và sự tò mò.
Các phương pháp truyền thống tập trung vào việc giảng dạy hình thức cho cả lớp và học bằng cách ghi nhớ các sự kiện. Trong khi đó, các phương pháp học tập tích cực khuyến khích HS tự học, tự nghiên cứu các chủ đề mà các em quan tâm và đưa ra ý tưởng của riêng mình.
Trong dạy học sáng tạo, GV khuyến khích thử nghiệm, tìm tòi và sẵn sàng phạm sai lầm, khuyến khích thể hiện các ý tưởng và cảm xúc cá nhân, suy nghĩ mới mẻ, phát triển vai trò của trực giác, khuyến khích HS đưa ra giả thuyết và đánh giá các ý tưởng trên tinh thần phê phán.
Giáo dục đại học được đánh giá quá cao
Chúng ta bị ám ảnh bởi nguyện vọng vào học các trường ĐH. Tôi không nói rằng không cần học ĐH, nhưng thực ra không phải ai cũng cần và chắc chắn không phải ai cũng cần học ĐH ngay. Có thể vào ĐH muộn hơn, không phải ngay lập tức.
Thực ra, GD ĐH hiện nay ít giá trị hơn nhiều so với trước đây. Hiện nay, có quá nhiều người có bằng ĐH. 30 năm gần đây, dân số hành tinh đã tăng gấp đôi và đến giữa thế kỷ này, có thể lên tới 9 tỷ người. Trong 30 năm tới, số người có trình độ ĐH sẽ nhiều hơn so với từ thời kỳ đầu của lịch sử nói chung.
Trường Đại học "treo thưởng" thiết kế áo lớp lên đến 2 tỉ đồng
Đại học FPT Cần Thơ vừa khởi động Cuộc thi thiết kế áo lớp FUniform với giải thưởng lên đến 2 tỉ đồng.
Lễ ký kết giữa ĐH FPT Cần Thơ và Công ty Ngôi Sao Xanh khởi động Cuộc thi thiết kế áo lớp FUniform.
Cuộc thi được đồng hành giữa Đại học FPT Cần Thơ và Công ty Ngôi Sao Xanh, nhằm tạo ra sân chơi dành cho các học sinh THPT.
Cuộc thi thiết kế đồng phục FUniform hứa hẹn là không gian để các học sinh được phát huy khả năng sáng tạo, gắn kết tập thể lớp và lưu giữ những khoảnh khắc thanh xuân đẹp nhất.
Theo thầy Trần Thanh Danh, đại diện Trường Đại học FPT Cần Thơ: "Trong năm nay, Trường Đại học FPT Cần Thơ phối hợp cùng Công ty Ngôi Sao Xanh tổ chức cuộc thi thiết kế đồng phục FUniform. Thông qua cuộc thi, nhà trường muốn tạo sân chơi để các bạn học sinh lưu giữ những khoảnh khắc tươi đẹp của thời học sinh.
Cuộc thi sẽ diễn ra trong 2 vòng: Thiết kế đồng phục và Chụp ảnh kỷ yếu cùng đồng phục do chính các bạn sáng tạo. Bên cạnh giải thưởng tiền mặt, nhà trường còn trao tặng các suất học bổng cho các bạn học sinh có nguyên vọng đăng ký chuyên ngành Thiết kế đồ hoạ trong năm 2021 cũng như nhiều phần quà hấp dẫn khác".
Cuộc thi thiết kế đồng phục FUniform với tổng giá trị giải thưởng hơn 2 tỉ đồng. Đây sẽ là sân chơi để các học sinh THPT phát huy tính sáng tạo, gắn kết tập thể và lưu giữ những ký ức đẹp của tuổi học trò.
STEM, tại sao không? Xu hướng giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo cho trẻ em đang được sử dụng ở hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, nhiều năm gần đây, giáo dục STEM cũng được ngành Giáo dục quan tâm, thực hiện thí điểm để nhân...